- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý
4.1.3.1. Kết hợp hài hoà phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội phải vì mục tiêu phát triển hiện đại,
trường trên địa bàn thành phố Hà Nội phải vì mục tiêu phát triển hiện đại, bền vững
Theo đó, quá trình PTCN thành phố vừa là nội dung, vừa tạo động lực mạnh mẽ góp phần tiếp tục thúc đẩy cơ cấu kinh tế Thủ đô chuyển dịch theo hướng: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp; Hà Nội đi đầu trong CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức và nông nghiệp, nông thôn; coi trọng chất lượng phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực có hiệu quả; xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hoá bán buôn, xuất-nhập khẩu, trung tâm tài chính-ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước; nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân; xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật và văn hóa của Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại; chủ động, sáng tạo phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực và về truyền thống văn hóa lịch sử của Thủ đô mở rộng để phát triển kinh tế xã hội có hiệu quả, bền vững.
Kết hợp hài hoà PTCN và BVMT hiện là yêu cầu cấp bách, là động lực quan trọng nhằm khơi dậy các nhân tố có lợi cho một nền kinh tế bền vững trong tương lai. Quan điểm này được khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, bao gồm những mục tiêu liên quan tới định hướng phát triển bền vững như “Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới, ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội các địa bàn đặc biệt khó khăn”, “Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, tập trung giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”, “Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai”. Theo đó, cần khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của thành phố. Chủ động phòng ngừa, và xử lý có hiệu quả ONMT; bảo vệ tốt vườn quốc gia Ba Vì, rừng tại các huyện thị, giữ gìn và tăng cường cây xanh đô thị, từ đó khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường Hà Nội.
- Đẩy mạnh xây dựng các khu kinh tế, KCN, CCN nhằm tạo sự đột phá trong PTCN của Thủ đô đã được chú trọng. Việc hình thành đồng bộ các khu kinh tế, KCN, CCN nhằm tiếp tục đầu tư kinh tế - công nghiệp theo chiều sâu, từng bước HĐH kết cấu hạ tầng các KCN đã hình thành, đẩy mạnh việc xúc tiến và thu hút đầu tư.
- Nhà nước cần khuyến khích và có nhiều chính sách hỗ trợ cho nhà sản xuất trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, các sản phẩm nông nghiệp có chỉ dẫn địa lý, gắn mác môi trường. Tiến hành rà soát và điều chỉnh các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, giảm lượng chất thải ra môi trường xung quanh.
- Cần hướng các mô hình và công nghệ sản xuất hợp lý theo hướng tiết kiệm các nguồn tài nguyên không thể tái tạo được, giảm thiểu xả thải các chất độc nguy hại trực tiếp ra môi trường xung quanh, nhằm bảo đảm “công nghiệp hóa sạch” với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, tiến tới xây dựng được một nền “công nghiệp xanh”. Đặc biệt, cần giảm dần tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên dưới dạng thô sang
chế biến sản phẩm với giá trị gia tăng cao, nâng cao hàm lượng chất xám và công nghệ trong sản phẩm, nâng cao giá trị giá tăng cho mỗi đơn vị tài nguyên sử dụng. Bên cạnh đó, về mặt quản lý sử dụng và khai thác tài nguyên, Nhà nước cần áp dụng triệt để các nguyên tắc của phát triển bền vững như nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “bình đẳng giữa các thế hệ” và “bình đẳng trong nội bộ thế hệ” cần quán triệt thực hiện để tránh tình trạng chủ quan, chậm trễ trong xử lý các vấn đề môi trường của tỉnh, vùng, quốc gia. Bên cạnh việc PTCN, dịch vụ,... thì cũng cần chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững theo hướng kết hợp PTCN và BVMT.