Cứu 14 thuyền viên gặp nạn trên vùng biển Quảng Bình

Một phần của tài liệu 30_8_2019 Ban tin Thuy san - Full (Trang 27 - 55)

Xuất khẩu thủy sản theo đường biên mậu sang Trung Quốc gặp khó, doanh nghiệp cần sớm thay đổi quy cách sản xuất, bao gói để đáp ứng yêu cầu. Ảnh tư liệu

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phía Trung Quốc thay đổi nhiều quy định mới về quản lý nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng kịp nên hàng hóa bị tồn đọng ở cửa khẩu hoặc bị trả lại.

Trong Công văn số 5388 UBND tỉnh Quảng Ninh gửi các ngành chức năng và các địa phương cũng nêu rõ những thay đổi trong chính sách biên mậu của Trung Quốc đối với việc nhập khẩu mặt hàng thủy sản.

Theo công văn này, năm 2018 chính quyền thị xã Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) khởi động mô hình logistics blockchain xuyên khu vực, xuyên quốc gia đối với hàng thủy sản. Để triển khai mô hình, các cơ quan chức năng của Trung

Quốc đã ban hành nhiều quy định mới về quản lý nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; quy cách, nội dung thông tin sản phẩm trên tem nhãn; quy cách đóng gói hàng hóa, kiểm dịch; kiểm định chất lượng sản phẩm.

Các sản phẩm của Việt Nam chưa nhận được chấp nhận kiểm dịch tại Trung Quốc sẽ không được giao dịch biên mậu, cụ thể là các sản phẩm thủy hải sản (sứa, cá biển…), nguyên liệu từ bột xương, rong biển và dược liệu. Tất cả các sản phẩm cá nuôi hoặc đánh bắt từ biển (từ hải sản ướp đá), đều phải được lấy từ các công xưởng có đăng ký doanh nghiệp Việt Nam, khi khai báo hải quan phải xuất trình chứng thư về thủy sản do Nhà nước Việt Nam cấp.

"Thời gian tới, chắc chắn họ sẽ có động thái kiểm tra chặt chẽ hơn. Điều các doanh nghiệp, người dân cần làm là đảm bảo sản xuất an toàn, có mã số vùng trồng, các cơ sở đóng gói cũng sớm đăng ký mã số để đăng ký với hải quan nước họ”.

28

Các sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu, bao bì đóng gói in ấn phải chắc chắn (không bao gồm sản phẩm ướp đá). Chú thích ghi nhãn phải đầy đủ, bao gồm: Tên thương mại và khoa học, quy cách, ngày sản xuất, số lô, điều kiện bảo quản, phương thức sản xuất (đánh bắt biển/nuôi trồng), vùng sản xuất, tên và mã số doanh nghiệp chế biến sản xuất phải ghi rõ đích đến là nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trước những thay đổi này từ phía Trung Quốc, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản yêu cầu các Sở: NNPTNT, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; Cục Hải quan tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển và các ngành, đơn vị có liên quan chủ động kiểm tra, giải quyết tồn tại, nhằm ngăn ngừa các thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.

Lại có thay đổi từ 1/10/2019

Giữa năm 2018 đến nay, phía Hải quan Trung Quốc liên tục có những thay đổi trong chính sách quản lý, kiểm dịch hàng nhập khẩu. Mới đây nhất, Tổng cục Hải quan Trung Quốc lại tiếp tục ra Thông báo số 70/2019 về quy định quản lý, giám sát việc ghi nhãn bao bì thực phẩm đóng gói sẵn xuất nhập khẩu của Trung Quốc, thời gian bắt đầu áp dụng từ ngày 1/10/2019.

