Về phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu 20190829135228 (Trang 31)

- Từng bước nâng cao năng lực quản lý, khai thác sử dụng điện SK tại các cấp; - Khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học kỹ thuật hoặc dạy nghề phát triển giáo

trình và giảng dạy các môn học mới liên quan tới NLSK.

- Khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu và phát triển NLTT trong các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đặc biệt các công nghệ NLTT nói chung và điện SK nói riêng có đặc thù cho điều kiện của Việt Nam nhưng chưa được nghiên cứu sâu.

- Xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn và dài hạn với các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và tập huấn về NLTT/NLSK.

- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các dịch vụ và các tổ chức tư vấn trong lĩnh vực phát triển điện SK.

1.4.8. Phương án tổ chức thực hiện

- Xây dựng chương trình quốc gia về NLTT để thúc đẩy sử dụng NLSK trong lĩnh vực phát điện, triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất điện SK, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển điện SK. - Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất điện SK, khuyến khích nghiên

cứu, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng NLSK.

- Ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng thiết bị nhà máy điện SK, tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng các dự án điện SK nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn. Giám sát và cấp chứng chỉ chất lượng cho các thiết bị nhà máy điện SK nhằm giảm thiểu nhập khẩu các thiết bị chất lượng thấp và nâng cao chất lựợng dịch vụ điện SK.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn và thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện SK. Xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn và dài hạn với các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và tập huấn về điện SK.

- Xem xét và sớm thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển NLTT nói chung để hỗ trợ cho từng loại NLTT trong đó có điện SK (như đã nêu tại quyết định số 1855/QĐ-TTg, ngày 27/12/2007) với chức năng chính của Quỹ này là hỗ trợ cho các dự án như:

+ Sản xuất điện nối lưới từ các nguồn điện SK có giá cao hơn chi phí tránh được về tài chính của người mua.

+ Các nghiên cứu phát triển cũng như việc phát triển cơ sở dữ liệu nguồn SK, tiêu chuẩn các thiết bị, công nghệ...

+ Quỹ sẽ tài trợ trên cơ sở đảm bảo minh bạch và công bằng cho việc phát triển NLTT nói chung và điện SK nói riêng.

+ Các quy tắc hoạt động của Quỹ sẽ được thể hiện dựa trên quyền lợi được đảm bảo (có tư cách như nhà điều hành hệ thống trong thị trường điện cạnh tranh, hoạt động như một tổ chức độc lập và không tác động tới các nhà sản xuất điện và người tiêu dùng nhưng có vai trò đảm bảo hoạt động của hệ thống ở mức chi phí thấp nhất và bảo đảm độ tin cậy của hệ thống).

+ Nguồn tài chính cho Quỹ: Để hoạt động có hiệu quả, Quỹ phải có nguồn tài chính đảm bảo và cố định nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư có cơ sở để vay vốn. Nguồn tài chính cho Quỹ được dựa trên nguồn ngân sách Nhà nước, thuế các bon, phụ thu tiền điện và các nguồn khác. Mức độ tài trợ phải đảm bảo hoàn thành mục tiêu phát triển NLTT nói chung và điện SK nói riêng đã đề ra. Các yêu cầu tài trợ được nêu trong báo cáo cho từng năm và từng loại hình công nghệ.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược

CHƯƠNG 2. PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. Xác định phạm vi của ĐMC và các vấn đề môi trường chính của QHĐSKQG

2.2. Phạm vi thực hiện ĐMC

Phạm vi không gian của ĐMC

Phạm vi không gian của ĐMC của đề án QHĐSKQG đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Nhưng chỉ tập trung vào hai dạng sinh khối: cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp (phụ phẩm sau thu hoạch) cung cấp nhiên liệu cho sản xuất điện nối lưới.

Phạm vi này được xác định dựa trên nguồn cung ứng sinh khối cụ thể như sau:

Sản phẩm Nông- Nhà máy Lâm nghiệp chế biến

Sinh khối Vận chuyển hoặc

không vận chuyển

Tro Hộ tiêu thụ

Nhiệt/Điện

Hình 2-1. Chuỗi cung ứng sinh khối

Sinh khối là phụ phẩm nông nghiệp: Sản phẩm Nông - Lâm nghiệp như lúa, mía, gỗ sau khi thu hoạch được đưa đến nhà máy chế biến như nhà máy xay xát, nhà máy đường, cơ sở chế biến gỗ. Sau quá trình chế biến, nguồn phế thải phát sinh tại các cơ sở như: xay xát lúa tạo ra trấu, quá trình ép mía cây tạo ra bã mía, quá trình chế biến gỗ tạo ra phế mùn cưa, vỏ bảo và đầu mẩu gỗ.

Vùng tập trung chủ yếu cơ sở xay xát lúa là ĐBSCL, các vùng trọng điểm lúa hoặc các tỉnh đầu mối xuất khẩu gạo như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang... Quy mô công xuất trung bình của các cơ sở xay xát khoảng 5 tấn lúa/giờ.

Hiện tại, toàn quốc có 41 NM đường, với tổng công suất ép mía khoảng 146.550 TMN. Phần lớn bã mía đang được sử dụng làm nhiên liệu đốt tại các lò hơi để sản xuất hơi và điện cho sản xuất đường. Trong đó, đã có 8 nhà máy đường bán điện lên lưới.

Trên phạm vi toàn quốc cũng có nhiều các cơ sở chế biến gỗ. Tuy nhiên, các cơ sở này thường nhỏ, chủ yếu sản xuất phục vụ dân sinh tại chỗ.

