Thực trạng gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch bảo vệ môi trường sinh thá

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 94 - 104)

- Khách sạn 2 sao Số phòng

3.2.2. Thực trạng gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch bảo vệ môi trường sinh thá

với quy hoạch bảo vệ môi trường sinh thái

Từ năm 1995 đến nay, Ninh Bình đã xây dựng và điều chỉnh quy hoạch tổng thể PTDL của tỉnh 3lần:

Lần thứ nhất “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2010”. Quy hoạch này được dựa trên những đánh giá về đặc tính và sự

phân bố của tài nguyên du lịch, cùng với cầu về du lịch Ninh Bình, của thị trường, cũng như định hướng phát triển KT-XH của tỉnh và chiến lược PTDL Việt Nam.

Lần thứ hai, sau 12 năm (năm 2007) tỉnh tiếp tục điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2015. Việc điều chỉnh quy hoạch lần thứ hai, với quan điểm phát

triển theo hướng: Tăng tốc đột phá trong PTDL địa phương; Bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ giữ gìn mơi trường du lịch và bản sắc văn hóa của tỉnh; PTDL trên cơ sở đảm bảo phù hợp liên ngành, liên vùng của tất cả các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên trong và bên ngoài.

Trên cơ sở quan điểm phát triển, tỉnh đã đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP chiếm tỷ trọng 28% GDP của tỉnh (423 triệu USD/1.506 triệu USD); Đón được 3 triệu lượt khách, trong đó có 0,3-0,5 triệu lượt khách quốc tế. Ngày lưu trú bình quân 3,8-4 ngày; Phát triển 6 loại hình du lịch, gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, DLST, du lịch thăm quan, du lịch thể thao, du lịch vui chơi giải trí, du lịch hội nghị-hội thảo. Việc lựa chọn loại hình du lịch được quy hoạch đề xuất 10 nhóm biện pháp, trong đó có điều tra đánh giá chính xác hiện trạng về tài nguyên, phân loại hệ thống dịch vụ, khách sạn để phát hiện tiềm năng chưa khai thác, các yếu kém của hệ thống để có kế hoạch khắc phục; Quy hoạch các làng văn hóa các dân tộc; Phân loại, hệ thống hóa, tổ chức các lễ hội truyền thống; Khuyến khích quy hoạch các làng nghề truyền thống.

- Về định hướng các loại hình kinh doanh du lịch: Xây dựng hệ thống loại

hình chun mơn hóa theo quy trình khai thác và kinh doanh hiện đại với các sản phẩm của khu: Văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng; Tham quan, nghiên cứu lịch sử; Thăm quan danh lam thắng cảnh, khám phá hang động. Hướng khai thác: Du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh; Du lịch nghiên cứu; Du lịch thăm quan danh thắng.

- Về định hướng phát triển không gian du lịch: Được dựa trên cơ sở của

sự phân bổ nguồn tài nguyên du lịch; kết cấu hạ tầng; nhu cầu của khách du lịch, phù hợp với không gian KT-XH trên địa bàn của tỉnh và mối quan hệ với lãnh thổ lân cận, cũng như trên những vùng lãnh thổ rộng lớn hơn.

. Về khơng gian du lịch: Ninh Bình được chia thành 7 khơng gian: Tràng

An- Tam Cốc - Bích Động- Cố Đơ Hoa Lư; Trung tâm thành phố Ninh Bình; Suối nước nóng Kênh Gà- Động Vân Trình- Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long- Chùa Địch Lộng- Động Hoa Lư; Thị xã Tam Điệp - Phòng tuyến Tam

Điệp Biện Sơn; Hồ Yên Thắng - Hồ Đồng Thái-Động Mã Tiên; Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn; Cúc Phương- Kỳ Phú- Hồ Đồng Chương.

Trong quy hoạch PTDL cũng tổ chức một số tuyến du lịch chuyên đề, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh kể cả nước ngoài. Cụ thể:

9 tuyến du lịch nội tỉnh: Trong đó, có 7 tuyến du lịch thành phố Ninh Bình

với: Tràng An - Cố Đơ Hoa Lư - Chùa Bái Đính; Cố Đơ Hoa Lư - Chùa Bái Đính; Tam Cốc - Bích Động - Hải Nham; Định Lộng - Văn Long - Động Hoa Lư - Kênh Gà; Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương; Thị xã Tam Điệp - phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn; hồ Yên Thắng - hồ Yên Đồng - động Mã Tiên; 01 tuyến Tam Cốc - Bích Động - nhà thờ Phát Diệm - Vùng ven biển Kim Sơn - các làng nghề; 01 tuyến Núi chùa Non Nước - núi chùa Bái Đính - Kênh Gà - Vân Trình.