Theo đó, từ ngày 1/10/2019, không yêu cầu đăng ký hồ sơ lưu đối với nhãn mác bao bì của thực phẩm đóng gói sẵn lần đầu nhập khẩu vào Trung Quốc. Việc kiểm tra nhãn thực phẩm đóng gói sẵn nhập khẩu là một trong những nội dung kiểm tra, kiểm nghiệm đối với thực phẩm, cơ quan hải quan Trung Quốc sẽ căn cứ theo các quy định pháp luật liên quan về kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu và vệ sinh an toàn thực phẩm để tiến hành kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật.

Nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm đảm bảo nhãn mác bằng tiếng Trung Quốc trên bao bì đóng sẵn của thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải phù hợp với quy định pháp luật liên quan của Trung Quốc, phù hợp với quy định hành chính và yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia. Nếu thẩm tra không đáp ứng tiêu chuẩn, không được nhập khẩu.

Thực phẩm đóng gói sẵn khi nhập khẩu sẽ được lấy mẫu kiểm tra xác suất tại hiện trường hoặc kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm, nhà nhập khẩu cần cung cấp tài liệu chứng minh hàng hóa đáp ứng điều kiện nhập khẩu, tài liệu gốc và bản dịch ghi nhãn mác, mẫu ghi nhãn tiếng Trung và các tài liệu chứng minh khác cho nhân viên hải quan.

Theo ông Nguyễn Quý Dương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), Trung Quốc sẽ còn có những thay đổi trong chính sách nhập khẩu hàng hóa, nếu các doanh nghiệp không thay đổi về quy cách bao gói, nhãn mác, không đáp ứng đủ các yêu cầu của họ thì sẽ bị ảnh hưởng. (Dân Việt 29/8, Khánh Nguyên)đầu trang

Triển lãm thủy sản lớn nhất Việt Nam có gì lạ?

Triển lãm thủy sản quốc tế 2019 (Vietfish 2019) lần thứ 21 chính thức diễn ra từ ngày 29 đến 31-8 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM.

Sáng 29-8, triển lãm thủy sản quốc tế - Vietfish 2019 chính thức khai mạc đón khách tham quan. Triển lãm quy tụ hơn 340 gian hàng đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Singapore, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan, Đức…

Vietfish 2019 diễn ra trong bối cảnh thị trường thủy sản Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển vượt bậc. Thị trường đa dạng về sản phẩm và dịch vụ, liên tục cập nhật những công nghệ mới nhất của thế giới và giữ mức tăng trưởng liên tục và ổn định theo các năm.

29

Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 thị trường trên thế giới.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2018 đạt gần 9 tỉ USD (chiếm 22,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp). Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 thị trường với hơn 600 doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thủy sản, tạo công ăn việc làm cho khoảng 5 triệu lao động, đưa Việt Nam vào vị trí các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới.

Mang thông điệp và sứ mệnh “Asia’s Home Seafood - Ngôi nhà của thủy sản Á châu” - triển lãm sẽ là một sự kiện chuyên nghiệp, đẳng cấp, là sân chơi lớn hội tụ tất cả tinh hoa của ngành thủy sản Việt Nam, là nơi những nhà nhập khẩu có thể tìm kiếm những sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt nhất, nơi giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của rất nhiều doanh nhân thành đạt hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.

Với 374 gian hàng, 233 đơn vị, Vietfish là điểm đến mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp: đối tác mới, nhà cung cấp mới, công nghệ mới, kiến thức mới…đồng thời chuyên cung cấp các

30

sản phẩm thủy sản sạch và chất lượng của các doanh nghiệp thủy sản lớn và uy tín nhất trong và ngoài nước.

Vietfish là điểm đến mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp: Đối tác mới, nhà cung cấp mới, công nghệ mới, kiến thức mới…

Ông Trương Đình Hòe, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết ngoài việc tăng trưởng như kỳ vọng, việc định vị thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới đã có những chuyển biến tích cực. Người tiêu dùng thế giới ngày càng đánh giá cao sản phẩm thủy sản Việt Nam bởi nguồn cung ổn định và mức độ an toàn thực phẩm tốt.

