Vấn đề kè biển

Một phần của tài liệu shrimp-mangrove_thesis_2016 (Trang 72 - 73)

Theo ông Nguyễn Văn Uol cho biết Trà Vinh có 75 km bờ biển bao gồm phần lớn huyện Duyên Hải, một phần huyện Trà Cú, một phần huyện Châu Thành và huyện Cầu Ngang. Huyện Duyên Hải có đê quốc phòng của 3 xã Hiệp Thành, Trường Long Hòa, Dân Thành, thường gọi là đê Hải Thành Hòa làm bằng đất đỏ badan. Cách đây khoảng 10 năm, bờ biển xã Trường Long Hòa có RNM, rừng ra khoảng hơn một trăm mét nhưng biển đánh dần mất hết rừng đến vùng hoa màu, NTTS của dân. Từ đó mới đề nghị Chính phủ làm đê kè chắn sóng, còn trồng lại rừng thì không được. Bờ biển Trường Long Hòa dài 13.500m, đê kè được xây chiếm 4.000m.

Chủ tịch xã Phan Dương Nguyên cho biết thêm: “Trường Long Hòa có địa hình thấp nên trong tương lai có thể bị nhiễm mặn nhưng hiện tại đã có đê để chống sạt lở do triều

kè. Các diện tích hoa màu mới cần chống XNM còn nuôi trồng thủy sản (NTTS) thì không cần. Toàn dự án bờ biển này đã trồng RNM, trồng cây phi lao. Cây được trồng từ năm 1994 đến nay đã hai mươi mấy năm rồi. Trước kia là từ trong này ra là 150 m đồi cát nhưng bây giờ còn khoảng 20 m thôi cho nên mình cần khắc phục nó bằng cách tạo nên bờ kè. Còn nếu có ý tưởng bảo vệ xanh sạch đẹp, bền vững thì phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Đối với Trường Long Hòa thì nên có kinh phí đầu tư nhất định xây dựng đê kè, bảo vệ rừng phòng hộ và những cái gì tự nhiên sẵn có và trước khi mình bị sạt lở”.

Ở khu vực bờ biển xã Trường Long Hòa, giồng cát, các loại cây trồng không chống chọi được với triều cường, đê biển đắp đất không thể đứng vững. Vì vậy, đê kè bê tông hóa ở xã Trường Long Hòa có tác dụng tốt để chống xói mòn, sạt lở do triều cường, hạn chế thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và đất canh tác cũng như đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Kết quả phiếu khảo sát định tính

Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát được thực hiện bằng 2 bước kết hợp giữa Excel và phần mềm SPSS. Các bước thực hiện:

Bước 1: Nhập toàn bộ dữ liệu vào bằng phần mềm Excel và kết hợp sử dụng các

chức năng trích lọc dữ liệu, tổ chức lại những thông tin cần thiết và liên quan với nhau.

Bước 2: Chuyển dữ liệu đã nhập vào Excel sang phần mềm SPSS và tiến hành

mã hóa dữ liệu, khai báo biến.

Bước 3: Phân tích dữ liệu bằng chức năng Frequency để thống kê lại dữ liệu. Bước 4: Từ dữ liệu phân tích được bằng phần mềm SPSS, những dữ liệu cần

phân tích bằng biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Excel.

Một phần của tài liệu shrimp-mangrove_thesis_2016 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w