Nâng cao hiệu quả của công cụ cạnhtranh dịch vụ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty bánh kẹo hải châu 37 (Trang 42 - 50)

II. Những biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng cạnhtranh của

3. Nâng cao hiệu quả của công cụ cạnhtranh dịch vụ

Để tăng cường khả năng cạnh tranh, công ty cũng cần phải sử dụng hiệu quả vụ khí dịch vụ.

Hoạt động dịch vụ trước hết cần phải xác định chính xác được đối tượng tác động để hoạt động đạt được hiệu quả. Mỗi hoạt động dịch vụ có đối tượng riêng do đó thời điểm, cách thức tiến hành khác nhau. Có hoạt động dịch vụ nhằm vào người tiêu dùng cuối cùng là các cá nhân nhưng cũng có những hoạt động tác động vào người mua hàng của công ty chủ yếu là các đại lý người mua buôn.

3.1. Tích cực hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm

Hoạt động quảng cáo, giao tiếp và khuếch trương của côg ty Hải Châu trong những năm qua chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy, một số laọi sản phẩm của công ty mặc dù có mặt trên thị trường nhưng không được mọi người biết đến, thậm chí đến cả tên công ty ở một số nơi một số người cũng không biết. Bởi vậy trong thời gian tới, công ty cần tăng cường các hoạt động quảng cáo bằng các hình thức sau

Thứ nhất, tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể quảng cáo trên truyền hình trung ương và địa phương. Lựa chọn một số tỉnh có khả năng tiêu thụ mạnh để tổ chức quảng cáo trên đài truyền hình và đài phát thanh địa phương, sau đó nhân rộng ra địa phương khác. Nghiên cứu thiết kế nội dung chương trình quảng cáo không chỉ đơn thuần cung cấp các thông tin về sản phẩm của Hải Châu mà trong nó nên xây dựng một biểu tượng hấp dẫn về Hải Châu, có thể thêm vào đó một số kỹ thuật khuyến mại (quà tặng về biểu tượng của Hải Châu, phiếu có thưởng…) khiến người tiêu dùng không chỉ biết đến mà còn tìm mua sản phẩm. Về thời lượng và tần số quảng cáo, công ty nên có kế hoạch hợp lý sao cho tránh tình trạng nhàm chán trong quảng cáo

mà hiệu quả kinh tế đem lại là cao nhất. Mặt khác, công ty cũng nên quảng cáo trên các phương tiện thông tin khác như báo chí, tập san, lịch treo tường. Đối với sản phẩm mới thì sau đợt quảng cáo phải tổ chức ngay đội tiếp thị đưa sản phẩm ra thị trường.

Thứ hai, công ty nên áp dụng quảng cáo trên panô, áp phích đây là hình thức rất có hiệu quả, nó không chỉ nhắc nhở về sự tồn tại sản phẩm trên thị trường mà còn gợi ý, hướng dẫn người tiêu dùng mua hàng ở đâu. Do kinh phí hạn chế công ty không thể quảng cáo bằng panô, áp phích lớn trên ngã ba, ngã tư, trục đường giao thông thì có thể làm bằng cách

 Đặt panô áp phích tại các đại lý, điểm bán hàng của Hải châu để người tiêu dùng biết được ở đó có bán sản phẩm của Hải Châu. Các panô, áp phích phải làm rõ ràng, dễ hiểu, dễ gây ấn tượng…

 Đặt các panô, áp phích trên cá phương tiện vận chuyển của công ty, của đại lý. Hình thức quảng cáo di động này sẽ cung cấp thông tin trên mỗi chặng đường mà nó đi qua.

Thứ ba, công ty nên nghiên cứu quảng cáo bằng tờ rơi giới thiệu về các sản phẩm của Hải Châu, có thể cho vào trong bao gói một số sản phẩm được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh. Chẳng hạn đặt trong sản phẩm bột canh gia vị, đây là sản phẩm được nhiều hộ gia đình ưa dùng. Khi họ có nhu cầu mua bánh kẹ, họ đã có thông tin về sản phẩm của Hải Châu và sẽ tin dùng như tin vào sản phẩm bột canh vậy.

