Kiểm soát chặt, xử lý nghiêm hành vi xả thải xuống biển

Một phần của tài liệu 13_9_2016 ban tin thuy san (Trang 27 - 29)

MÔI TRƢỜNG

27. Kiểm soát chặt, xử lý nghiêm hành vi xả thải xuống biển

Bình điều tra thuyền viên của một tàu chở hàng không rõ số hiệu, hàng hóa phủ bạt kín chạy từ đất liền ra biển ném những túi ni-lông lớn nghi chất chải công nghiệp xuống biển vào tháng 8-2016, hôm 12-9, dƣ luận tiếp tục bức xúc với thông tin Đồn Biên phòng Quỳnh Phƣơng - thị xã Hoàng Mai, Nghệ An bắt quả tang một tàu lớn đang đổ chất thải tại vùng biển giáp ranh Nghệ An và Thanh Hóa.

Không nhƣ lần trƣớc, lần này, báo chí cho biết những thông tin rõ ràng: tàu trọng tải khoảng 100 tấn, số hiệu LA 03266 thuộc Công ty TNHH Hiệp Thành; thuyền trƣởng là Huỳnh Sâm Ral, SN 1982, trú tại ấp Hiệp Bình, xã Mỹ Hiệp Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang; không có giấy tờ hợp pháp về số lƣợng chất thải trên tàu; khi bị bắt hai khoang còn chất thải, 10 khoang đã xả; chất thải theo lời khai của thuyền trƣởng là “bùn nạo vét luồng của Cảng Gang thép Nghi Sơn”; cơ quan chức năng Nghệ An đang lấy mẫu chất thải để giám định… Cách đây chƣa lâu, ngày 21-11-2015, lực lƣợng kiểm tra liên ngành của TP Hạ Long (Quảng Ninh) bắt quả tang hai tàu trọng tải lớn lén đổ bùn thải tại khu vực hòn Bái Đông thuộc vùng lõi vịnh Hạ Long, gồm tàu HP 2338 và HP 3695. Theo Ban Quản lý vịnh Hạ Long, lƣợng bùn thải mà hai tàu đã xả xuống vịnh lên tới gần 300 m3.

Những vụ việc này cho thấy, trong khi trên đất liền, việc đổ trộm, chôn chất thải công nghiệp chƣa xử lý, xả thải nƣớc thải công nghiệp ra môi trƣờng (xả ra sông, suối…) dƣờng nhƣ không còn mới, có chăng chỉ là “chƣa bị lộ”, do nhận thức ngƣời dân ngày càng cao, phƣơng thức tiến hành ngày càng dễ bị phát hiện, giám sát của toàn xã hội ngày càng chặt, thì biển cả mênh mông đang có xu hƣớng trở thành chỗ ẩn náu, kiếm lợi và phủi tay xóa dấu vết phạm pháp của các hành vi bất lƣơng.

ỚI tƣ cách là thành viên của Công ƣớc Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Việt Nam không chỉ có trách nhiệm tuân thủ UNCLOS (Điều 216 của UNCLOS 1982 còn đòi hỏi các nƣớc thành viên phải có trách nhiệm thực thi các điều luật và quy định về xả thải xuống lòng biển) mà còn có trách nhiệm thực hiện các ràng buộc quốc tế khác mang tính pháp lý liên quan. Công ƣớc về kiểm soát và vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng - Công ƣớc BASEL 1989 mà Việt Nam tham gia ngày 11-6-1995 là một thí dụ.

Việc thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2013 đã khẳng định không chỉ trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn trách nhiệm trƣớc cộng đồng quốc tế trƣớc các hành vi phá hoại môi trƣờng biển.

Điều 35 về Gìn giữ bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng biển, tại Khoản 3 quy định: “Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không đƣợc thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam”; Điều 37 về Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam nói rõ các hành vi bị cấm, tại Khoản 7: “Gây ô nhiễm môi trƣờng biển” và Khoản 9: “Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế”.

Bộ luật Hình sự 2015 (dự kiến có hiệu lực từ 1-7-2016, đang lùi thời hạn thi hành để sửa chữa) quy định tại Điều 235 về tội Gây ô nhiễm môi trƣờng, nâng mức phạt tiền (từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng) và nâng mức phạt tù (từ 01 năm đến 05 năm). Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp nghiêm trọng có thể bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Đặc biệt, đối với pháp nhân thƣơng mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. Pháp nhân thƣơng mại thậm chí bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều ngƣời, gây sự cố môi trƣờng hoặc gây ảnh hƣởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Là quốc gia biển, phát triển kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng, không thể tách rời nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo vệ môi trƣờng biển. Dù có cơ chế tự làm sạch tự nhiên đến mấy, biển cũng không thể tự bảo vệ, tự cứu mình nếu các hành vi gây ô nhiễm không bị ngăn chặn và nghiêm trị thích đáng, từ việc hoàn thiện khung pháp luật đủ mạnh; phạt nặng về kinh tế, xử lý hình sự cho đến cấm vĩnh viễn các hoạt động gây ô nhiễm.

Chúng ta đã đề cao việc dọn rác trên bãi biển, càng phải đề cao việc phát hiện, xử lý những kẻ xả thẳng chất thải công nghiệp ra biển, ném rác thải công nghiệp xuống biển hòng trốn tránh phí bảo vệ môi trƣờng và chối bỏ trách nhiệm hình sự. Các lực lƣợng hải quân, kiểm ngƣ, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng... cần phải có cơ chế phối hợp tuần tra, phƣơng án xử lý ở những địa bàn trọng điểm với loại hình tội phạm mới này. Cần khuyến khích, trang bị cả phƣơng tiện phát hiện, lƣu giữ, thông tin về bằng chứng tội phạm lẫn hiểu biết cho các phƣơng tiện vận tải, ngƣ dân đánh bắt trên biển. Cần phải tịch thu phƣơng tiện, xử phạt hình sự ngƣời vi phạm thật nặng, truy cứu trách nhiệm khắc phục môi trƣờng để răn đe kẻ làm thuê và lôi ra ánh sáng kẻ chủ mƣu giấu

Ông cha ta nói, “ăn của rừng rƣng rƣng nƣớc mắt”, đó là bài học ứng xử với tự nhiên. Với sông Thị Vải đã có bài học Vedan; với biển, hậu quả vụ Formosa đang nhãn tiền. Bảo vệ môi trƣờng biển chính là bảo vệ cuộc sống và niềm tin của ngƣời dân, bảo vệ chủ quyền và tƣơng lai của đất nƣớc chúng ta. (Nhân Dân 13/9, Song Hà) đầu trang

Sở TN-MT Quảng Bình: Nƣớc biển ở trong ngƣỡng cho phép

Một phần của tài liệu 13_9_2016 ban tin thuy san (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)