Sáp nhập ngân hàng để thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị ngân hàng thương mại (Trang 26 - 28)

Các ngân hàng thương mại không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh với các định chế tài chính khác như công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán….Việc sáp nhập để hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng sẽ đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra chuỗi giá trị mới cho khách hàng, khai thác được lợi thế tổng thể là xu thế tất yếu của thời đại để tạo ra được những lợi thế cạnh tranh mới.

‹ Sáp nhập để hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng diễn ra như sau: - Đối với các ngân hàng quốc doanh

+ Đối với các ngân hàng quốc doanh, Nhà nước sẽ tiến hành cổ phần hóa hình thành ngân hàng mẹ là trung tâm của tập đoàn, lựa chọn các cổ đông chiến lược cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức tín dụng có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý cao và có uy tín quốc tế,... mua cổ phiếu và tham gia quản lý điều hành ngân hàng.

+ Chuyển đổi các Công ty trực thuộc (Chứng khoán, Bảo hiểm, Cho thuê tài chính, Mua bán nợ,… ) sang mô hình công ty cổ phần và thành lập tập đoàn-tài chính ngân hàng.

- Đối với các ngân hàng tư nhân

+ Sáp nhập mua lại với các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính và các ngân hàng khác để thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng.

‹ Những ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện : - Ưu điểm

Các ngân hàng trong nước tiến hành sáp nhập để thành lập đoàn tài chính là bước đi tất yếu khi thị trường phát triển ổn định, trên tầm cao mới và khi đó các sản phẩm tài chính gần như đồng nhất, nhu cầu của khách hàng nâng cao, yêu cầu những dịch vụ tài chính trọn gói. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính có quy trình và đối tượng phục vụ tương đồng, sản phẩm đa dạng, phạm vi hoạt động rộng việc sáp nhập để thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng sẽ tạo điều kiện khai thác triệt để thị trường. Hình thức này thể hiện mức độ tập trung tư bản cao nhất và tạo ra thế lực thị trường lớn nhất so với các hình thức.

- Giá trị cộng hưởng sau hoạt động M&A

đa dạng chủ sở hữu, chi phí gia nhập thị trường mới được tiết kiệm đáng kể, lợi nhuận gia tăng nhờ tìm kiếm được thị trường phát triển mới và tạo ra những sản phẩm trọn gói với quy trình khép kín, kết hợp các thế mạnh chức năng, tiết kiệm chi phí quảng cáo, chi phí R&D.

Tăng cường năng lực cạnh tranh, tính linh hoạt và năng động nhờ quy mô lớn, khả năng làm giá lớn hơn xuất phát từ việc giảm bớt cạnh tranh và nâng cao thị phần nhờ đó dẫn tới thu nhập từ hoạt động và lợi nhuận cao hơn.

+ Giá trị cộng hưởng tài chính:

Với hình thức tập đoàn tài chính lớn thì việc dự báo được dòng tiền và điều chuyển nguồn vốn giữa các đơn vị hiệu quả, giảm bớt việc dư thừa tiền mặt, tăng cường cơ hội đầu tư do đa dạng lượng khách hàng, giảm được các chi phí nợ vay và chi phí huy động các nguồn vốn.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư một cách dễ dàng hơn và với chi phí thấp nhất. - Những khó khăn khi thực hiện

Sáp nhập để hình thành tập đoàn đối mặt với rủi ro gia tăng về quy mô nhưng không đạt được tính kinh tế (tiết kiệm chi phí hoạt động), rủi ro gia nhập thị trường mới, có thể làm tăng chi phí quản lý.

Việc sáp nhập thành tập đoàn gặp trở ngại vì có quá nhiều công ty, nhiều sản phẩm, và phạm vi hoạt động rộng khắp, văn hóa làm việc cũng khác nhau, có lịch sử phát triển không giống nhau và thương hiệu khác nhau để tập hợp lại hoạt động vì lợi ích dưới một mái nhà sẽ tốn nhiều thời gian, đòi hỏi những người lãnh đạo phải giỏi, am tường và có kinh nghiệm quản lý tập đoàn tài chính.

Các hình thức sáp nhập và mua lại này đã diễn ra tại các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, các hình thức trên có thể thực hiện song song, hoặc thực hiện lần lượt theo trình tự trên tùy vào đặc điểm của từng quốc gia. Hình thức nào cũng có những ưu điểm và những khó khăn gặp phải khi thực hiện, tùy vào những mục tiêu và chiến lược phát triển cụ thể, các ngân hàng thương mại lựa chọn hình thức thực hiện thích hợp nhất cho mình.

Một phần của tài liệu Quản trị ngân hàng thương mại (Trang 26 - 28)