Từ sự phân tích trên, luận án sẽ tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm và GQVL của nơng dân trong q trình ĐTH; tác động của ĐTH đến GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội. Đây chính là khung lý thuyết, là cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả giải quyết những nội dung cơ bản của luận án.
- Trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu của các cơng trình có liên quan đã được cơng bố, kết hợp với khảo sát thực tiễn, tiến hành điều tra xã hội học ở một số huyện thuộc ngoại thành Hà Nội, luận án phân tích thực trạng GQVL của nơng dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH thơng qua đánh giá vai trị của các chủ thể phối hợp tham gia GQVL như Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội nông dân, doanh nghiệp, doanh nhân... Để làm được điều đó luận án hướng phân tích thực trạng GQVL của nông dân vào nội dung cụ thể sau:
+ Xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn; về việc làm tạo cơ sở căn cứ pháp lý để GQVL của nông dân (gắn với chủ thể GQVL là Đảng, Nhà nước ở Trung ương và các tổ chức đảng, chính quyền, ở thành phố và các huyện ngoại thành Hà Nội).
+ Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và khối liên minh cơng - nơng - trí thức trong vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân (gắn với chủ thể: nơng dân, doanh nghiệp, hội nơng dân, trí thức);
+ Giáo dục đào tạo hướng nghiệp nâng cao trình độ chun mơn, học vấn, tay nghề cho nơng dân..., từ đó bản thân nơng dân chủ động, tích cực tự tìm kiếm cơ hội, tạo việc làm cho mình;
- Nghiên cứu thực trạng GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội trong bối cảnh đơ thị hóa tìm ra những vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh, những vấn đề đặt ra đang làm ảnh hưởng đến GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội trong q trình ĐTH, từ đó cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết để tạo ra những mơi trường, điều kiện và cơ chế, chính sách phù hợp nhằm giải quyết hiệu quả việc làm của nông dân ở vùng này;
- Đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH một cách ổn định, bền vững.
Vì những lý do trên đây, tác giả đã lựa chọn vấn đề Giải quyết việc làm
của nông dân ngoại thành Hà Nội trong q trình đơ thị hố hiện nay làm đề
tài luận án chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, với mong muốn góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, kế hoạch, đề án của thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao đời sống của nơng dân trong vùng và giữ gìn trật tự an tồn của xã hội, giữ vững ổn định chính trị của thành phố Hà Nội và của đất nước.
Tiểu kết chƣơng 1
Việc làm và giải quyết việc làm là vấn đề quan trọng không chỉ đối với mỗi cá nhân, mà còn là vấn đề mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ở nước ta, quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, quá trình CNH và ĐTH cũng đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm.
Nhưng hiện nay do nền kinh tế còn kém phát triển, nên các nguồn lực cho tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động xã hội nhìn chung cịn thấp, do vậy sức ép trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có một bộ phận khơng nhỏ nơng dân cịn rất lớn.
Do vậy, thực hiện tốt vấn đề này không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, của chính quyền địa phương, của mỗi người khi đến tuổi lao động có nhu cầu việc làm để ổn định cuộc sống và đóng góp vào sự phát triển xã hội, mà cịn đóng góp phần quan trọng vào việc giữ gìn sự ổn định và phát triển bền vững của mỗi gia đình, rộng hơn là của mỗi địa phương và tồn xã hội. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này nên giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó bao gồm giải quyết việc làm cho nơng dân trong q trình CNH và ĐTH đã trở thành chủ đề thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học khác nhau cả trong và ngoài nước. Điều này được minh chứng thơng qua những cơng trình tiêu biểu mà luận án đã lựa chọn để tổng quan.
Thông qua việc đánh giá một cách tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác giả một lần nữa khẳng định: kết quả nghiên cứu của các cơng trình đó có những giá trị nhất định và là những gợi ý quan trọng để luận án có thể tham khảo trong quá trình triển khai thực hiện những nội dung của luận án; đồng thời, từ đó tránh được sự trùng lặp và có căn cứ để triển khai mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu mới của đề tài.
Chƣơng 2