CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐẾN KINH DOANH NHẬP KHẨU MẶT HÀNG

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kinh doanh nhập khẩu mặt hàng thực phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm thiên vương (Trang 37 - 49)

9. Quan điểm tiếp cận, nghiên cứu ảnh hưởng của biến

CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐẾN KINH DOANH NHẬP KHẨU MẶT HÀNG

SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐẾN KINH DOANH NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM THIÊN VƯƠNG.

4.1.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu. 4.1.1.Những kết quả mà công ty đạt được.

Theo kết quả báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2008 đến 2010, cho thấy tuy tỷ giá có biến động lớn song công ty vẫn đạt được kết quả khá cao, duy trì được mức lợi nhuận đề ra.

Năm 2008 lợi nhuận của công ty là 1.763 triệu VND, đến 2009 thì lên 1.979 triệu VND, tăng thêm 12,3% so với năm trước (năm 2008). Đến năm 2010 thì con số này lên 2.054 triệu VND, tức là tăng thêm 3,8% so với năm 2009 và tăng 16,5% so với năm 2008. Với mức tăng trưởng như vậy, công ty đang dần tạo được uy tín của mình trên thị trường tiêu thụ. Công ty thiết lập được mạng lưới khách hàng rộng lớn. Còn đối với các nhà xuất khẩu, công ty cũng đã tạo được lòng tin với họ, do vậy mà số lượng nhà xuất khẩu cũng ngày càng tăng. Hiện nay, công ty nhập hàng chủ yếu ở Mỹ, Mexico,Úc, Pháp…Với những sản phẩm tươi, ngon, đảm bảo chất lượng do công ty cung cấp, luôn được khách hàng ưa chuộng trên thị trường. Công ty đã chiếm lĩnh được thị trường Hà Nội và đang ngày mở rộng thị phần của mình sang các khu vực lân cận.

4.1.2.Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân.

Nguyên nhân: công ty chưa có được đội ngũ nhân viên chuyên sâu am hiểu về thị trường ngoại hối cũng như vấn đề về tỷ giá, một phần cũng do hạn chế về số lượng nhân viên nên công ty vẫn chưa có bộ phận nghiên cứu và dự báo riêng. Do đó, công ty khó nắm bắt kịp thời được thông tin cũng như những biến động hàng ngày trên thị trường. Vì vậy mà các biện pháp phòng ngừa của công ty vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.

(Phát hiện dựa trên việc dự báo của công ty về tình hình biến động tỷ giá trong mục 3.4.2)

Chưa linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro.

Nguyên nhân: do chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức và vai trò của các công cụ phòng ngừa rủi ro nên công ty luôn bị động trong sử dụng chúng. Hơn nữa các công cụ phòng ngừa rủi ro như sử dụng hợp đồng kỳ hạn, sử dụng quyền chọn tiền tệ…là những công cụ hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Do đó khi đưa vào sử dụng, công ty còn gặp nhiều khó khăn như khó khăn trong việc ra quyết định lựa chọn thời điểm phòng ngừa, công cụ phòng ngừa…dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh.

(Phát hiện dựa trên việc phỏng vấn (câu hỏi 6) và điều tra trắc nghiệm cán bộ nhân viên công ty (câu 6,7) cùng với việc phân tích sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở mục 3.4.2).

Quá phụ thuộc vào đồng USD nên khi tỷ giá VND/USD biến động khiến cho công ty gặp khó khăn.

Nguyên nhân: do từ trước đến nay, trong các hợp đồng đàm phán giữa công ty với bạn hàng, hai bên nhất trí chỉ sử dụng đồng USD để thanh toán, do vậy khi tỷ giá USD/VND biến động mạnh sẽ khiến cho các bên gặp khó khăn. Nhất là trong khi công ty vẫn chưa có công cụ phòng ngừa hiệu quả nào thì việc biến động tỷ giá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty là điều tất yếu. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD, công ty nên đa dạng hóa các đồng tiền thanh toán. (Phát hiện dựa trên việc phân tích dữ liệu sơ cấp: câu hỏi 3 trong phiếu điều tra trắc nghiệm)

Tóm lại, khi tỷ giá biến động đã ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói trong bối cảnh quốc tế hóa như hiện nay rủi ro hối

đoái là một loại rủi ro mang tính chất phổ biến không chỉ đối với công ty cổ phần thực phẩm Thiên Vương mà đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Vì thế, đối với mỗi trường hợp biến động cụ thể thì doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp kịp thời để hạn chế tổn thất và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4.2.Dự báo và phương hướng. 4.2.1.Dự báo.

Dự báo về sự biến động tỷ giá trong thời gian tới.