10 tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế: Ninh Bình - Hà Nội; Ninh Bình- Hải

Phịng - Quảng Ninh - Trung Quốc; Ninh Bình - Lào Cai - Trung Quốc; Ninh Bình - Điện Biên - Trung Quốc; Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phịng - Quảng Ninh; Ninh Bình - Tuyên Quang - Hà Giang; Ninh Bình - Hà Tây - Hịa Bình; Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An; Ninh Bình - Quảng Bình - Huế - Đà Nẵng.

- Định hướng đầu tư PTDL:

. Phát triển các cơ sở lưu trú chú trọng về chất lượng;

. Phát triển các cơng trình dịch vụ du lịch, hội chợ, triển lãm, nhà hàng ăn uống, dịch vụ mang tầm cỡ quốc tế;

. Tơn tạo các di tích văn hóa-lịch sử, phát triển lễ hội truyền thống; . Xây dựng trung tâm tư vấn đầu tư PTDL;

. Xây dựng hệ thống an ninh, an toàn du lịch.

Trên cở sở định hướng PTDL dài hạn, tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết từng cụm, từng dự án đầu tư phát triển. Cụ thể như sau:

* Khơng gian Tràng An-Tam Cốc - Bích Động- Cố Đơ Hoa Lư

- Về quy hoạch phát triển du lịch: Về quy hoạch tổng thể tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử-văn hóa Cố đơ Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình theo quyết định số 82/2003/QĐ-TTg, ngày 29/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở quyết định này, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết gồm:

. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị vùng bảo vệ đặc biệt Cố Đơ Hoa Lư, với diện tích 339,65ha theo quyết định 577/QĐ- UBND, ngày 8/6/2009.

. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tuyến du lịch Cầu Vòm- Bến xe Đồng Gừng, với diện tích 119,76 ha theo quyết định 1460/QĐ-UBND tỉnh ngày 7/12/2009.

. Quy hoạch chi tiết khu du lịch Tam Cốc-Bích Động,với diện tích 350,3ha theo quyết định 2795/QĐ/UBND ngày 14/12/2006.

. Quy hoạch tổng thể khu DLST Tràng An với diện tích 3.682ha.

- Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Hiện nay, đã có 48 tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh du lịch với tổng số vốn 4.659,557 tỷ đồng. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng mức vốn 9.390,875 tỷ đồng.

* Trung tâm thành phố Ninh Bình

- Quy hoạch chi tiết: Hiện nay chưa có, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đầu tư UBND tỉnh đã xây dựng quy hoạch chi tiết cho khu dịch vụ khách sạn trung tâm với diện tích 21,7ha theo quyết định 1857/QĐ-UBND, ngày 27/10/2008, trích dẫn trong BTGTUNB,2013.

- Quy hoạch sử dụng đất: Các khu dịch vụ du lịch ở hai huyện Hoa Lư và Gia Viễn. Khu đất dịch vụ du lịch Ninh Khang 1 có diện tích 41,48ha trong khi khu Ninh Khang 2 có diện tích 15,3ha theo Quyết định 1432/QĐ-UBND ngày 25/11/2009.

- Quy hoạch khu cơng viên văn hóa Tràng An với diện tích 288,05ha theo Quyết định 444/QĐ-UBND, ngày 6/5/2009.

- Về đầu tư xây dựng cở hạ tầng: Hiện đã có 134 tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh du lịch với tổng số vốn là 4.696,837 tỷ đồng.

* Suối nước nóng Kênh Gà- Động Vân Trình- Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long- Chùa Địch Lộng- Động Hoa Lư

- Về quy hoạch PTDL:

Không gian du lịch này là điểm du lịch quốc gia đã có trong quy hoạch du lịch đồng bằng sơng Hồng. Do đó, quy hoạch khu DLST Vân Long đã được tỉnh

phê duyệt với diện tích 3.710ha theo quyết định 222/QĐ-UBND ngày 24/1/2007, trích dẫn trong BTGTUNB, 2013.

