vi phạm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại tại Tòa án
Thứ nhất, để phù hợp với đường lối phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam thì việc hồn thiện những quy định pháp luật nói chung và quy định về trách nhiệm BTTH di VPHĐ nói riêng thì cần phải đảm bảo sự phù hợp với đường lối xây dựng , phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, phát triển kinh tế hàng hố có nhiều thành phần có sự định hướng của Nhà nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Pháp luật về BTTH do vi phạm HĐTM vì vậy cần phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của chủ thể trong nền kinh tế, trong đó quyền tự do hợp đồng và phải đảm bảo điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ kinh tế và tạo ra những đảm bảo cần thiết về mặt pháp lý để cho các chủ thể thực hiện được quyền tự do kinh doanh của mình. Để đáp ứng các u cầu này thì nên hồn thiện các quy định phải theo hướng chi tiết hoá các quy định và hiện còn nhiều cách hiểu khác nhau chúng ta lược bỏ những quy định cứng nhắc nhằm hạn chế những sự can thiệp không cần thiết của Nhà nước vào sự thoả thuận của các bên.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp luật thương mại theo hướng tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại sẽ phát triển thuận lợi trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay. Pháp luật phải đảm bảo cho các chủ thể có tiềm năng có những cơ hội tham gia thị trường một cách thuận lợi và không bị cản trở bất hợp lý và bất hợp pháp từ phía cơ quan cơng quyền.
Thứ ba, đó là đáp ứng u cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực cũng như trên thế giới đang đặt ra các yêu cầu cần phải xố bỏ sự khác biệt nhũng điều khơng cần thiết trong pháp luật quốc gia Việt Nam và pháp luật quốc tế cũng như các tập quán thương mại quốc tế, nhất là trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng.
Thứ tư, đảm bảo sự thống nhất các văn bản pháp luật. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật BTTH do vi phạm HĐTM không thể tiến hành một cách độc lập mà
phải có sự thống nhất, tính đồng bộ trong tồn hệ thống pháp luật, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn và đặc biệt phải xét đến mối quan hệ giữa BLDS với LTM. Các quy định mang tính nguyên tắc cần phải được loại bỏ ra khỏi luật chuyên ngành và cần tham chiếu theo các quy định trong BLDS. LTM chỉ quy định những nội dung đặc thù về quyền, nghĩa vụ của các bên trong một số hợp đồng được thương nhân xác lập nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại của mình. Hơn nữa chúng ta cần có sự so sánh, đối chiếu quy định trong LTM với các VBPL liên quan để có thể đảm bảo sự thống nhất, phù hợp khi áp dụng trên thực tế.
Thứ năm, hệ thống quy định pháp luật thương mại phải hướng đến những mục tiêu tạo lập một mơi trường kinh doanh lành mạnh có thể đảm bảo sự bình đẳng và khơng phân biệt đối xử giữa các loại chủ thể khác nhau cùng tham gia thị trường; tôn trường quyền tự do kinh doanh của cơng dân có thể bảo hộ mọi quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ các lợi ích cơng cộng và trật tự pháp luật, trật tự - kinh tế.
Thứ sáu, các quy định pháp luật thương mại phải có tinh khả thi cao tiếp đó có tính dự báo tốt, minh bạch, cụ thể, dễ áp dụng và phải phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại trong nước cũng như quốc tế.
Thứ bảy, bảo đảm hoạt động quản lý Nhà nước về thương mại phát huy sẽ được hiệu quả nhưng không gâyra cản trở gì cho các hoạt động thương mại hợp pháp trên thị trường.