Đặc điểm của vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở địa bàn cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 43 - 45)

Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

2.1.3. Đặc điểm của vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở địa bàn cấp tỉnh

Vốn đầu tư để phát triển KCHT nông thôn là lượng giá trị các nguồn lực của xã hội (nguồn lực vơ hình và nguồn lực hữu hình) được dùng để đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội, nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản và thiết yếu phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của dân cư, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mang lại lợi ích nhất định cho chủ đầu tư. Chính vì thế mà vốn cho đầu tư phát triển KCHT nơng thơn có đặc điểm sau:

Thứ nhất, vốn cho phát triển KCHT nông thôn đến từ nhiều chủ thể trong nền kinh tế, gồm vốn từ NSNN, vốn doanh nghiệp, vốn góp từ người dân, vốn tín dụng.

KCHT nơng thơn cấp tỉnh bao gồm hệ thống những cấu trúc, thiết bị và cơng trình giao thơng nơng thơn; cơng trình thủy lợi, thủy nông; mạng lưới điện nông thôn; hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thơng; hệ thống cung cấp nước sạch và xử lý nước thải ở khu vực nơng thơn; hệ thống các cơng trình giáo dục, y tế, văn hóa,... Đây là những lĩnh vực địi hỏi quy mơ vốn đầu tư lớn, thời hạn hồn vốn dài, thậm chí có những dự án khơng thể tính được thời hạn thu hồi vốn trực tiếp được. Điều này gây rất nhiều khó khăn và khiến cho các chủ đầu tư có tâm lý e ngại khi định thực hiện một dự án phát triển KCHT nơng thơn. Vì vậy, nếu chỉ có một nguồn vốn từ NSNN sẽ bị phân tán, dàn trải nguồn vốn, trong khi đối tượng hưởng lợi trực tiếp là người dân, doanh nghiệp lại không được tham gia đầu tư, phát triển. Mặt khác, nếu NSNN không tham gia mà chỉ huy động từ nguồn lực tư nhân, thì sẽ có rất ít khả năng huy động đủ nguồn lực cần thiết cho phát triển hệ thống KCHT nông thôn.

Thứ hai, vốn cho phát triển KCHT nơng thơn cần đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các chủ thể đầu tư.

Do đặc điểm của KCHT nông thôn mà các dự án đầu tư cho phát triển KCHT nông thôn dễ gặp nhiều rủi do về kinh tế (giá cả, lãi suất, lạm phát, khấu hao vơ hình,

sự thay đổi quan hệ cung - cầu…) và phi kinh tế (như thay đổi chính sách, thể chế, môi trường…), là rào cản đối với các chủ đầu tư tư nhân. Các cơng trình KCHT nơng thơn chiếm diện tích khơng gian lớn và khó di dời… dễ gây tình trạng lãng phí, thất thốt, tham nhũng, cần quản lý và sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả, hài hịa lợi ích giữa các chủ thể đầu tư và những đối tượng hưởng lợi, đem lại niềm tin cho các chủ đầu tư trong và ngồi nước. Cùng với đó, tùy theo sự hấp dẫn của mơi trường đầu tư, nhất là mức độ tự do hóa kinh doanh, sự ổn định và dự báo trước về chính sách, độ thơng thống về quản lý nhà nước và các ưu đãi khác… mà vốn đầu tư dài hạn có thể được huy động ngày càng nhiều hơn thông qua sự kết hợp linh hoạt của các công cụ và kênh huy động vốn đa dạng, phong phú, trong đó đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngồi, sự đóng góp của cộng đồng dân cư.

Thứ ba, vốn đầu tư phát triển KCHT nông thơn được đánh giá theo các tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phịng tổng hợp và lâu dài của khu vực nơng thơn.

Vì vốn cho phát triển hệ thống KCHT nơng thơn có vai trị hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy các hoạt động sản xuất - kinh doanh khu vực nông thôn phát triển; tác động mạnh mẽ và tích cực đến q trình CNH, HĐH nơng thơn, thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn; tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường nông thôn, thúc đẩy sản xuất và lưu thơng hàng hóa phát triển; góp phần quan trọng vào phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống của dân cư và bảo đảm cho các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên địa bàn nơng thơn. Mặt khác, do tính chất dài hạn, khó thu hồi vốn, dễ gặp rủi ro của vốn cho phát triển KCHT nông thôn, hơn nữa, một số dự án lại khơng thể định lượng trực tiếp và chính xác được lợi ích mà nó tạo ra (nhất là các cơng trình KCHT cơng ích) nên phải đánh giá vốn đầu tư cho phát triển KCHT nơng thơn dưới góc độ hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp và dài hạn.

Vì thế, khi đưa ra quyết định cho mỗi dự án đầu tư cần xem xét hiệu quả với một cách nhìn tồn diện, cả hiệu quả về kinh tế gắn với hiệu quả xã hội, kết hợp lợi

ích trước mắt với lợi ích lâu dài, lợi ích cục bộ của từng bộ phận với lợi ích tổng thể của tồn xã hội, trong đó phải chú trọng đến các vấn đề kinh tế - xã hội như thu nhập, công ăn việc làm, mức sống của người lao động…

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w