Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Một phần của tài liệu 23_DINH THI PHUONG THANH (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu luận văn

1.4. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính

1.4.2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Phương pháp loại trừ được dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập tới chỉ tiêu nghiên cứu. Tức là ta chỉ nghiên cứu mức biến động của nhân tố đang xem xét, còn các nhân tố khác ta không tính đến mức ảnh hưởng của nó. Phương pháp loại trừ bao gồm: Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch và phương pháp cân đối.

- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp thay lần lượt từng

nhân tố từ giá trị ở kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định mức ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu, các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên ở kỳ gốc. Sau đó, so sánh trị số của lần vừa thay thế với lần thay thế trước đó, chênh lệch tính ra được chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích [5, tr.23].

Để áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo điều kiện và trình tự sau [5, tr.23]:

+ Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu,

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số,

+ Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu vào một công thức toán học theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, từ nhân tố chủ yếu đến nhân tố thứ yếu,

+ Thay thế lần lượt giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu, có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần; nhân tố nào đã thay thế thì giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng, Sau mỗi lần thay thế trị số của từng nhân tố, phải xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng, (nếu có).

Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố chính là sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc,

-Phương pháp số chênh lệch: Phương pháp số chênh lệch là trường hợp

đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng tích số, các nhân tố được xắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, từ nhân tố chủ yếu đến nhân tố thứ yếu. Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào, ta lấy chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của nhân tố đó, nhân với nhân tố đứng đằng trước nó ở kỳ phân tích, nhân với nhân tố đứng đằng sau ở kỳ gốc [5, tr.27].

- Phương pháp cân đối: Đây là phương pháp được sử dụng để xác định

mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu. Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến đối tượng cụ thể của chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối

người ta xác định chênh lệch giữa giá trị kỳ phân tích với giá trị kỳ gốc của nhân tố ấy. Tuy nhiên cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích [5, tr.27].

Một phần của tài liệu 23_DINH THI PHUONG THANH (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w