Tổng cục Thủy sản Thái Lan cho biết, hiện tất cả các tàu cá của nước này đều lắp đặt hệ thống định vị giám sát tàu cá VMS. Từ trung tâm, các cán bộ của Tổng cục Thủy sản sẽ biết được chính xác các tàu cá đang đánh bắt ở đâu, nằm trong vùng lãnh hải của Thái Lan hay đang ở khu vực cấm đánh bắt. Ngoài chi phí lắp đặt hệ thống định vị khoảng 1.000 USD, hàng tháng các chủ tàu sẽ phải trả khoảng 25 USD cho các nhà cung cấp dịch vụ định vị tàu cá VMS và ứng dụng của dịch vụ này trên điện thoại di động.
Cùng với các biện pháp của Chính phủ, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cũng đã triển khai nhiều biện pháp nhằm góp phần đưa thủy sản Thái Lan ra khỏi danh sách cảnh báo của Liên minh châu Âu. Ngay sau quyết định của Liên minh châu Âu, Thai Union, doanh nghiệp hiện chiếm 1/5 sản phẩm cá ngừ đóng hộp toàn cầu, đã triển khai chiến dịch "Thay đổi biển cả" (Sea Change) nhằm giúp người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc của các sản phẩm do doanh nghiệp này sản xuất. (Đài Truyền Hình Việt Nam 12/4, Ngọc Phương) đầu trang
Mùa săn cá lẹp ở Cà Mau: Làm mỏi tay, phơi thơm nưng nức
Tháng 3 - mùa cá lẹp về, không khí ghe tàu ở các cửa sông, cửa biển vùng Đất Mũi huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) ra vào bến tấp nập. Mùa “săn” cá lẹp ở Cà Mau bắt đầu từ đầu tháng 10 đến hết tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Cao điểm và trúng nhất là từ tháng Giêng đến tháng 3 (âm lịch). Ngư dân tất bật vận chuyển cá lẹp; thương lái hối hả cân đong, ghi chép, tính tiền; phụ nữ phân cỡ, chế biến, phơi khô... tạo nên một bức tranh sinh động về cuộc sống no ấm, đủ đầy của người dân Đất Mũi.
28
Khô cá lẹp vàng ướp không xương.
Cá lẹp có tập tính kiếm ăn ở tầng nước mặt vào ban đêm và lặn xuống tầng nước sâu khi mặt trời lên. Nắm bắt được quy luật này, ngư dân Đất Mũi đánh bắt cá lẹp bằng hai cách: Ban ngày thì dùng lưới 1, lưới 2, còn ban đêm thì dùng hệ thống đèn cao áp kết hợp với lưới cào đuổi theo từng đàn cá.
Quy trình đi đánh bắt cá lẹp ban đêm cứ tiếp tục theo trình tự như thế cho đến khi mặt trời ló dạng. Để có được khoang tàu đầy cá, những ngư dân Đất Mũi phải thức trắng đêm và đối mặt với sóng to gió lớn của biển cả. Sau một ngày đêm trúng mùa, họ bắt được vài trăm ký, thậm chí vài tấn cá lẹp.
Hiện nay, ở Đất Mũi có nhiều cơ sở thu mua, chế biến cá lẹp. Cá lẹp đánh bắt về được thương lái mua tại chỗ, cá lẹp tươi giá từ 15 - 20 ngàn đồng/ký. Cá lẹp làm mắm, làm chả, làm khô mặn và khô ướp... ăn rất ngon.
Từ khi ngư trường Cà Mau xuất hiện nhiều cá lẹp, hàng trăm ngư dân Đất Mũi đã mua sắm trang thiết bị, ghe tàu để hành nghề khai thác. Nghề này có thu nhập khá, mang lại cho ngư dân Đất Mũi cuộc sống ổn định hơn. (Báo Đất Mũi/ Dân Việt 13/4, Huỳnh Lâm) đầu trang
Bình Thuận: Kiểm tra, xử lý nghiêm tàu thuyền hành nghề cào nhám
Sau khi Báo Bình Thuận ngày 3/4/2019 có bài viết “Lại rầm rộ cào nhám trái phép” ở thị xã La Gi, phản ánh thực trạng cào nhám đang diễn biến phức tạp ở địa phương này, có tính chất tận diệt nguồn lợi thủy sản và ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài hải sản ven bờ. Mặc dù Chi cục Thủy sản đã tích cực phối hợp với các lực lượng biên phòng tăng cường tuần tra, bắt giữ và xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm, nhưng tình hình tàu cá cào nhám vẫn không suy giảm.