Quy hoạch khu du lịch dịch vụ xã Gia Thanh huyện Gia Viễn với diện tích 13,3ha theo Quyết định 533/QĐ-UBND ngày 31/5/2001, trích dẫn trong BTGTUNB, 2013.

Quy hoạch chung cho khu du lịch suối khống nóng Kênh Gà- Động Vân Trình hiện đang trong q trình điều chỉnh và hồn thiện.

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Đã đầu tư đường vào khu di tích, đường đê bao quanh khu đất ngập nước, 1 điểm đỗ xe, 1nhà vệ sinh, nạo vét 1 tuyến du lịch đường thủy. Có 26 tổ chức, cá nhân đầu tư vào dịch vụ với tổng số vốn 1.597.645.000 đồng. Trong đó có 1 khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 4 sao với 175 phịng, trùng tu hai di tích quan trọng là Thung Lau, Thung Lá.

* Thị xã Tam Điệp - Phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn

- Về quy hoạch PTDL: Không gian này đã được UBND thị xã Tam Điệp hoàn thiện xong

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Hiện có 19 tổ chức, cá nhân,doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh du lịch, với số vốn 1.829,573 tỷ đồng.

* Hồ Yên Thắng - Hồ Đồng Thái - Động Mã Tiên

- Về quy hoạch PTDL: Hiện đã được phê duyệt

. Quy hoạch phát triển khu sân Golf 54 lỗ Hồ Yên Thắng -Quyết định 2077/QĐ-UBND ngày 13/11/2008, trích dẫn trong BTGTUNB, 2013.

. Quy hoạch PTDL hồ Đồng Thái với diện tích 2.118ha theo quyết định 337/QĐ-UBND ngày 31/12/2004, trích dẫn trong BTGTUNB, 2013.

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Hiện có 1 tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh với tổng số vốn 808,81 tỷ đồng.

* Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn

- Về quy hoạch PTDL: Được nghiên cứu và lập quy hoạch năm 2012. Với sản phẩm du lịch như: tham quan nhà thờ đá Phát Diệm; tham quan làng nghề, cảnh quan ven biển. Hướng khai thác: Du lịch văn hóa tín ngưỡng, du lịch thăm quan nghiên cứu; DLST; du lịch biển.

- Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Về cơ bản đầu tư xong hệ thống đường trục chính quốc lộ 10 từ thành phố Ninh Bình đến nhà thờ đá Phát Diệm và đường 408B đi từ thị xã Tam Điệp xuống chợ Cồn Thoi và đê Bình Minh III.

* Cúc Phương- Kỳ Phú- Hồ Đồng Chương

- Về quy hoạch PTDL: Hiện chưa có quy hoạch cho khơng gian này. Nhằm khai thác tiềm năng phát triển không gian này, tỉnh đã phê duyệt diện tích 401,39ha theo Quyết định 53/QĐ-UBND ngày 14/1/2011.

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Hiện có 22 tổ chức cá nhân đầu tư vào kinh doanh du lịch với tổng số vốn 1.975,755 tỷ đồng.

Lần thứ ba: Trên cơ sở nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể phát trieenrc du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đế năm 2030”; Thực trạng PTDL và các ngành khác có liên quan trong giai

đoạn 2010 - 2017; định hướng phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Ninh Bình xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến

năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tập trung hoàn thiện quy hoạch chi tiết

các khu du lịch, đồng thời quản lý chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc quy hoạch PTDL sau khi được phê duyệt. Thông qua việc thực hiện các quy hoạch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng, nâng cấp, tạo điều kiện cho du lịch phát triển - thể hiện rõ việc gắn quy hoạch PTDL với quy hoạch BVMT.

Thông qua việc quy hoạch PTTDL gắn quy hoạch BVMT sinh thái, góp phần vào ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình:

Một là, về nguồn nước

* Môi trường nước mặt: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 39 hồ lớn nhỏ,

gần 1.000km sơng suối và hệ thống kênh mương nhân tạo như sơng Đáy, sơng Hồng Long, sơng Vân, sông Vạc, sông Lạng, sông Ân... Đây là nguồn nước mặt lớn phục vụ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và nguồn nước cấp sinh hoạt.

