KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu SKKN DẠY HỌC TÍCH CỰC QUA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 11 (Trang 25 - 28)

1. Kết luận:

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại diễn ra cuộc chạy đua quyết liệt về khoa học công nghệ giữa các quốc gia. Trong bối cảnh quốc gia nào không phát triển được năng lực khoa học công nghệ của mình thì quốc gia ấy khó tránh được sự tụt hậu, chậm phát triển. Do vậy một nền giáo dục tiên tiến tạo ra được một nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng đóng góp cho sự phát triển năng lực khoa học công nghệ quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững là cái đích mà tất cả các quốc gia đều nhắm tới.

Mục tiêu của nền giáo dục đó là mang đến cho học sinh niềm say mê học tập, khát khao được vươn tới những chân trời mới của tri thức với một niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể thực hiện được khát vọng đó. Sự hiện diện của nền giáo dục như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Từ năm 2010 đến nay qua gần 10 năm công tác trong ngành giáo dục, là một giáo viên đứng lớp, tôi luôn băn khoăn, trăn trở về thực trạng của giáo dục nước nhà. Hiện nay đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình giáo dục. Vai trò của người thầy, của người học, của sách giáo khoa, của phương pháp dạy học đều có một vị trí hết sức quan trọng, cùng quyết định sự thành công cho hoạt động dạy học.

Khi nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học và thực hành đổi mới phương pháp dạy học ngay tại nơi tôi công tác, tôi mong muốn có thể xây dựng phương pháp tiến hành quá trình dạy học đạt hiệu quả cao cho bộ môn Địa lí ở trường phổ thông bằng thảo luận nhóm.. Tiếp cận năng lực người học là con đường huy động tiềm lực của người học, chủ động khám phá những tri thức mới. Các ví dụ trong sáng kiến đều hướng tới con đường này. Mong muốn có thể góp phần vào sự nghiệp khai sáng tri thức trẻ, giúp cho các em có những giờ học vui và hiệu quả.

Tất nhiên nghiên cứu sẽ không bao giờ có đủ khả năng định ra các phương pháp dạy học phù hợp với mỗi học sinh và mọi lớp học. Điều tốt nhất mà các

nhiều khả năng nhất để thực sự có hiệu quả với các học sinh. Mỗi giáo viên phải tự xây dựng phương pháp dạy học cụ thể cho học trò của mình tại thời điểm thích hợp.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, tham khảo nhiều tài liệu đáng tin cậy, song không thể tránh khỏi những sai sót. Mong được sự góp ý nhiệt tình để tôi hoàn thiện đề tài này trong thời gian sắp tới. Xin chân thành cám ơn.

2. Kiến nghị:

Trong phạm vi đề tài này, tôi đề nghị những nội dung sau:

Một là, Nhà nước ta cần xem xét giảm số lượng học sinh trên một lớp, mỗi lớp khoảng 30 học sinh, giáo viên sẽ có điều kiện quan tâm hướng dẫn các em hơn.

Hai là, với thời lượng 1 tiết/ tuần của chương trình Địa lí 11, sẽ rất khó truyền tải hết được nội dung kiến thức, vốn còn rất nhiều điều lí thú và càng khó khăn hơn khi tiến hành dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm, nên chăng chúng ta có thể tăng thời lượng chương trình lên 2-3 tiết/ tuần.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGĐƠN VỊ ĐƠN VỊ

Tư Nghĩa, ngày 20 tháng 3 năm 2021

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do bản thân thực hiện, không sao chép nội dung của người khác, nếu vi phạm chịu xử lý theo quy định ./.

Người thực hiện Lê Thanh Long

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Robert J.Mzano - Các phương pháp dạy học hiệu quả- Nguyễn Hồng Vân dịch, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2011.

2. Tài liệu tập huấn 2014 về dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực người học của Vụ Trung học phổ thông.

3. Một số bài viết tham khảo trên mạng Internet:

*https://www.giaoduc.edu.vn/doi-moi-theo-huong-tiep-can-nang-luc.htm

Một phần của tài liệu SKKN DẠY HỌC TÍCH CỰC QUA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 11 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w