Các thủ thuật, kỹ năng lâm sàng cơ bản về tiết niệu 1 Thủ thuật đặt sonde niệu đạo-bàng quang

Một phần của tài liệu BÀI GiẢNG TIỀN LÂM SÀNG VỀ CÁC KỸ NĂNG HỎI-KHÁM LÂM SÀNG & CÁC THỦ THUẬT CƠ BẢN VỀ THẬN-TIẾT NIỆU.ThS.BS.Nguyễn Phúc Học (Trang 32 - 34)

8 Thực hiện kỹ năng khám niệu quản, bàng quang trong khám vùng thận-tiết niệu 9 Thực hiện kỹ năng khám niệu đạo nam, nữ & khám tiền liệt tuyến quan hậu môn

7.2 Các thủ thuật, kỹ năng lâm sàng cơ bản về tiết niệu 1 Thủ thuật đặt sonde niệu đạo-bàng quang

7.2.1 Thủ thuật đặt sonde niệu đạo-bàng quang

ĐẠI CƯƠNG

Đặt sonde niệu đạo-bàng quang là thủ thuật dùng để chẩn đoán và điều trị trong một số bệnh tiết niệu. Đây là kỹ thuật sử dụng một ống thông đặt từ lỗ niệu đạo vào đến bàng quang để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài.

CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

 Bác sỹ: 01 bác sỹ thực hiện thủ thuật

 Điều dưỡng: 01 người 2. Phương tiện

 Giường thực hiện thủ thuật: 01

 Sonde bàng quang: các loại kích cỡ tùy thuộc ngƣời bệnh

 Gel bôi trơn hoặc dầu paraffin; Dung dịch Betadin sát trùng: 01lọ

 Săng vô khuẩn loại có lỗ: 01 chiếc; Săng vô khuẩn không có lỗ: 01 chiếc

 Mảnh vải nhựa đặt dưới mông ngƣời bệnh

 Nước muối sinh lý 0,9%: 100ml51

 Kim tiêm, bơm tiêm 5ml: 01 chiếc

 Bông băng, gạc vô trùng: 04 gói

 Găng tay vô trùng: 02 đôi

33

3. Người bệnh

Người bệnh được nghe bác sỹ giải thích kỹ về tác dụng và tai biến của thủ thuật và ký vào giấy cam kết đồng ý làm thủ thuật.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra các xét nghiệm đã được làm 2. Kiểm tra người bệnh: đối chiếu tên, tuổi, chẩn đoán bệnh 3. Thực hiện kỹ thuật

 Người bệnh được kiểm tra mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật

 Bác sỹ rửa tay, đi găng vô trùng, mặc áo thủ thuật

 Người bệnh nằm ngửa, co chân, đầu gối chống lên khoảng 600, bàn chân đặt thoải mái. Trải mảnh vải nhựa dưới mông người bệnh sau đó trải săng vô khuẩn không lỗ.

 Sát trùng rộng toàn bộ bộ phận sinh dục và bàng quang. Trải 01 săng vô khuẩn có lỗ bộc lộ vùng lỗ niệu đạo

 Dùng tay trái để tách hai mép âm hộ hoặc miệng sáo, tay này đã được coi như nhiễm khuẩn nên không dùng để cầm sonde.

 Tay phải cầm và đẩy sonde vào lỗ niệu đạo, khoảng 6-8 cm sau đó xem nước tiểu đã chảy theo sonde ra ngoài chưa. Nếu đã thấy nước tiểu ra ngoài, điều chỉnh sonde và bơm cuff 10ml Natriclorua 9% cố định sonde tiểu.

 Dùng bơm 20 ml lấy nước tiểu vào các ống xét nghiệm.

 Nối sonde tiểu với túi đựng nước tiểu.

34

Một phần của tài liệu BÀI GiẢNG TIỀN LÂM SÀNG VỀ CÁC KỸ NĂNG HỎI-KHÁM LÂM SÀNG & CÁC THỦ THUẬT CƠ BẢN VỀ THẬN-TIẾT NIỆU.ThS.BS.Nguyễn Phúc Học (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)