Hoạtđộng lý luận

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Thảo (Trang 65 - 76)

Hoạt động trên lĩnh vực lý luận của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 cĩ những thay đổi cùng với biến động của thời cuộc và tình hình bên trong nước Pháp. Nếu trong giai đoạn 1945 - 1975, quan điểm, tư tưởng chủ đạo, dẫn dắt việc hoạch định đường lối, chính sách của ĐCS Pháp là đồn kết, thống nhất trong PTCS, CNQT, hướng tới mục tiêu xây dựng CNXH theo mơ hình Liên Xơ; thì sang giai đoạn 1976 - 1991, ĐCS Pháp ngả sang lập trường của CNCS châu Âu, chính thức tuyên bố từ bỏ chuyên chính vơ sản, chủ trương xây dựng "CNXH mang màu sắc Pháp".

Trong kho tàng lý luận của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991, nhận thức về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và nhận thức về tập hợp lực lượng là hai nội dung cĩ ý nghĩa nền tảng, cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạch định đường lối chính trị và phương hướng hoạt động của ĐCS Pháp trong từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

3.1.1. Giai đoạn 1945 - 1975

3.1.1.1. Luận điểm về hệ thống xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong ba thập kỷ từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, các nhà lãnh đạo cấp cao ĐCS Pháp luơn bày tỏ sự khâm phục đối với những tiến bộ về dân chủ mà Chính quyền Xơ viết đạt được, ca ngợi cơng cuộc hiện thực hĩa CNXH của Liên Xơ cũng như tình bạn giữa những người cộng sản và nhân dân tiến bộ hai nước. ĐCS Pháp khẳng định hệ thống XHCN là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội lồi người. Văn kiện Đại hội XVI (1961) của Đảng chỉ rõ: “Thời đại chúng ta là thời đại đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội đối lập, thời đại cách mạng XHCN và cách mạng giải phĩng dân tộc, thời đại

sụp đổ của CNĐQ. Đĩ là thời đại của nhiều dân tộc mới đi theo con đường XHCN, thời đại thắng lợi của CNXH và CNCS trên phạm vi tồn thế giới” và “Một hệ thống XHCN thế giới hùng mạnh bao gồm trên một phần ba nhân loại, chạy suốt từ sơng Elbe đến tận Thái Bình Dương. Hệ thống XHCN thế giới đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội lồi người” [7, tr.95].

Về con đường đi lên CNXH, ĐCS Pháp chỉ rõ sự quá độ lên CNXH nhất thiết phải thơng qua cách mạng XHCN, hủy bỏ bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nền chuyên chính vơ sản. Nhưng sự quá độ ấy khơng nhất thiết phải thơng qua nội chiến [7, tr.100]. ĐCS Pháp cũng chỉ rõ "khả năng quá độ hịa bình lên CNXH ngày càng thấy rõ. Một trường hợp đặc biệt của bước quá độ hịa bình ấy là việc lợi dụng Nghị viện thật sự dân chủ đi đơi với điều kiện là ngồi Nghị viện phải cĩ phong trào quần chúng mạnh mẽ, đấu tranh giai cấp sâu sắc do ĐCS tiên phong lãnh đạo" [7, tr.100-101]. “Vận mệnh nước Pháp khơng thể nằm trong tay của một người được, nhất là người ấy lại là người của các tổ chức lũng đoạn kếch xù. Điều đĩ chứa chất thường xuyên nguy cơ phiêu lưu cho tồn thể dân tộc… Nhân dân cần nắm chắc trong tay vận mệnh của dân tộc, dân chủ và hịa bình. Chính phủ thật sự vững mạnh phải là chính phủ do Nghị viện dân chủ cử ra, chính phủ ấy chịu trách nhiệm trước Nghị viện và phải thực hiện chính sách phù hợp với nguyện vọng và ý chí của nhân dân” [7, tr.71-72].

Những thay đổi về lý luận chính trị của ĐCS Pháp được thể hiện từ Đại hội XVII diễn ra vào tháng 5/1964. Trong Báo cáo do Tổng Bí thư mới W. Rochet đọc tại Đại hội, ĐCS đã tuyên bố từ bỏ luận thuyết về sự bần cùng hĩa tuyệt đối (la paupérisation absulue); tiếp tục khẳng định đi lên CNXH bằng con đường hồ bình; chấp nhận đa đảng nhưng vẫn khẳng định sự cần thiết của chuyên chính vơ sản; lên án "dân chủ hình thức" và ủng hộ "dân chủ thật sự" [74, tr.332-333]. Những thay đổi trên đều nhằm phục vụ cho mục đích chiến lược của Đảng trong thời kỳ này, đĩ là tập hợp các lực lượng dân chủ xung

quanh một chương trình chung. Những thay đổi này đều được Đảng cân nhắc kỹ lưỡng để sao vẫn thể hiện được sự trung thành khơng suy chuyển đối với Liên bang Xơ viết, với CNCS quốc tế và với các nguyên tắc cơ bản của CNCS.

