0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Các hoạt động phải có trong kế hoạch trong suốt vòng đời dự án

Một phần của tài liệu BAN DICH BC CUOI CUNG TV NOP 25-MAY-2010 (Trang 25 -26 )

Ban chuyên gia đề xuất việc thực hiện các hoạt động khác nhau, như quan trắc, đảm bảo việc bảo vệ các hợp phần môi trường (thuỷ văn, bồi lắng, xói mòn hạ lưu, chất lượng nước, đa dạng sinh học, vv) và các cộng đồng xã hội (các chương trình y tế, người dân ở hạ lưu, vv), trong suốt toàn bộ vòng đời dự án.

Các phương pháp thực hiện các hoạt động này được kết hợp tham chiếu tới các tiểu mục 5.1, 5.2, 5.5, 5.6, 5.7, 5.8 (ở trên), và 5.10 (ở dưới).

Thực hiện các kế hoạch trong thể chế

Mặc dầu, Ban QLDATĐTS và Ngân hàng Thế giới sẽ đóng vai trò quyết định trong việc hoàn thiện EMP, việc tham gia tích cực của các tổ chức nghiên cứu, như các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, và các tổ chức khác như tổ chức xã hội dân sự sẽ tăng cường việc thực hiện EMP.

Các đầu vào có giá trị của Ban QLDATĐTS và Ngân hàng Thế giới có thể được nâng cao bởi việc tổng hợp bổ sung các phương thức tiếp cận mới và sự phản hồi tích cực sẽ phát sinh từ các tổ chức, cơ quan và thể chế khác. Do đó, sự đóng góp cộng dồn của các cơ quan và tổ chức khác nhau sẽ tạo ra sự hội tụ tổng hợp mà có thể được đóng góp thêm, sau khi lựa chọn kỹ càng việc tổng hợp có giá trị của các đầu vào đó, để đạt được các thành quả dự kiến dựa trên nguồn thông tin và các phương thức tiếp cận phong phú.

Các kế hoạch hoặc chương trình có trong thể chế có thể được tăng cường thông qua các mối quan hệ thực thể của các nhóm/tổ của Ban QLDATĐTS và các tư

26

vấn và các cơ quan nghiên cưú (ví dụ: các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu), và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.

Phương thức tiếp cận đến các đơn vị nghiên cứu sẽ tạo nên các phản hồi tích cực trong đó các cán bộ khoa học và kỹ thuật được bổ nhiệm cho dự án sẽ đề xuất cách xử lý các vấn đề thuộc chuyên nghành của họ trong các cơ quan khoa học và các trường đại học có sự tham gia của các giáo sư, sinh viên, kỹ thuật viên và các nhà nghiên cứu, qua các buổi họp và hội thảo. Cùng với sự hội tụ này, các quan điểm thiên về xu hướng tự nhiên của cán bộ phát triển dự án có thể được nâng cao theo viễn cảnh rộng hơn. Vì thế, kinh nghiệm hiện trường sẽ là nền móng mang tính lý thuyết đối với hỗ trợ nghiên cứu. Ngược lại, các nhóm nghiên cứu sẽ tiếp cận tới các kinh nghiệm mới về ứng dụng khoa học thường thiếu trong các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu cơ bản. Mặt khác, các tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ và chính phủ phải đóng vai trò quyết định bằng cách đưa ra các lời khuyên và giám sát cho các nhóm đó để thực hiện các kế hoạch và chương trình khác nhau và gặp gỡ với những người liên quan như đã tham chiếu ở trên.

Một phần của tài liệu BAN DICH BC CUOI CUNG TV NOP 25-MAY-2010 (Trang 25 -26 )

×