Thị trường Châu Mỹ

Một phần của tài liệu file_goc_780600 (Trang 28 - 30)

Bảng 5: SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TẠI CHÂU MỸ 2007-2008

Năm 2007 Năm 2008

STT Thị trường Sản lượng Kim ngạch Sản lượng Kim ngạch (kg) (USD) (kg) (USD) 1 Colombia 67,150.00 192,536.70 72,640.00 155,035.50 2 Mexico 298,704.76 883,739.00 230,146.80 649,350.00

Tổng 365,854.76 1,076,275.70 302,786.80 804,385.50

(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty Panga Mekong)

Từ bảng 5 trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty tại thị trường này có sự biến động theo chiều hướng giảm. Cụ thể về sản lượng năm 2008 giảm 63,068.36 Kg so với năm 2007 (tức giảm 17.24%) và giá trị giảm 271,890.20 USD (tức giảm 25.26%). Đó có thể là do nguyên nhân chủ quan : giá bán của sản phẩm giảm, hoặc do chất lượng hàng hóa, nguyên nhân khách quan có thể thu nhập của người dân bị giảm do khủng hoảng tài chính cũng như các chính sách của nhà nước nhằm hạn chế tiêu dùng. Cụ thể tại thị trường Colombia sản lượng năm 2008 so với năm 2007 tăng 5,490 kg (tức tăng 8.18%), trong khi đó kim ngạch lại giảm 37,501.20 USD (tức giảm 19.48%). Tại thị trường Mexico năm 2008 sản lượng giảm 68,557.96 Kg (tức giảm 22.95%), kim ngạch giảm 234,389 USD (tức giảm 26.52%).

Châu Mỹ hay nói khác đi là khu vực Trung và Nam Mỹ cũng là một thị trường mới và tiềm năng của thủy sản Việt Nam nói chung và cá tra và cá basa của công ty nói riêng. Bên cạnh những thuận lợi: nhu cầu thủy sản đang tăng cao, thị trường tương đối lớn và dễ tính,... cũng như khó khăn thường gặp của việc thâm nhập một thị trường mới: những rủi ro về thông tin, đặc điểm kỹ thuật, các loại thuế, phương thức thanh toán,.. đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty. Hiện tại sản phẩm của công ty đã có mặt tại Mexico và Colombia, đây cũng là một thị trường mới nên có nhiều đối thủ trong và ngoài nước cùng nhắm. Mặt khác, đây là khu vực thị trường có vị trí địa lý khá xa so với Việt Nam, việc xuất khẩu tới khu vực thị trường này mất tương đối nhiều thời gian và chi phí vận chuyển cũng như bảo quản. Do đó, để tiết kiệm chi phí vận chuyển và bảo quản công ty cần đẩy mạnh ký kết các hợp đồng, khai thác sâu vào thị trường để tăng khối lượng nhập khẩu của từng đơn đặt hàng, tiết kiệm chi phí sẽ giúp công ty có điều kiện cạnh tranh về giá tốt hơn.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã lan rộng và làm cho nhu cầu tiêu dùng thủy sản của Mỹ và EU giảm đi rõ rệt. Không thể nằm im chờ cho cuộc khủng này qua đi để rồi tiếp tục xuất khẩu được. Nhận biết được rủi ro đó ngay từ năm 2007 công ty đã xác định thị trường mục tiêu là khu vực Trung Đông, Nam Mỹ, Châu Phi. Do đó, có thể nói Panga Mekong là một trong những công ty xuất khẩu đầu tiên thâm nhập thị trường này, đây là một sự lựa chọn đúng đắn không những làm tăng sản lượng xuất khẩu của công ty mà còn góp phần đưa con cá tra, basa của Việt Nam “bơi xa” hơn trên thị trường thế giới.

Mặc dù có nhiều khó khăn tiềm ẩn khi bắt đầu khai thác một thị trường mới, nhưng cũng chính vì đây là một thị trường mới nên công ty có thể có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, do tất cả các công ty khi thâm nhập thị trường này gần như là có cùng điểm xuất phát về thời gian. Do khả năng sản xuất còn hạn chế, khả năng cung ứng các hợp đồng lớn chưa nhiều, đã làm cho chi phí sản xuất cũng như vận chuyển cao hơn các công ty khác nên đã gây nhiều bất lợi cho công ty về sự cạnh tranh giá cả trên thị trường này.

Một phần của tài liệu file_goc_780600 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w