3.2. Tạo thuận lợi trong thanh toán và phục vụ khách hàng.

Nhìn chung, với sản phẩm là bánh kẹo thì chính sách thanh toán và phục vụ khách hàng chủ yếu được nhằm vào các khách hàng đại lý và người mua buốn.

Công ty Hải Châu đã áp dụng một số chính sách thanh toán ưu đãi đối với các đại lý như cho phép các đại lý trả chậm, nhưng chính sách thanh toán của công ty đối với các đại lý còn cứng nhắc so với một số đối thủ cạnh tranh.

Hiện tại công ty cho các đại lý và người bán buôn hưởng chiết khấu bán hàng, đồng thời cũng thưởng cho các đại lý trong trường hợp tiêu thụ được nhiều sản phẩm của công ty ở mức thấp. Điều này không kích thích các đại lý tiêu thụ sản phẩm một cách mạnh mẽ. Vì vậy công ty nên cho hưởng chiết khấu bán hàng 2% doanh số tiêu thụ đối với những đại lý mua hàng từ 5 triệu đồng trở lên và thanh toán ngay

 Phục vụ vận chuyển hàng hoá đến tận các đại lý hoặc trợ giúp cho các đại lý một phần chi phí vận chuyển.

 Bố trí nơi ăn nghỉ và tiếp đón nồng nhiệt đối với những khách hàng ở xa lỡ buổi trú lại ở công ty.

 Làm biển quảng cáo với biểu tượng của mình, công ty trợ giúp cho các đại lý biển quảng c áo và có thể cho nhân viên đến lắp đặt, trang trí gian hàng cho các đại lý.

 Cung cấp bao gói và hỗ trợ kinh phí cho việc bao gói lại các sản phẩm hàng hoá bị rách vỡ bao gói trong quá trình vận chuyển.

Thực hiện các giải pháp trên sẽ làm tăng độ tin cậy của khách hàng vào công ty và do đó công ty sẽ giữ được khách hàng của mình, góp phần làm tăng sự ổn định mạng lưới tiêu thụ

Kết luận

Trong bối cảnh cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng đang gia tăng, việc nâng cao khả năng cạnh tranh đối với mỗi công ty trong ngành bánh kẹo là rất quan trọng. Với một công ty lớn có khả năng cạnh tranh cao như công ty hải Châu, vấn đề này cũng không thể xem nhẹ. Đánh giá đúng khả năng cạnh tranh hiện tại và đề ra được những biện pháp hiệu quả luôn là bài toán khó giải.

Nhận biết nhu cầu khách quan như vậy, trong luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã hoàn thành một cách tương đối hai công việc

Bằng phương pháp phân tích hiện đại, trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty, luận văn đã đánh giá sơ bộ khả năng cạnh tranh của công ty Hải Châu. Theo như kết quả phân tích, công ty Hải Châu có khả năng cạnh tranh tương đối cao.

Luận văn đã đề ra một số biện pháp căn bản phù hợp với điều kiện của công ty để tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trong tương lai.

Do thời gian và hiểu biết hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy, cô giáo, các cán bộ trong công ty và các các bạn.

danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kinh tế thương mại, Chủ biên PGS. TS. Nguyễn Duy Bột và PGS. Đặng Đình Đào, NXBGD, năm 1997

2. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại , chủ biên PGS.TS. Hoàng Minh Đường và TS. Nguyễn Thừa Lộc, NXBGD,1998

3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại (dùng cho cao học), PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang và TS. nguyễn Thừa Lộc, NXBTK, 1999

4. Giáo trình Marketing Thương mại, chủ biên PGS.TS. Nguyễn Xuân quang, NXBTK,1999

5. Giáo trình quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM và ISO- 9000, PGS.TS. nguyễn Quốc Cừ, NXB khoa học kỹ thuật, 2000.