Qua các phân tích ở trên cho thấy, sự biến động của tỷ giá VND/USD có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, việc dự báo về biến động tỷ giá trong thời gian tới là rất quan trọng. Chính vì điều đó mà có rất nhiều các nhà kinh tế học đã đưa ra các dự báo về sự biến động tỷ giá VND/USD trong thời gian tới, và một trong số những dự đoán đó là:

Tỷ giá sẽ biến động không đáng kể, dao động quanh mức 21.000 – 22.000 VND/USD. Căn cứ cho dự báo về tỷ giá trên bao gồm lạm phát của Việt Nam, mặc dù lạm phát cao hơn Mỹ, nhưng bù lại đô la Mỹ lại đang mất giá so với các ngoại tệ khác, cho nên tính trên đồng tiền của các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam thì tỷ giá thực tăng không đáng kể.

Đồng thời thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2011, thì Ngân hàng Nhà nước cũng đã có quyết định điều chỉnh tỷ giá chính thức (tỷ giá bình quân liên ngân hàng) áp dụng từ ngày 11/2/2011. Với 3 điểm mới của đợt điều chỉnh tỷ giá lần này của NHNN là tối ưu về lựa chọn thời điểm, tối đa về mức độ giảm giá nội tệ và tối thiểu về thu hẹp biên độ giao dịch. Đồng thời với việc NHNN cũng cam kết trong thời gian tới sẽ điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng tương đối linh hoạt, chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, đảm bảo tăng tính thanh khoản của thị trường, hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn…Tất cả những điều đó đã cho thấy có những chuyển động khá sâu sắc về cách thức điều hành tỷ giá của NHNN. Cũng theo đó, Chính phủ đã đưa ra quy chế xây dựng thị trường ngoại hối chính thức, trong đó có đề xuất cho phép ngân hàng thương mại được mua

lộ trình chống đô la hóa thực hiện từ năm nay 2011 đến cuối 2013, và sẽ có khung phí mua bán ngoại tệ, nhằm tiến tới ngừng hẳn việc cho vay và huy động đô la Mỹ, chỉ còn hình thức mua bán. Với tất cả các biện pháp trên thì trong thời gian tới tỷ giá được dự báo là sẽ duy trì ở mức ổn định, biến động không nhiều.

Dự báo về tình hình biến động mặt hàng thực phẩm.

Việt Nam là nước đang phát triển và được đánh giá là thị trường hấp dẫn cho các nhà sản xuất Thực phẩm và Đồ uống. Ngoài ra, ngành dịch vụ du lịch và lượng lớn dân số di cư sang Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành này phát triển. Theo dự báo của Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế (BMI), tổng mức tiêu dùng thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2009-2014 sẽ tăng 67,3%, riêng năm 2014, mức tiêu dùng này ước tính đạt 426.997 tỷ đồng. Mức tiêu thụ bình quân theo đầu người ước đạt 56,4% vào năm 2014.

Việt Nam đang là một trong những quốc gia có lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó có công nghiệp chế biến và đóng gói…Các dự án thu hút hàng tỷ USD được công bố gần đây trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm…cho thấy ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống đang dần mở rộng quy mô phát triển và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới đây.

Dự báo về tình hình nhập khẩu của công ty cổ phần thực phẩm Thiên Vương.

Với những dự báo về tình hình biến động tỷ giá trong thời gian tới cùng với dự báo về sự phát triển mạnh của mặt hàng thực phẩm, cộng với nhu cầu đời sống của nhân dân ngày càng cao, có thể thấy đây là cơ hội kinh doanh cho các công ty thực phẩm. Công ty cần tận dụng tốt cơ hội kinh doanh này. Tuy nhiên, song hành với các cơ hội cũng sẽ là những khó khăn, thách thức lớn mà công ty sẽ gặp phải như mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, sức ép từ phía thị trường…để vượt qua được điều đó, công ty cần phải nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, đề ra các chiến lược kinh doanh bám sát thực tế. Với tiềm lực hiện có của công ty, công ty sẽ tận dụng tốt được cơ hội kinh doanh của mình.

4.2.2.Phương hướng.

Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với sự biến động liên tục của tỷ giá hối đoái trên thị trường, để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần thực phẩm Thiên Vương đề ra một số phương hướng hoạt động như sau:

Năm 2011 là năm nền kinh tế khá ổn định, phát triển mạnh sau thời kỳ khủng hoảng. Dựa trên những dự báo và khả năng tài chính của công ty, công ty đưa ra mục tiêu tăng trưởng năm 2011: tăng kim ngạch nhập khẩu 25%, lợi nhuận trước thuế tăng 30% so với năm 2010. Đây là mục tiêu công ty có thể đạt được, tuy nhiên cần sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên công ty, đồng thời có những giải pháp tích cực để hạn chế những bất lợi có thể xảy ra.