Lập trường của ĐCS Pháp trước biến động tình hình: khi cao trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Pháp vào tháng 5/1968 đạt tới quy mơ lớn chưa từng cĩ, và khi chính phủ đã tỏ ra khơng cĩ khả năng sử dụng vũ lực để chống lại những người bãi cơng, thì nhiều sinh viên, trí thức, cán bộ cơng đồn cĩ đầu ĩc tả khuynh đã cảm thấy rằng dường như đã đến lúc cần thực hiện cuộc đảo chính cách mạng. Trong chừng mực nào đĩ, ngay cả một số nhà lãnh đạo trong Liên đồn lao động dân chủ Pháp, thậm chí cĩ cả một số đảng viên ĐCS và cán bộ của Liên đồn lao động thế giới cũng chia sẻ lập trường đĩ.

Nhưng Ban Lãnh đạo ĐCS đã kiên quyết phản đối những quan điểm đĩ. ĐCS đã chỉ rõ rằng trong nước vẫn chưa cĩ những dấu hiệu về một tình thế cách mạng; rằng chính quyền, tuy nĩ đang tạm thời bị bất lực, nhưng nĩ tuyệt nhiên chưa cĩ ý định đầu hàng, mà hồn tồn vẫn cĩ khả năng sử dụng bộ máy quân sự của nĩ để chống lại quần chúng. Trên cơ sở nhận định tình hình, Tổng Bí thư W. Rochet cho rằng, về phương thức cách mạng của các lực lượng cánh tả tiến bộ hiện cĩ hai lựa chọn sau: “Hoặc phấn đấu để cuộc bãi cơng đạt được việc thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của người lao động, đồng thời về mặt chính trị vẫn tiếp tục đấu tranh nhằm thực hiện những cải cách dân chủ cần thiết trong khuơn khổ hợp pháp - Đĩ là lập trường của đảng ta. Hoặc đi ngay tới việc thử sức, nghĩa là khởi nghĩa, kể cả việc sử dụng đấu tranh vũ trang để lật đổ chính quyền bằng bạo lực - Đĩ là lập trường phiêu lưu của một số nhĩm cực tả” [100, tr.678].

Cĩ thể nĩi, sự nhận định đúng đắn tình thế cách mạng thể hiện tư tưởng kiên định, sáng suốt của ĐCS Pháp, đồng thời thể hiện sự trưởng thành của

đảng về lý luận đấu tranh giai cấp và tập hợp quần chúng trước những biến động của đất nước.

Về con đường đi lên CNXH “mang bản sắc riêng của nước Pháp”:

Trong hoạt động lý luận, các nhà lãnh đạo ĐCS Pháp cũng đã sớm biểu lộ quan điểm riêng của mình về con đường đi lên CNXH. Trả lời phỏng vấn tờ Times (Anh) ngày 18/11/1946, Bí thư tồn quốc M. Thorez đã tuyên bố: "Mặc dù cĩ một vài ngoại lệ, những tiến bộ về dân chủ trên thế giới khẳng định nguyên tắc này, cho phép chúng ta nhìn thấy trước bước đường đi lên CNXH theo các con đường khác với những con đường mà các nhà cộng sản Nga đang đi. Dù thế nào thì con đường đi nhất thiết là phải khác nhau đối với mỗi quốc gia" đồng thời Đảng cũng tuyên bố rằng nhân dân Pháp sẽ tự tìm thấy con đường đi của mình theo hướng dân chủ hơn, tiến bộ hơn và cơng bằng xã hội hơn. “Con đường đi lên CNXH này của nước Pháp” thơng qua việc áp dụng một chương trình dân chủ, trong đĩ bao gồm cả việc thực hiện quốc hữu hĩa, việc “thống nhất các lực lượng cơng nhân và các lực lượng cộng hịa”, việc tạo lập Đảng cơng nhân Pháp bằng việc hợp nhất các đảng cộng sản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa: điều này sẽ dẫn đến “một nền dân chủ mới và mang tính nhân dân” [74, tr.239-240]. Những tuyên bố nĩi trên của M. Thorez thể hiện quan niệm về con đường đi lên CNXH đậm tính dân tộc và mang bản sắc riêng của nước Pháp ngay tại thời điểm mà những thành cơng của cuộc cách mạng XHCN ở Liên Xơ đang cĩ ảnh hưởng rất lớn khơng chỉ trong phạm vi châu Âu mà cịn trên tồn thế giới.

