Các nhân tố chi phối đến hoạtđộng xuất khẩu của doanh nghiệp Dệt may

Một phần của tài liệu BC_TRAN VIET LONG (Trang 33 - 35)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.3 Các nhân tố chi phối đến hoạtđộng xuất khẩu của doanh nghiệp Dệt may

Thứ hai, tăng cường ứng dụng khoa học vào sản xuất. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tiến tới mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành dệt may buộc phải sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực có sẵn và các lợi thế vốn có của quốc gia cũng như của doanh nghiệp, đồng thời tiếp cận với sự phát triển của khoa học- công nghệ trên mọi lĩnh vực để nâng cao chất lượng, tăng sản lượng và hướng tới sự phát triển bền vững cho đất nước và doanh nghiệp.

Thứ ba, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế, công nghệ nước ta còn thấp, chính sách nhập khẩu trong thời gian qua đã tạo thuận lợi để Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, giải quyết sự thiếu hụt về nguyên, nhiên liệu, máy móc thiết bị. Nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện trình độ công nghệ của nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn và tốt hơn.v,v.

Tiểu kết: Hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may có vai trò rất quan trọng đối với

không chỉ bản thân mỗi doanh nghiệp dệt may mà còn đối với cả nền kinh tế quốc dân trong việc phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ ngoại giao, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Chính vì lẽ đó, trong nhiều năm qua, hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của doanh nghiệp được Đảng và Nhà nước xem như là một hướng phát triển có tính chiến lược để góp phần hiện đại hoá nền công nghiệp nước ta.

1.3 Các nhân tố chi phối đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệpDệt may Dệt may

1.3.1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước

Chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại, mà còn cả trong tương lai. Vì vậy, nghiên cứu chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp doanh nghiệp am

hiểu, hưởng ứng và tuân thủ, bên cạnh đó, doanh nghiệp chủ động xây dựng được các kế hoạch xuất khẩu ngắn và dài hạn phù hợp trong tương lai.

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Đây là một chiến lược tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm xuất khẩu ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu cuả thị trường thế giới dựa trên cơ sở khai thác tốt với nhu cầu của thị trường quốc gia. Với chiến lược này, Nhà nước có các chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu trong đó có doanh nghiệp ngoại thương. Cụ thể, năm 2008, Chính phủ đã thông qua Quyết định về chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may, trong đó nhấn mạnh: “Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới”17. Thực tế, những năm vừa qua, ngành dệt may đã được hỗ trợ rất nhiều, có thể kể đến các chính sách hỗ trợ nguồn vốn vay ngân sách, vốn ODA.v.v, cùng hàng loạt các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu, công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may. Ngoài ra, chính phủ còn dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Đối với vấn đề ngành may mặc Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài như hiện nay, chính phủ đã ban hành quyết định số 29/QĐ-TTg, ngày 8/1/2010 phê duyệt chương trình phát triển cây bông Việt Nam, theo đó nhà nước sẽ đầu tư kinh phí, giống vốn, chuyển giao công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất bông, từng bước đáp ứng nhu cầu bông trong nước, tạo điều kiện để ngành dệt may tăng trưởng và phát triển ổn định.

Quan điểm ưu tiên cho phát triển xuất khẩu hàng may mặc của Chính phủ còn được thể hiện bằng những nỗ lực của Nhà nước trong việc tăng cường ký kết 17 Xem tại: Quyết định 36/2008/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

các hiệp ước, hiệp định song phương, đa phương với các nước trong khu vực và trên thế giới như: Hiệp định thương mại tư do Asean (AFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định dệt may trong WTO. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng may mặc Việt Nam dễ dàng nhâm thập thị trường các nước, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, do đó doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu những tác động để có sự chuẩn bị và đối phó.

Một phần của tài liệu BC_TRAN VIET LONG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w