Nhằm ngăn chặn và xử lý kiên quyết, dứt điểm tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công văn số 1195 ngày 8/4 chỉ đạo: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương chỉ đạo các lực lượng chức năng cùng với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND thị xã La Gi tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm những tàu cá hoạt động nghề cào nhám có hành vi vi phạm. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể tham gia kiểm soát, ngăn chặn, chấm dứt nghề cào nhám cũng như những nghề khai thác thủy sản vi phạm khác trên địa bàn tỉnh. Kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25/4/2019. (Báo Bình Thuận 11/4, M.Vân) đầu trang
Đà Nẵng: Tàu tận diệt hải sản liên tiếp 'tấn công' bán đảo Sơn Trà
Ngày 12.4, Chi cục Thủy sản TP.Đà Nẵng ra quân truy quét các tàu tận diệt hải sản trên khu vực bán đảo Sơn Trà, vịnh Đà Nẵng, khu vực làng Vân đến hòn Chảo.
29 Lực lượng liên ngành bắt quả tang tàu cá khai thác kiểu tận diệt gần bờ khu vực bán đảo Sơn Trà
ẢNH: NGUYỄN TÚ
Trước đó, sáng sớm 11.4, Đồn Biên phòng Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) bắt quả tang 6 tàu của xã Tam Hải, H.Núi Thành (Quảng Nam) đang đánh cá bằng súng điện kiểu tận diệt hải sản ở bán đảo Sơn Trà.
Các tàu này tuy cố tình xóa số hiệu trên thân để tránh bị truy xét, nhưng lực lượng làm rõ đây là các tàu QNa 00610 của ông Lê Văn Lành, QNa 00577 của ông Bùi Ngọc Đáng, QNa 00496 của ông Nguyễn Tấn Sơn, QNa 00459 của ông Trần Đình Vinh, QNa 00395 của ông Đỗ Xuân Vương và QNa 00699 của ông Ngô Thanh Tuấn.
Các chủ tàu này thừa nhận dùng 6 bộ súng điện để khai thác được 200 kg hải sản trái quy định, toàn bộ bị tịch thu tiêu hủy.
Theo Chi cục Thủy sản, thời gian gần đây, xuất hiện các tàu khai thác gần bờ kiểu tận diệt hải sản, hành nghề dụ cá bằng ánh sáng công suất lớn hoặc chích điện, lực lượng phối hợp biên phòng liên tục truy đuổi, nhưng các nhóm 5 - 6 tàu chạy về phía Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) để trốn.
Từ cuối tháng 3 đến nay, ở vịnh Đà Nẵng, Chi cục Thủy sản cũng đã bắt được 3 tàu của các ông Nguyễn Tám (ngụ Q.Sơn Trà), Nguyễn Tạo (ngụ H.Núi Thành, Quảng Nam) và Mai Đăng Khánh (ngụ Q.Sơn Trà) dùng kích điện, ánh sáng công suất lớn khai thác hải sản trái quy định, xử phạt 8,5 triệu đồng/tàu.
Ngoài ra, khu vực bán đảo Sơn Trà cũng tái diễn tình trạng tận diệt hải sản này, từ đầu năm đến nay lực lượng đã bắt được 4 trường hợp, phạt tiền 5,5 triệu đồng/tàu. (Thanh Niên 12/4, Nguyễn Tú) đầu trang
30
Thanh Hóa: Tập huấn Luật Thuỷ sản và hướng dẫn các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá phối hợp với Tổng cục Thủy sản vừa tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Thủy sản năm 2017 và hướng dẫn các quy định của Nhà nước về chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
Hội nghị tập huấn Luật Thuỷ sản và hướng dẫn các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp
Tại hội nghị, các đại biểu là lãnh đạo, cán bộ các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương trọng điểm nghề cá và doanh nghiệp hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thủy sản trên địa bàn tỉnh đã được cán bộ Tổng cục thuỷ sản giới thiệu, quán triệt những nội dung chính trong Luật Thủy sản năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2019; các nguyên tắc của Công ước Luật biển năm 1982; Hiệp định Đàn cá di cư của Liên hiệp quốc; các chỉ thị, kế hoạch của Chính phủ và UBND tỉnh về khai thác thủy sản...Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân trong việc tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về khai thác thủy sản, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Thanh Hóa 11/4, Thanh Hường – Quang Hòa) đầu trang
Quảng Nam: Ngư dân trúng lớn vụ cá cơm
Những ngày này, tại bến cá Tân An (xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) luôn tấp nập người mua kẻ bán, những chiếc thuyền trở về với đầy ắp cá mực, đặc biệt là trúng đậm vụ cá cơm khiến ngư dân vô cùng phấn khởi.
