2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội
2.3.5. Đánh giá chung
2.3.5.1. Thành tựu
Công tác đăng ký doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố ngày càng phát triển cả số lượng và chất lượng.
Phần lớn các doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập đã thực hiện đầy đủ các quy định và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh phát huy hiệu quả, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế xã hội và nguồn thu ngân sách của địa phương.
Thông tin về doanh nghiệp sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đã được Cơ quan ĐKKD gửi đến cơ quan Công an, Thuế, Thống kê, Sở quản lý chuyên ngành, UBND các cấp. Các doanh nghiệp có vi phạm, nhất là doanh nghiệp bị xử lý thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và đăng tải trên Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư,... Trên các cơ sở, đó mỗi cơ quan hình thành cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp thuộc Sở, ngành, địa phương mình quản lý. Các Sở, ngành đã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
Các doanh nghiệp đã phần nào nâng cao ý thức tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ doanh nghiệp. Cộng đồng xã hội đã tham gia giám sát hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật hơn.
2.3.5.2. Tồn tại, hạn chế
Về phía cơ quan quản lý nhà nước:
sống, cán bộ làm công tác đăng ký doanh nghiệp rất lúng túng trong việc hướng dẫn thủ tục, hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân đến đăng ký doanh nghiệp.
- Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, mới tập trung vào việc cấp các loại Giấy phép (Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,...), xử lý các doanh nghiệp có hành vi vi pháp pháp luật chuyên ngành .v.v. Nhiệm vụ hết sức quan trọng là hỗ trợ doanh nghiệp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp chấp hành các điều kiện kinh doanh... chưa được thực hiện một cách thường xuyên, thường mới chỉ tập trung kiểm tra, giám sát vào các đợt, như: tháng an toàn giao thông, tháng an toàn lao động - vệ sinh môi trường, tháng an toàn vệ sinh thực phẩm;...
- Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp là một vấn đề mới đối với các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các cấp, do vậy khó tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn khi triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự hỗ trợ phát triển doanh nghiệp còn mang nặng tính hành chính, chưa được xã hội hoá một cách mạnh mẽ. Cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng chưa kịp thời và đồng bộ.
- Công tác kiểm tra hoạt động doanh nghiệp sau đăng ký thành lập chưa được triển khai thường xuyên. Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, thanh tra hoạt động doanh nghiệp có lúc chưa đồng bộ, thiếu thông tin đầy đủ, chính xác, toàn diện về doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Nguồn nhân lực đối với công tác đăng ký kinh doanh, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp còn hạn chế.
- Bên cạnh một số doanh nghiệp có mô hình quản lý năng động và chuyên nghiệp, có khả năng tự hoạch định chiến lược, định hướng kinh doanh
thì nhiều doanh nghiệp có công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp còn yếu, không chuyên nghiệp và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của chủ doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp phần lớn chưa qua đào tạo nên công tác quản trị doanh nghiệp còn lúng túng, do đó có nhiều hạn chế, bỏ lỡ các cơ hội phát triển kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp.
- Việc chấp hành một số quy định của pháp luật sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm. Một số doanh nghiệp chưa nắm được những nội dung cơ bản của Luật Doanh nghiệp nên nhiều quy định của Luật Doanh nghiệp chưa được thi hành đầy đủ, như: thông tin bố cáo thành lập, thay đổi của doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty; báo cáo tiến độ góp vốn của doanh nghiệp; báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,...Một số cơ sở sản xuất - kinh doanh chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật về một số lĩnh vực như: lao động, kế toán - thống kê, thuế, thậm chí có một số cá nhân còn vi phạm pháp luật thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, một số doanh nghiệp chậm triển khai xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất..., chưa chú trọng đến biện pháp bảo vệ môi trường.
- Một số doanh nghiệp khi tạm ngừng hoạt động, giải thể không tiến hành thủ tục theo quy định. Một số doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện, chưa thực hiện đầy đủ các quy định khi đi vào hoạt động,...