Phạm vi thời gian

Quy mô về thời gian của ĐMC là toàn bộ thời kỳ quy hoạch đến 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Trong đó, năm cơ sở cho đánh giá hiện trạng là năm 2015 và năm mục tiêu cho xây dựng các kịch bản phát triển là các mốc giai đoạn từ 2015 đến năm 2025 và từ năm 2026 đến năm 2035.

2.3. Điều kiện môi trường tự nhiên, và kinh tế - xã hội

2.3.1. Điều kiện về địa hình, địa lý và địa chất

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, trải dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650km theo hướng Bắc Nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500km; nơi hẹp nhất gần 50km.

Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.

Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1.400km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.

Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Tây-Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược

Hình 2-2. Bản đồ hành chính Việt Nam

2.3.2. Điều kiện khí hậu và khí tượng thủy văn

Khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á.

Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và gió mùa đông Nam, có độ ẩm cao. (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Bên cạnh đó, do

cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí hậu, có nơi có khí hậu ôn đới như Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27 oC và tăng dần từ Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25oC (Hà Nội 23oC, Huế 25oC, thành phố Hồ Chí Minh 26oC). Mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào các tháng Mười Hai và tháng Giêng. Ở vùng núi phía Bắc như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, nhiệt độ xuống tới 0oC, có tuyết rơi.

Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán.

Sông ngòi: Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10km), chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt.

2.3.3. Điều kiện hải văn

Việt Nam có một phần lãnh thổ rộng lớn trên biển Đông, bao gồm thềm lục địa, vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế cùng với nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ, tổng diện tích vùng biển Đông thuộc Việt Nam khoảng gần 1 triệu km2. Biển Đông Việt Nam có 2 đặc tính quan trọng, là biển kín và đặc tính nội chí tuyến gió mùa với sự phân hóa bắc nam và sự biến đổi theo mùa rõ rệt.

Nhiệt độ nước biển: tầng mặt cao, trung bình năm trên 23oC, biến động theo mùa, theo khu vực và theo độ sâu. Tại các vịnh nông, vịnh Bắc Bộ, tầng đáy chỉ lạnh hơn tầng mặt 1- 2oC. Ngoài khơi, vùng biển sâu, sự khác biệt về nhiệt độ giữa các tầng lớn hơn nhiều, đặc biệt là khoảng độ sâu 100-400m.

Độ mặn nước biển: trung bình khoảng 32 – 33‰, thay đổi tùy theo khu vực, theo mùa

và theo độ sâu. Ngoài khơi, độ mặn cao và ổn định nhưng ven bờ do ảnh hưởng của nước sông ngòi đổ ra nên có sự biến động theo mùa rõ rệt và có sự khác nhau giữa 3 miền. Độ mặn cao vào mùa khô và thấp vào mùa mưa lũ, độ mặn tại các cửa sông có thể giảm xuống dưới 24‰ và trở thành nước lợ.

Sóng: Sóng biển không lớn và bị chi phối bởi chế độ gió mùa trên mọi vùng biển. Mùa

gió Đông bắc, tốc độ gió lớn, nên sóng nhiều và lớn hơn. Mùa gió Tây nam, ít sóng và sóng nhỏ hơn, nhưng khi có bão thì sóng lại lớn hơn nhiều tạo sóng gió và sóng lừng từ hướng Đông bắc tới và vỗ mạnh vào bờ biển, nhất là ở Trung Bộ. Gió trong bão có tốc độ 200 km/h thì sóng có thể cao tới 12m.

Nơi nhiều sóng và sóng lớn nhất là duyên hải Trung Bộ, ở Cồn Cỏ và Phú Quý độ cao sóng trung bình ở cấp IV. Nơi ít sóng và sóng nhỏ nhất là vịnh Thái Lan, thường chỉ đạt cấp I- II. Vịnh Bắc Bộ được đảo Hải Nam che chắn, nên sóng nhỏ hơn so với duyên hải Trung Bộ, độ cao sóng trung bình khoảng cấp II-III. Nhưng khi gió mùa đông bắc tràn về hoặc khi có bão, sóng có thể rất lớn, ví dụ như tại Cô Tô, độ cao cực đại của sóng đạt 6,1m, ở Bạch Long Vĩ là 7m, ở Hoàng Sa và Trường Sa đều là 11m.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược

Thủy triều: Chế độ thủy triều ven biển Việt Nam rất đặc biệt và có sự phân hóa mạnh

theo khu vực từ Móng Cái đến Hà Tiên. Chế độ nhật triều đều và không đều hoạt động mạnh ở ven biển, có nơi chế độ nhật triều rất điển hình (Hòn Dấu).

Sóng nhật triều mạnh nhất ở Bắc Bộ sau giảm dần và suy yếu khi đến Huế. Từ Huế lại mạnh dần tới Nam Bộ. Sóng bán nhật triều mạnh nhất ở Nam Bộ, từ đó giảm dần ra phía Bắc Bộ và về vịnh Thái Lan. Tùy theo mối quan hệ giữa sóng nhật triều và sóng bán nhật triều, có thể phân ra 6 khu vực có chế độ thủy triều khác nhau: Móng Cái đến Thanh Hóa, Nghệ An đến Quảng Bình, Quảng Trị đến Tp. Đà Nẵng, Tp. Đà Nẵng đến mũi Ba Kiệm, Mũi Ba Kiệm đến Cà Mau và Cà Mau đến Hà Tiên.

Hải lưu: do là biển kín kiểu Địa Trung Hải nên chủ yếu là những dòng địa phương do

gió mùa và địa hình bờ biển chi phối. Các hải lưu từ phía Bắc xuống và từ Thái Bình Dương vào chỉ tô đậm thêm vào các dòng này. Vì thế mà các hải lưu trên biển Đông có sự biến động

Một phần của tài liệu 20190829135228 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w