Từ sáng sớm đến tận trưa, tại bến cá Tân An, ghe thuyền lần lượt vào bờ mang theo hàng trăm tấn cá cơm tươi ngon. Được biết, vụ cá cơm bắt đầu trúng đậm từ đầu tháng tư đến nay, mang lại cho ngư dân hàng chục triệu đồng mỗi ngày.
31
Ông Đặng Lân, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết: "Nói chung Bình Minh vụ này trúng đậm, ghe nào ít nhất cũng được 15 đến 20 triệu, ghe nhiều thì được 40, 50 triệu mỗi ngày. Một ngày có khi đánh được cả chục tấn cá mà chủ yếu là cá cơm, rất tươi ngon mà ngày nào cũng đánh được nhiều. Cứ như thế này thì nghề biển chỉ có dư chứ không có thiếu."
Không chỉ được mùa mà còn được giá, sau khi vào bờ, mỗi kí cá cơm được thu mua với giá từ 15.000 đồng đến 17.000 đồng, cao hơn giá thường ngày khiến ngư dân vô cùng phấn khởi.
Bà Nguyễn Thị Lực, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết: "Mấy hôm nay đánh bắt được nhiều cá, chủ yếu là cá cơm. Bà con rất vui mừng. Mà thu mua cũng được giá, bán rất chạy. Mọi khi mua có 10.000 đồng đến 12.000 đồng mà nay mua đến 15.000 đồng. Thương lái xếp hàng để mua cá. Nhộn nhịp lắm. Hy vọng đánh bắt thuận lợi cả năm."
Ông Nguyễn Lai, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết: "Hăng hái, phấn khởi lắm. Có ngày thu cả trăm triệu mà. Nghề biển ở đây là mạnh nhất, cứ bám biển là đủ sống, không cần đi đâu xa cả. Biển nhiều cá, nhiều mực lắm. Cứ bám biển là giàu thôi."
Không chỉ trúng đậm cá cơm, mực và các loại hải sản khác cũng bắt đầu vào mùa, mỗi ghe thuyền sau một đêm ra khơi luôn trở về đầy ắp, báo hiệu một năm đánh bắt bội thu. (ANTV 12/4, BT) đầu trang
CỨU HỘ - CỨU NẠN
Vũng Tàu: Lấy dị vật ra khỏi khoang phổi một ngư dân
Theo thông tin từ Bệnh viện Lê Lợi, thành phố Vũng Tàu, bệnh viện vừa thực hiện thành công ca mổ nội soi lấy dị vật ra khỏi khoang phổi của một ngư dân. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, dần hồi phục sức khỏe.
32
Dị vật trong khoan màn phổi bệnh nhân Huỳnh Lý. Ảnh: TTXVN phát
Theo thông tin từ Bệnh viện Lê Lợi, thành phố Vũng Tàu, bệnh viện vừa thực hiện thành công ca mổ nội soi lấy dị vật ra khỏi khoang phổi của một ngư dân. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, dần hồi phục sức khỏe.
Bệnh nhân tên Huỳnh Lý, địa chỉ 588/15/8 Trần Phú, Phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhập viện lúc 19 giờ 50 phút ngày 8/4. Anh Lý cho biết, khi đang hành nghề biển, do mâu thuẫn anh Lý bị người khác dùng mũi cá kiếm đâm vào ngực trước đó 4 ngày. Khi nhập viện tình trạng bệnh nhân đau tức ngực phải, có một vết thương ở đường lách giữa sườn số 5 và số 6. Kích thước vết thương rộng 2cm có dịch đục tiết ra từ vết thương.