3.1.1.2. Luận điểm về tập hợp lực lượng

Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, ĐCS Pháp đứng trước nhiệm vụ cấp bách là phải thống nhất lực lượng để chống lại các chính sách phản động của Chính phủ tư sản, chống âm mưu gây chiến, bảo vệ hịa bình và tái thiết đất nước. Đại hội XII (1950) khẳng định đấu tranh cho việc thống nhất lực lượng chống chính sách phản động của Chính phủ Pháp, chống âm mưu gây chiến là

việc cấp bách. Khơng phải chỉ thống nhất những người cộng sản hay cảm tình cộng sản, mà phải thống nhất tất cả mọi phần tử cĩ xu hướng đấu tranh cho độc lập nước Pháp và hịa bình thế giới. Trong hàng ngũ Đảng cịn cĩ đồng chí mắc bệnh biệt phái, khơng tin ở quần chúng, khơng tin ở lực lượng thợ thuyền. Những bệnh ấy cần phải diệt tận gốc thì Đảng mới mạnh và tiến nhanh được. ĐCS chỉ rõ lực lượng quần chúng chính là lực lượng quyết định trong cuộc đấu tranh này và kêu gọi tồn thể nhân dân Pháp phải bắt tay vào hành động để bảo vệ hịa bình [22, tr.6,28].

Phát biểu tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương ĐCS Pháp (diễn ra trong hai ngày 3 - 4/9/1952), ơng J. Duclos nhấn mạnh: Nhiệm vụ trung tâm của tất cả các đảng viên ĐCS Pháp là phải thống nhất lực lượng GCCN và đồn kết đơng đảo quần chúng nhân dân Pháp thành một Mặt trận dân tộc thống nhất chung quanh GCCN. Mặt trận dân tộc thống nhất sẽ bao gồm tất cả những người Pháp quyết tâm đấu tranh cho hịa bình và độc lập của Tổ quốc, khơng phân biệt xu hướng chính trị, tơn giáo hoặc thành phần xã hội [50, tr.1]. Cương lĩnh chính trị được thơng qua tại Đại hội XIII (1954) của ĐCS Pháp vẫn tiếp tục nhấn mạnh nội dung tăng cường sự thống nhất hành động của GCCN để tập hợp tất cả lực lượng dân tộc vì độc lập dân tộc và hịa bình [11, tr.1].

Về mối quan hệ với Đảng Xã hội, ĐCS Pháp đã tích cực vận động cho ý tưởng về việc hợp nhất các ĐCS với các đảng xã hội. Tại Đại hội lần thứ X (tháng 6/1945), ĐCS Pháp đã vạch ra chương trình chi tiết để chuẩn bị hợp nhất hai đảng trên nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đại hội đã Đại hội đã thơng qua bản dự thảo Cương lĩnh thống nhất trong đĩ nêu rõ Đảng thống nhất của GCCN cĩ mục tiêu là “thiết lập một nhà nước đảm bảo thực thi quyền lực của giai cấp cơng nhân”. Bản dự thảo nhấn mạnh rằng đảng sẽ phấn đấu vì “thắng lợi của CNXH ở nước Pháp theo những điều kiện phù hợp với tình hình và tinh thần dân tộc của đất nước” [58, tr.53].

Trong việc tập hợp mặt trận thống nhất đấu tranh cho dân chủ, ĐCS Pháp nêu phương châm “gạt bỏ tất cả những cái chia rẽ, chỉ quan tâm đến những cái gì đồn kết!”. “Mặt trận thống nhất khơng phải là cái gì khác mà chính là hành động chung xung quanh một vấn đề đã nhất trí. Nếu đối với mọi vấn đề mà chúng ta cùng chung một ý kiến như nhau thì cần gì phải nĩi đến mặt trận thống nhất, vì đã cĩ sự thống nhất rồi. Sở dĩ chúng ta nĩi đến mặt trận thống nhất chính là vì cĩ những điểm khác nhau, nhưng bên cạnh những điểm khác nhau ấy lại cĩ điểm giống nhau. Dựa trên điểm giống nhau ấy, chúng ta đề nghị một hiệp nghị hành động chung giữa ĐCS, Đảng Xã hội, Đảng Xã hội thống nhất và các tổ chức khác đấu tranh địi dân chủ” [7, tr.111].

3.1.2. Giai đoạn 1976 - 1991

3.1.2.1. Luận điểm về hệ thống xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong giai đoạn này, trước những biến động phân liệt của PTCS, CNQT, những thay đổi trong nội bộ các ĐCS ở Liên Xơ và Đơng Âu đã khiến cho ĐCS Pháp thay đổi lập trường tư tưởng, sang lập trường CNCS châu Âu. ĐCS Pháp cho rằng chỉ cĩ tự đổi mới bản thân mới cĩ thể phát triển, nếu khơng sẽ khĩ tiếp tục tồn tại, phát triển. ĐCS Pháp tự xưng là tập thể kiên cường chỉ đạo GCCN và các tầng lớp nhân dân lao động khác tiến hành đấu tranh với CNTB, mục tiêu đấu tranh là thực hiện CNCS [27, tr.3-5].

