Chườm nóng ướt cũng gồm nhiều phương pháp. Phương pháp phổ biến nhất là dùng khǎn hoặc gạc tẩm nước nóng vừa phải rồi đắp lên vùng định
chườm. Chườm nóng ướt được áp dụng trong các trường hợp sau: - Vết thương hở.
- U nhọt.
- Trong trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ như khi đau mắt.
a) Chuẩn bị bệnh nhân:
Như phần chườm nóng khô.
b) Chuẩn bị dụng cụ:
Bình hoặc phích đựng nước hay dung dịch.
Dung dịch chườm có thể tùy theo chỉ định. Thường dùng nước thường, có khi dùng cồn Boric 2%, dung dịch NaCl 0,9%, rượu quế, rượu hồi...
Nếu chườm lên vết thương hở thì dung dịch chườm phải đảm bảo vô khuẩn.
Nhiệt độ của dung dịch chườm 40-50oC.
- Nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước chườm. - Gạc miếng hoặc khǎn bông.
Nếu đắp lên vết thương hở thì phải chuẩn bị gạc vô khuẩn.
- 2 kẹp hoặc kìm Kocher - Tấm nylon hoặc vải dày
Phủ ngoài gạc hoặc khǎn để giữ sức nóng được lâu.
- Dầu nhờn: Parafin
c) Tiến hành:
- Pha nước, kiểm tra nhiệt độ của nước chườm.
Nếu không có phích nước nóng thì phải đun dung dịch hay nước nguội cho tới khi thấy bốc hơi. (Nhiệt độ của dung dịch hoặc nước lúc này ở khoảng 40-50oC).
Đun cách thủy nếu chườm nóng ướt lên vết thương hở.
- Đem dụng cụ đến bên giường bệnh. - Cho bệnh nhân nằm tư thế thích hợp. - Nhúng gạc hoặc khǎn vào dung dịch. - Vắt cho ráo bằng kìm Kocher.
Khi chườm nóng ướt lên vết thương hở phải đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn.
- Mở rộng khǎn ra, từ từ đắp lên vùng chườm.
- Phủ tấm nylon hoặc vải dày lên trên lớp gạc hoặc khǎn chườm.
- Thay gạc hoặc khǎn chườm khi hết nóng (trung bình 10 phút thay 1 lần) - Lấy gạc hoặc khǎn ra khi không chườm nữa.
Không nên chườm quá lâu. Thời gian mỗi lần chườm từ 20-40 phút. Sau đó cho bệnh nhân nghỉ một vài giờ rồi lại chườm tiếp nếu cần.
Xoa dầu nhờn khi bệnh nhân kêu nóng rát. Không xoa đầu lên mặt vết thương.
- Cho bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái.
- Trường hợp chườm ở mặt: Dùng gạc vuông 5x5 cm.
Nếu có một mắt đau thì phải che mắt lành lại. Cho bệnh nhân nằm nghiêng về bên mắt đau để tránh gạc đè lên mắt đau.
d) Thu dọn và bảo quản dụng cụ:
- Đưa toàn bộ dụng cụ đã sử dụng về phòng cọ rửa để xử lý theo quy định. - Trả các dụng cụ khác về chỗ cũ.
e) Ghi hồ sơ:
Như phần chườm nóng khô.
3.2.1 Chuẩn bị bệnh nhân:
Như chuẩn bị bệnh nhân để chườm nóng.
3.2.2 Chuẩn bị dụng cụ:
Túi chườm: Số lượng tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân. - Vồ đập đá (nếu cần).
- Chậu đựng đá đập nhỏ.
Đá dập nhỏ vừa phải, ngâm đá vào chậu nước một lát để đá bớt sắc cạnh tránh làm thủng túi chườm.
- Bao túi hoặc khǎn. - Bǎng vải, kim bǎng. - Bột talc.
3.2.3 Tiến hành:
- Kiểm tra xem túi có bị thủng không.
- Cho đá vào túi chườm khoảng 1/2 - 2/3 túi.
Số lượng đá cho vào tùy thuộc vào nơi chườm.
- Đuổi không khí ra khỏi túi chườm, đặt túi trên một mặt phẳng.
- Vặn chặt nắp túi chườm rồi dốc ngược túi chườm (để kiểm tra xem nắp túi có khít không, có rò rỉ không).
- Lau khô và cho túi vào bao hoặc dùng khǎn bọc lại. - Đưa dụng cụ đến giường bệnh.
- Cho bệnh nhân nằm tư thế thuận tiện.
- Đặt từ từ túi chườm lên vùng định chườm (đặt từ từ để tránh gây cảm giác lạnh đột ngột cho bệnh nhân).
Vị trí chườm: thường chườm ở hai bên cổ, nách, bẹn hoặc trên vùng đau.
- Cố định túi chườm: có thể treo túi chườm nếu có thể được hoặc dùng gối chèn để giữ túi chườm ở đúng vị trí.
- Thỉnh thoảng kiểm tra toàn trạng bệnh nhân tại chỗ chườm và túi chườm, nếu bệnh nhân rét, khó chịu, thân nhiệt hạ thì thôi không chườm nữa, phải luôn giữ da vùng chườm khô ráo.
- Đổ bớt nước trong túi ra và cho thêm đá vào để duy trì nhiệt độ chườm nếu cần thiết, thường sau khoảng 2-3 giờ thay đá trong túi một lần.
- Lấy túi chườm ra khi không chườm nữa: thời gian chườm có thể ngắn hoặc kéo dài tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân và chỉ định.
- Lau khô da vùng chườm, rồi xoa bột talc (để tuần hoàn tại chỗ lưu thông trở lại).
3.2.4 Thu dọn dụng cụ:
- Đưa dụng cụ về phòng cọ rửa để xử lý theo quy định. - Trả các dụng cụ khác về chỗ cũ.
3.2.5 Ghi hồ sơ
- Ngày giờ chườm - Nơi chườm. - Thời gian chườm.
- Kết quả chườm, tình trạng bệnh nhân trong và sau khi chườm.
3.2.6 Những điềm cần lưu ý:
- Trường hợp cần làm hạ thân nhiệt thì phải dùng nhiều túi chườm. Đặt túi chườm ở những vùng da mỏng, nơi có nhiều mạch máu lớn chạy qua.
- Không đặt túi chườm kéo dài, thỉnh thoảng phải ngừng chườm một vài giờ sau đó chườm lại.
- Ngừng chườm ngay khi theo dõi thấy da bệnh nhân tím tái, bệnh nhân kêu tê, mất cảm giác vùng chườm, thân nhiệt giảm xuống dưới mức bình thường.