Chụp X quang thấy có dị vật ở ngực phải nên các bác sĩ hội chẩn, thực hiện chụp CT xác định rõ dị vật nằm ở vị trí nào để thực hiện mổ gấp. Sáng 12/4, các bác sỹ Bệnh viện Lê Lợi quyết định thực hiện ca mổ gắp dị vật ra để cứu
33
bệnh nhân Lý. Bác sỹ Nguyễn Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bệnh viện Lê Lợi và bác sỹ Đàm Quang Tùng trực tiếp thực hiện ca mổ. Các bác sỹ thực hiện mổ nội soi vào khoang màng phổi phải và gắp thành công dị vật kích thước 1,5x12 cm.
Các bác sỹ chăm sóc bệnh nhân Huỳnh Lý sau ca mổ.
Sau khi lấy dị vật ra ngoài, các bác sỹ đã bơm rửa khoang màng phổi phải, đồng thời chẩn đoán sau mổ bệnh nhân bị áp xe khoang màng phổi phải do dị vật đâm trúng. (Tin Tức 12/4, Huỳnh Sơn) đầu trang
Quảng Nam: Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà cứu nạn kịp thời tàu cá cùng 51 ngư dân
Thiếu tá Thái Nguyễn Văn Hà, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà (BĐBP Quảng Nam) cho biết, rạng sáng nay (12-4), đơn vị đã cứu nạn thành công 1 tàu cá của ngư dân cùng 51 thuyền viên vào bờ an toàn.
Đó là tàu QNa 91996TS gồm 51 thuyền viên do ông Võ Văn Việt (45 tuổi), trú tại xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam làm chủ phương tiện kiêm thuyền trưởng. Tàu xuất bến ngày 14-2-2019 hành nghề câu mực khơi.
Lúc 2 giờ 40 phút ngày 12-4 khi đang trên đường trở về bến, cách cảng Kỳ Hà khoảng 1,5 hải lý, do sóng lớn phương tiện mất lái va vào rạng đá ngầm, làm vỡ be, nước tràn vào tàu.
Nhận được tin báo, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà đã cử 7 cán bộ, chiến sĩ và huy động các phương tiện đang neo đậu tại cảng Kỳ Hà kịp thời ra ứng cứu.
Đến 5 giờ sáng cùng ngày, phương tiện QNa 91996TS cùng với 51 thuyền viên đã được đưa vào bờ. Trong đó có 3 thuyền viên bị xây xát nhẹ được quân y Biên phòng sơ cứu, còn 2 thuyền viên do vết thương nặng nên đã được đưa vào Bệnh viện để tiếp tục theo dõi, điều trị. (Biên Phòng 12/4, Hồng Anh) đầu trang
34
MÔI TRƯỜNG
Cần Thơ: Tái tạo nguồn lợi thủy sản bảo vệ môi trường sinh thái
Để góp phần bảo tồn đa dạng nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn TP Cần Thơ đã thực hiện nhiều biện pháp thiết thực góp phần bảo vệ môi trường... Trong đó, nổi bật nhất là hoạt động thả cá về với môi trường tự nhiên, tái tạo đàn cá, bảo vệ hệ sinh thái dòng sông, kênh, rạch... Đây còn là hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ các loài cá và môi trường sinh thái tự nhiên...
Việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thiết thực, góp phần bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, cải thiện môi trường, hệ sinh thái, tạo sự phong phú của các quần thể, đa dạng sinh học với nhiều giống loài quý hiếm, có giá trị kinh tế. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, thời gian qua, UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các quận, huyện tập trung thực hiện thả cá ra tự nhiên để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Lượng cá thả ra tự nhiên hằng năm từ 8 đến 10 tấn. Ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: “Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở các thủy vực trên địa bàn TP Cần Thơ có ý nghĩa thực tiễn về phát triền nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và giáo dục sâu sắc nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên. Năm nay, TP Cần Thơ tiếp tục thả cá về môi trường với mong muốn mỗi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ các loài thủy sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái xung quanh chúng tôi để cuộc sống thêm trong lành, an toàn, sạch đẹp...”.
Mới đây, tại sông Cần Thơ, ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng hàng trăm cán bộ, đoàn viên thanh niên thuộc các sở, ngành chức năng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ, Thành đoàn Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ cùng tham gia thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái do Sở NN&PTNT tổ chức. Tại buổi thả cá, ông Nguyễn Thanh Dũng nhấn mạnh: “Để đảm bảo và tạo điều kiện phù hợp cho các đối tượng thủy sản phát triển sinh sản và duy trì nòi giống, chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của động vật thủy sinh. Cụ thể, các cấp chính quyền cần