Cĩ hai nguyên nhân chính khiến ĐCS Pháp chuyển sang lập trường chủ nghĩa cộng sản châu Âu: Một là, sức ép từ tâm lý cải lương trong xã hội. Sự thay đổi sâu sắc cơ cấu thành phần giai cấp trong xã hội do sự phát triển của CNTB độc quyền nhà nước đã dẫn tới sự thay đổi cơ cấu thành phần giai cấp trong ĐCS. Sự kết nạp ngày càng nhiều đảng viên xuất thân từ giới trí thức và các tầng lớp xã hội trung gian khiến cho một số quan điểm và nhận thức phi vơ sản được đưa vào trong Đảng, mà cơng tác tư tưởng lại khơng kịp thời uốn nắn, nên ảnh hưởng tiêu cực đến lập trường vơ sản của đảng. Hai là, sức ép từ

chủ nghĩa đế quốc. Những luận điệu tuyên truyền của lực lượng ĐQCN và giai cấp đại tư sản Pháp đã phần nào làm suy yếu sự thống nhất trong nội bộ cánh tả, lơi kéo Đảng Xã hội và các đảng cải lương ngã sang lập trường cánh hữu, nhằm cơ lập ĐCS. Điều này tác động khơng nhỏ đến tư tưởng của nhiều đảng viên cộng sản, nhất là những đảng viên nắm giữ các vị trí chủ chốt, khiến cho ĐCS Pháp khơng cịn giữ được lập trường giai cấp kiên định như trong giai đoạn 1945-1975. ĐCS Pháp giai đoạn 1976-1991 đã lấy thỏa hiệp giai cấp thay cho đấu tranh giai cấp, nhằm né tránh sự phản kích của giai cấp tư sản, hy vọng tranh thủ được sự ủng hộ của đa số cử tri để giành thắng lợi thơng qua bầu cử.

Tại Đại hội XXII (tháng 2/1976), ĐCS Pháp chính thức tuyên bố từ bỏ chuyên chính vơ sản và chủ trương phấn đấu xây dựng "CNXH mang màu sắc Pháp" thơng qua con đường dân chủ [74, tr.428]. ĐCS Pháp đồng thời đưa ra cơng thức "chính quyền của GCCN và của những tầng lớp lao động khác, của những người lao động chân tay và lao động trí ĩc, của thành thị và nơng thơng, tức là của đại đa số nhân dân" [59, tr.962]. Quyết định này thể hiện bước ngoặt cơ bản trong tư tưởng nhận thức về con đường đi lên CNXH của ĐCS Pháp.

ĐCS Pháp trở thành một trong những nước khởi xướng khái niệm về "chủ nghĩa cộng sản châu Âu" (eurocommunisme). Nhiều ĐCS ở các nước TBCN (Italia, Tây Ban Nha, Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Phần Lan, Nhật Bản, Mêhicơ, Ơxtrâylia…) cũng tuyên bố đi theo đường lối "CNCS châu Âu", quan niệm rằng CNXH cĩ nhiều mơ hình khác nhau ở những nước khác nhau, chủ trương xây dựng “chủ nghĩa xã hội dân chủ”, bác bỏ con đường bạo lực cách mạng, thơng qua con đường nghị trường cải biến “dân chủ” chế độ TBCN (tức là con đường thứ ba) [45, tr.486-487].

Về mơ hình XHCN ở Liên Xơ: giai đoạn này trong nội bộ ĐCS Pháp diễn ra cuộc khủng hoảng về lý luận: một mặt, những người cộng sản khơng

nhận thức rõ được sự thay đổi đang diễn ra trong xã hội và trong tính chất xung đột xã hội; mặt khác, họ khơng biết phải làm gì với mơ hình xơ viết mà họ ngày càng nhận thức rõ hơn những hạn chế của nĩ nhưng lại khơng tìm ra được mơ hình để thay thế nĩ. Ban lãnh đạo ĐCS Pháp dần để tình huống vượt ra khỏi tầm tay và họ phản ứng một cách thực dụng và dao động, chạy theo những "nguy cơ" đối lập. Làn sĩng chỉ trích Liên Xơ nổi lên ngày càng mạnh mẽ. Ngay từ năm 1976, một số lãnh đạo cấp cao ĐCS Pháp đã bắt đầu tỏ thái độ cơng khai chỉ trích những vụ vi phạm quyền con người và vi phạm dân chủ của Chính quyền Liên Xơ. Tình trạng này ngày càng gia tăng, thể hiện qua các bài viết và các bài phát biểu mang tính chính thức của các nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng, nhất là trong thời điểm diễn ra Đại hội lần thứ XXII (1976) của ĐCS Pháp và Đại hội

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Thảo (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w