Tuy nhiên, mơi trường nước đã có biểu hiện ơ nhiễm cục bộ tại một số khu vực như cầu Non Nước - thành phố Ninh Bình; sơng Đáy đoạn đị Độc Bộ, huyện Yên Khánh...; các hồ nội thành thành phố Ninh Bình (hồ Lâm Nghiệp,

Biển Bạch); nước mặt khu vực làng nghề chế biến bánh đa, bún Yên Ninh, huyện Yên Khánh; khu công nghiệp Gián Khẩu... Do nhận thức của người dân nơng thơn về BVMT chưa cao nên tình trạng xả rác, nước thải ra ao, hồ, kênh mương đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt.

-Nước ngầm: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 5 tầng nước ngầm bao gồm:

- Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen trên, hệ tầng Thái Bình (QVI3tb) - Tầng chứa nước lỗ hổng holocen dưới, phụ hệ tầng Hải Hưng dưới (QVI1-2hh1)

- Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen, hệ tầng Hà Nội (QII-III1hn)

- Tầng chứa nước khe nứt, lỗ hổng trầm tích Pliocen, hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb);

- Tầng chứa nước khe nứt, karst các thành tạo carbonat Triat trung, hệ tầng Đồng Giao (T2ađg);

Trong 5 tầng chứa nước, tầng có giá trị khai thác sử dụng hơn cả là tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen và hệ tầng Hà Nội, đây là nguồn cung cấp nước sạch chủ yếu cho sinh hoạt của nhân dân hiện nay.

Chất lượng nước biến đổi theo từng khu vực khác nhau. Càng về phía gần biển thì mức độ khống hóa càng tăng, nước trở nên lợ và mặn - lợ. Các khu vực ở rìa phía Tây, Tây Bắc huyện n Khánh nước thuộc tầng chứa nước này có chất lượng tốt hơn các khu vực khác. Do có mối quan hệ trực tiếp với nước mặt nên tầng chứa nước Holocen trên có nguy cơ ơ nhiễm cao bởi các chất thải, các cơng trình vệ sinh... trên bề mặt thấm xuống. Đặc biệt ở các khu vực có hoạt động du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch xử lý nước thải bằng cơng nghệ bể lắng cơ học, sau đó ngấm thẩm thấu xuống lịng đất, gây nguy cơ ô nhiễm cao cho nguồn nước ngầm. Hiện nay, nguồn nước Holocen vẫn thường được khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt của người dân... Tại các khu vực đặc biệt khó khăn về nguồn nước ngầm thì nguồn nước này được sử dụng cho cả ăn uống khi cạn kiệt nguồn nước mưa.

- Môi trường nước biển ven bờ

Chất lượng môi trường nước biển ven bờ huyện Kim Sơn chịu tác động mạnh của nguồn nước sông Đáy, nguy cơ bị ô nhiễm do nước sông Đáy rất lớn

do tiếp nhận toàn bộ lưu lượng nước thải của các tỉnh thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy: Thành phố Hà Nội, Hà Nam, Hịa Bình, Nam Định, Ninh Bình và đổ ra biển qua cửa Đáy. Độ mặn cũng biến đổi mạnh theo lưu lượng nước sông Đáy: độ mặn cao về mùa khô và thấp về mùa mưa.

Theo kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ cho thấy: hàm lượng Fe tại tất cả các điểm đo đều cao hơn quy chuẩn kỹ thuật cho phép từ 1,1- 6,4 lần. Còn chỉ tiêu pH, TSS,.. độ đục nằm trong quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

* Nước thải

Tổng lượng nước thải cơng nghiệp của tồn tỉnh Ninh Bình ước tính khoảng 7.144m3/ngày. Nước thải tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành: sản xuất vật liệu xây dựng, phân đạm, chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, nước giải khát… và có nồng độ các chất gây ơ nhiễm khác nhau.

Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tồn tỉnh ước tính khoảng 90.000m3/ngày. Hiện nay hầu hết lượng nước thải sinh hoạt của các cơ sở dịch vụ và hộ gia đình mới được xử lý sơ bộ thông qua bể tự hoại và đổ ra môi trường. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng BOD5 và hợp chất hữu cơ chứa nitơ cao, có chứa nhiều coliform, các vi khuẩn và mầm bệnh.

Hai là, về mơi trường khơng khí

* Mơi trường khơng khí khu vực thành phố Ninh Bình

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 94 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w