6. Giáo trình kinh tế học vi mô, chủ biên GS.TS. Ngô Đình Giao, NXBGD, 1997.

7. Cạnh tranh bằng giảm tối đa phí tổn thương mại, Jean Guiony, NXB T.PHCM,1995

8. chiến lược cạnh tranh thị trường, Uỷ ban vật giá Nhà nước, 1990 9. Competitive strategy, Michael E.Porter, the Free Pres, 1998 10. Tài liệu của công ty bánh kẹo Hải Châu.

Lời nói đầu

Từ khi Việt Nam xoá bỏ cơ chế kinh tế bao cấp chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển là rất khó khăn. Doanh nghiệp chỉ có thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh bằng cách không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh.

Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước nhưng cũng phải đối mặt với thực tế như trên. Trong thời gian qua, bằng nhiều kế hoạch và biện pháp hiệu quả, công ty đã đạt được một số thành công đáng kích lệ. Mặc dù vậy, công ty vẫn đang tiếp tục tìm hướng đi đúng đắn để phát triển lên tầm cao mới.

Với nhận thức như vậy, sau thời gian thực tập tại công ty bánh kẹo Hải Châu, tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty em mạnh dạn chọn đề tài "

Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu" để viết luận văn tốt nghiệp.

Mục đích nghiên cứu của luận văn là kết hợp những hiểu biết thực tế về tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Châu và những kiến thức đã đọc để đóng góp một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khả năng cạnh tranh của một công ty sản xuất. Theo đó, khả năng cạnh tranh là năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước. Nó được tác động bởi các yếu tố từ đầu vào đến đầu ra của quá trình sản xuất.

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong ngành sản xuất, kinh doanh bánh kẹo của Việt Nam và hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể của công ty bánh kẹo Hải Châu trong giai đoạn 5 năm gần đây ( 1998 - 2002). Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, thống kê khoa học, mô hình hoá.

Luận văn được chia thành 3 chương

Chương I. Lý thuyết cơ sở về cạnh tranh

Chương II. Thực trạng hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của

công ty bánh kẹo Hải Châu

Chương III. Một số biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của công

Do thời gian và trình độ có hạn, luận văn không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của các bạn để em có thể hoàn thiện hơn luận văn này.

mục lục

Chương I. Lý thuyết cơ sở về cạnh tranh ... 1

I. ý nghĩa của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ... 1

1. Nguồn gốc của cạnh tranh ... 1

2. Tác động của quy luật cạnh tranh đến hoạt động của doanh nghiệp ... 1

II. Phương pháp để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp3 1. Phương pháp phân tích theo quan điểm quản trị chiến lược... 3

2. Phương pháp phân tích theo quan điểm tân cổ điển ... 4

3. Phương pháp phân tích theo quan điểm tổng hợp... 4

4. Các biện pháp liên quan đến sản phẩm ... 6

5. các biện pháp liên quan đến giá ... 8

6. Các biện pháp liên quan đến dịch vụ ... 9

Chương II. Thực trạng hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu ... 11

I. Giới thiệu tổng quát về công ty bánh kẹo Hải Châu ... 11

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ... 11

2. Chứcnăng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty ... 12

II. Đặc điểm hoạt động của công ty ... 15

1. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh ... 15

2. Đặc điểm về sản phẩm ... 15

3. Đặc điểm về thị trường và khách hàng, kênh tiêu thụ của công ty ... 16

4. Đặc điểm nội tại của công ty... 18

III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ... 20

1. Kết quả chung... 20

2. Kết quả hoạt động sản xuất ... 22

3. Kết quả tiêu thụ ... 22

IV. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty... 23

1. Đặc điểm cạnh tranh của ngành kinh doanh bánh kẹo của Việt Nam ... 23

2. Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu ... 25

V. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu ... 29

Chương III. Một số biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu... 30

I. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2005 ... 30

II. Những biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty... 30

1. Nâng cao hiệu quả của công cụ cạnh tranh sản phẩm... 30

2. Nâng cao hiệu quả của công cụ cạnh tranh giá ... 36

3. Nâng cao hiệu quả của công cụ cạnh tranh dịch vụ ... 37

Kết luận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty bánh kẹo hải châu 37 (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w