Chuẩn 802.16e hỗ trợ TDD và FDD bán song công, tuy nhiên phê chuẩn WIMAX di động đưa ra lần đầu tiên chỉ có TDD. Với những phát hành sắp tới, WIMAX Forum sẽ đề cập đến FDD cho các thị trường xác định-nơi mà các yêu cầu ổn định phổ cục bộ sẽ hoặc kế thừa TDD hoặc sẽ triển khai FDD.
Đối với các vấn đề nhiễu, TDD không yêu cầu sự đồng bộ ở diện rộng, trái lại TDD sẽ ưu tiên chế độ song công bởi các lý do:
• TDD cho phép điều chỉnh tỉ lệ UL/DL để hỗ trợ hiệu quả lưu lượng không đối xứng giữa đường xuống và đường lên (với FDD thì tỉ lệ đường xuống và đường lên là không đổi và thường là bằng băng thông của đường xuống và đường lên).
• TDD đảm bảo sự trao đổi kênh để: hỗ trợ khả năng điều chỉnh đường truyền, MIMO và các công nghệ anten vòng kín cao cấp khác.
• Không như FDD yêu cầu một cặp kênh, TDD chỉ yêu cầu một kênh đơn cho cả đường lên và đường xuống đem lại khả năng điều chỉnh linh động sự cấp phát tần số toàn cục.
• Các thiết kế bộ thu phát để triển khai TDD cũng ít phức tạp và ít tốn kém hơn.
Hình 2.9: Cấu trúc khung WIMAX OFDMA.
Hình 14 mô tả cấu trúc khung OFDM ở chế độ TDD. Mỗi khung được chia thành các khung con hướng xuống (DL) và hướng lên (UL) bởi bộ phát/thu và thu/phát (TTG và RTG ) để tránh xung đột giữa hướng lên và hướng xuống. Trong một khung, thông tin điều khiển 37ong để đảm bảo hoạt động hệ thống được tối ưu:
• Phần đầu khung (Preamble): là biểu tượng OFDM đầu tiên của khung 37ong để đồng bộ.
• Tiêu đề điều khiển khung (FCH): FCH nằm sau phần mở đầu khung. Nó cho biết thông tin cấu hình khung như độ dài bản tin MAP, nguyên lý mã hoá và các kênh con khả dụng.
• DL-MAP và UL-MAP: DL-MAP và UL-MAP cho biết cấp phát kênh con và
các thông tin điều khiển khác lần lượt cho các khung con DL và UL.
• Sắp xếp UL: kênh con sắp xếp cho UL được cấp phát cho trạm di động MS để
thực hiện điều chỉnh: thời gian vòng kín, tần số và công suất cung cấp cũng như yêu cầu băng thông.
• UL CQICH: kênh UL CQICH cấp phát cho MS để phản hồi trạng thái kênh.
• UL ACK: kênh UL ACK cấp cho MS để xác nhận phản hồi DL HARQ.