9.1. Thuận lợi
Nhu cầu bền vững: Nhu cầu cho nguồn nước sạch trong đời sống và sản xuất là nhu cầu thiết yếu và không thể bị thay thế.
Chi phí đầu tư lớn: Các công ty cấp nước cần phải đầu tư lớn để xây dựng nhà máy xử lý nước thô và mở rộng mạng lưới bao phủ của mình. Chặng hạn, nhà máy nước Nhơn Trạch giai đoạn 2 có công suất 100.000m3/ngày đêm cần số vốn đầu tư là 165 triệu USD, tương đương gần 3.500 tỷ đồng.
Chi phí cố định lớn: Chi phí chủ yếu của các công ty cấp nước là chi phí khấu hao. điện và nhân công. Tài sản cố định gồm nhà máy xử lý nước và hệ thống phân phối nước là những tài sản có giá trị rất lớn vì vậy chi phí khấu hao hàng năm của các công ty cấp nước lớn nhất. Chi phí khả biến của các công ty nước thường rất nhỏ.
Độc quyền tự nhiên: Do chi phí đầu tư và chi phí cố định lớn, ngành nước có đặc điểm là độc quyền tự nhiên. Chi phí sản xuất trung bình thấp nhất khi các công ty nước đạt được kinh tế quy mô, Việc cạnh tranh trong ngành nước chỉ làm cho chi phí sản xuất trung bình tăng lên.
Kiểm soát chặt chẽ: Do nước là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, liên quan đến an sinh xã hội nên ngành nước bị kiểm soát chặt chẽ tại mọi nơi trên thế giới. Điều này được thể hiện qua số lượng nhà máy nước được tư nhân hóa trên thế giới vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ, dưới 30%. Thêm vào đó, dù hoạt động dưới dạng tư nhân hay nhà nước thì giá nước đều bị kiểm soát bởi các cơ quan có thẩm quyền. Tại Việt Nam, giá nước được tính theo Thông tư 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT và phải được sự đồng ý của UBND cấp tỉnh. Giá nước bình quân của thế giới là 11.500 đồng/m3, giá nước tại Việt Nam cho 10m3 đầu tiên vẫn dưới mức 6.000 đồng/m.
9.2. Khó khăn
Mô hình tổ chức: Mô hình TNHH Một thành viên hiện đang được duy trì mặc dù tạo điều kiện cho công tác quản lý của Nhà nước tốt hơn, song đang bộc lộ những điểm yếu trong việc tham gia vào cơ chế thị trường. Cách thức tổ chức hoạt động còn chưa linh hoạt, chưa thể tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng của ngành mà Công ty đang hoạt động
Con người: Bộ máy quản lý về trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý cần được nâng cao đáp ứng được so với yêu cầu quản lý điều hành Sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới
Lượng thất thoát nước lớn: Thất thoát nước là một vấn đề lớn của ngành nước trên khắp thế giới. Thất thoát cỏ thể do hệ thông phân phối nước, người sử dụng nước không thanh toán hay nước bị lấy cắp. Tại Việt Nam, tỷ lệ thất thoát trung bình còn cao, khoảng 26%. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng, tỷ lệ thất thoát ước tính ở mức 28%, cao hơn mức trung bình cả nước. Xử lý tỷ lệ thất thoát là vấn đề lớn nhất của các công ty cấp nước. Đòi hỏi chi phí lớn cho hệ thống xử lý, đường ống cần nâng cấp cải tạo. nhân lực và trình độ chuyên môn, công nghệ để kiểm tra, giám sát nguyên nhân gây thất thoát.
Nguồn cấp nước thô bị ô nhiễm: Ô nhiễm nguồn nước do hệ thống cấp nước thô gồm các sông, kênh, mương dẫn bị xả thải từ các nhà máy và các hộ gia đình đang là nguy cơ lớn đe dọa tới chất lượng sản phẩm nước sạch cung cấp cho các hộ dân. Không những công ty phải bỏ ra nhiều chi phí hơn trong việc lọc, xử lý nguồn nước, mà còn phải sử dụng nhiều hơn các loại hóa chất làm sạch nước.