Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VIÊM NÃO NHẬT BẢN, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VÉC TƠ VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN, 2005 – 2018 (Trang 46 - 48)

2.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1

Các trường hợp HCVNC nghi ngờ do vi rút và VNNB có phiếu điều tra (Phụ lục 1) ở 4 tỉnh của khu vực Tây Nguyên, 2005-2018.

Tiêu chuẩn lựa chọn:

Định nghĩa ca bệnh HCVNC được chẩn đoán lâm sàng HCVNC nghi ngờ do vi rút theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Quyết định 4283/QĐ-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2016) và tiêu chuẩn của WHO với các biểu hiện: (1) Bệnh nhân sốt đột ngột (nhiệt độ ≥37,8oC) kèm theo đau đầu, buồn nôn, nôn, có thể có rối loạn ý thức từ nhẹ đến nặng (Ngủ gà, trạng thái sững sờ, lú lẫn, mất phương hướng, li bì, lơ mơ, hôn mê), có dấu hiệu thần kinh khác như dấu hiệu màng não (co cứng cơ, cổ cứng), các dấu hiệu thần kinh khu trú (co giật, liệt nửa người hoặc tứ chi), tăng hoặc giảm trương lực cơ, cử động bất thường (run giật, múa vờn); (2) Dịch não tuỷ trong, không màu [34;42;132].

Định nghĩa ca bệnh VNNB là các trường hợp HCVNC được xét nghiệm xác định có kháng thể IgM kháng vi rút VNNB từ dịch não tuỷ hoặc huyết thanh bệnh nhân bằng kỹ thuật MAC-ELISA [4;15;132].

Trong nghiên cứu này ca bệnh VNNB được xác định là những trường hợp có kết quả xét nghiệm IgM kháng vi rút VNNB dương tính bằng kỹ thuật MAC- ELISA tại các phòng xét nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Viện VSDT Tây Nguyên [126;132].

2.1.1.2. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2

Một số loài muỗi Culex thu thập ở 4 tỉnh của khu vực Tây Nguyên, 2005- 2018;

Vi rút VNNB được phân lập từ muỗi Culex ở Tây Nguyên, 2005-2018.

Trình tự nucleotide và acid amin vùng gen E của các chủng vi rút VNNB được phân lập từ muỗi Culex ở 4 tỉnh của Tây Nguyên.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại 4 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông.

Tây Nguyên là vùng núi cao rộng lớn của Trung Bộ, thuộc sườn phía Tây của dãy Trường Sơn nằm khoảng 11o44' vĩ độ Bắc, 107o15' đến 108o50' độ kinh Đông. Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với địa hình chủ yếu là cao nguyên.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính khu vực Tây Nguyên 2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2017 đến 2018.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VIÊM NÃO NHẬT BẢN, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VÉC TƠ VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN, 2005 – 2018 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w