Duy trì, củng cố và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp ở các thị trường để có thể nhập hàng kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Việc tạo lập được các mối quan hệ bền vững với đối tác sẽ giảm được các chi phí như chi phí tìm kiếm nguồn hàng mới, chi phí đi lại ký kết hợp đồng, đồng thời là bạn hàng lâu năm thì công ty sẽ được hưởng các ưu đãi. Do vậy, trong chiến lược phát triển của mình, công ty luôn đề cao vai trò tầm quan trọng của các nhà cung ứng.

Mở rộng thị trường nhập khẩu để tìm kiếm các mặt hàng mới nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mở rộng thị trường còn tạo cơ hội cho công ty tìm được nguồn hàng tốt hơn, phù hợp hơn. Hơn nữa, tránh được tình trạng bị ép giá khi nguồn hàng khan hiếm.

Nâng cao công tác dự báo những biến động của tỷ giá, tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động kinh doanh của công ty. Xây dựng một bộ phận chuyên trách về công tác dự báo những biến động của thị trường trong đó có biến động tỷ giá. Thực hiện phòng ngừa rủi ro trong từng hợp đồng nhập khẩu. Đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên phục vụ chiến lược phát triển của công ty. Đây là nhiệm vụ lâu dài của công ty, làm tốt công tác này, hiệu quả hoạt động của công ty sẽ được nâng cao, hạn chế được các rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thành thạo các máy móc mới vào sản xuất. Nghiên cứu các ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

Hoàn thiện về mặt tổ chức để phù hợp với cơ chế quản lý của nền kinh tế thị trường.

4.3.Các đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kinh doanh nhập khẩu thực phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Thiên Vương. 4.3.1.Đề xuất đối với công ty.

Tăng cường khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái:

Để nâng cao hiệu quả công tác dự báo, công ty nên có riêng một bộ phận cán bộ chuyên làm công tác phân tích và dự báo. Bộ phận này phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động của tỷ giá trên thị trường, từ đó phân tích và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá gây ra. Có hai cách để phân tích và dự báo tỷ giá là: phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Trong đó, phân tích kỹ thuật là dựa vào các nghiên cứu ở quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật là chủ yếu dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỷ giá trong tương lai. Còn phân tích cơ bản là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư…

Sử dụng các công cụ phái sinh do ngân hàng cung cấp một cách hợp lý để hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái và tăng lợi nhuận.

Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn:

Công ty và ngân hàng sẽ cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai. Công ty có thể xác định tỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá.

Nếu gọi F là tỷ giá kỳ hạn

S là tỷ giá giao ngay mà NHTM áp dụng cho các khách hàng của mình. X % là tỷ lệ % (biên độ giao động)- điểm chênh lệch.

F = S(100+ X%)

Theo đó quy định tối đa của NHNN Việt Nam là: Đối với kỳ hạn từ 7 ngày đến 30 ngày: 0,5% Đối với kỳ hạn từ 31 đến 60 ngày: 1,2% Đối với kỳ hạn từ 61 đến 90 ngày: 1,5% Đối với kỳ hạn từ 91 đến 180 ngày: 2,5%

Nếu không chắc chắn về sự dự đoán biến động của tỷ giá trong tương lai thì công ty nên áp dụng phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn. Đây là biện pháp mang lại sự an toàn khá cao cho công ty. Tuy nhiên việc sử dụng hợp đồng này sẽ không có lợi nếu tỷ giá giao ngay trong tương lai giảm thấp hơn so với tỷ giá kỳ hạn.

Công ty cũng đã sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong phòng ngừa rủi ro nhưng không mang lại hiệu quả cao. Để đạt hiệu quả, công ty cần lựa chọn thời điểm sử dụng phù hợp, đồng thời kết hợp với việc dự báo tỷ giá thì mới hy vọng đạt hiệu quả tốt.

Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn:

Hiện nay, ở Việt Nam, mặc dù thì thị trường ngoại hối còn chưa phát triển mạnh, nhưng trong những năm qua cũng có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là khi NHNN cho phép NHTM thực hiện nghiệp vụ quyền chọn. Quyền lựa chọn tiền tệ là một công cụ tài chính cho phép người mua quyền lựa chọn có quyền mua hoặc bán một số lượng đồng tiền này với một số đồng tiền khác với một tỷ giá đã thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm đã xác định trong tương lai. Đây là bước tiến đáng kể trong việc đa dạng hóa các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối, cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều công cụ tài chính hơn, nhiều sự lựa chọn để phòng ngừa rủi ro tài chính thông qua việc hạn chế tác động bất lợi rủi ro tỷ giá.

Dưới góc độ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, giữa hai loại hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn đều cho phép người tham gia xác định được một tỷ giá tối đa hoặc tối thiểu trong tương lai, chủ động tính toán được chi phí, được hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, hai loại hợp đồng này có sự khác biệt cơ bản nhau: đối với hợp đồng kỳ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kinh doanh nhập khẩu mặt hàng thực phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm thiên vương (Trang 37 - 49)