Vì vậy, việc duy trì và phát triển Vietfish để trở thành cầu nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới là mục tiêu hàng đầu, nỗ lực rất lớn của đội ngũ tổ chức.

"Chúng tôi sẽ xây dựng thương hiệu Vietfish mạnh hơn nữa, để khi nói đến Vietfish, mọi người sẽ nghĩ ngay đến hội chợ thủy sản quốc tế duy nhất tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm thủy sản sạch, chất lượng của các doanh nghiệp thủy sản lớn và uy tín nhất trong và ngoài

31

nước, góp phần phát triển và nâng ngành thủy sản Việt Nam lên một tầm cao mới" - ông Hòe chia sẻ. (Pháp Luật TP.HCM 29/8, Quang Huy) đầu trang

Tự thân con tôm không thể một bước "từ nhà ra cao tốc"

Hiệp định EVFTA được ví như "đường cao tốc" rộng mở cho nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam, trong đó có con tôm. Nhưng bản thân ngành tôm không thể tự mình đi một bước từ nhà lên ngay được cao tốc này.

Với tư cách khách mời danh dự, ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam đánh giá như thế tại Hội nghị Cơ hội và thách thức cho ngành tôm Việt Nam khi tham gia EVFTA, tổ chức tại TP.HCM, chiều ngày 29/8.

Thị trường EU nhập khẩu 23% tôm từ Việt Nam

Hiện EU chiếm khoảng 31% tổng nhập khẩu tôm thế giới và 23% xuất khẩu tôm Việt Nam. Nếu biết tận dụng ưu đãi thuế quan, áp dụng hiệu quả quy tắc xuất xứ, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU sẽ có cơ hội gia tăng từ năm 2020. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này trong nửa cuối năm 2019 chưa thể phục hồi sớm như kỳ vọng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 40% mục tiêu đặt ra. Sự sụt giảm sâu của ngành tôm là 1 thách thức cho tăng trưởng toàn ngành thủy sản.

Có nhiều nguyên nhân được nêu ra, trong có đề cập đến chi phí đầu vào tăng cao như giá điện, nước, xăng dầu, môi trường; lương tối thiểu vùng tăng liên tục; các qui định về giờ lao động chưa hợp lý… Thêm vào đó, thủy sản

32

Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm chủ lực nên lệ thuộc rất nhiều vào biến động thị trường, lợi nhuận thấp và chịu sức ép cạnh tranh lớn.

Ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam

Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Hiệp định WTO lúc trước cũng được dự báo sẽ mang lại vận hội mới. Nhưng thực tế, quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn. Có ngành hàng tăng nhưng cũng có ngành chậm. Tỷ lệ bứt phá trong ngành tôm hiện vẫn chưa cao.

Ông Thắng cho rằng để con tôm bứt phá nhanh hơn, các doanh nghiệp phải làm cho tôm có giá tốt thay vì hy vọng giá tôm thế giới tăng cao. Ngành tôm cần tập trung cho các vấn đề xuất xứ và truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy áp dụng công nghệ vào hoạt động nuôi tôm, tận dụng tốt các cơ hội thuế quan các hiệp định thương mại thế hệ mới.

33

Ngành tôm cần thêm sự phối hợp của nhiều ngành liên quan để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu

“Tuy nhiên, thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng còn nhiều việc phải giải quyết. Nỗ lực của nông dân cũng gần như tới hạn. EVFTA sẽ sớm được phê chuẩn nhưng nội lực của một ngành không thể gánh vác hết được trách nhiệm”, ông Thắng nói.

Đồng tình, ông Matthieu Penot - Đại diện Liên minh châu Âu cho biết ngay cả khi miễn thuế, thị trường châu Âu vẫn đặt yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt mong muốn đưa 2 bên xích lại gần nhau hơn, đảm bảo nhu cầu của người dùng châu Âu”, ông Mathew nói. (Dân Việt 29/8, Nguyên Vỹ)đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Thái Bình: Chủ động bảo vệ các đối tượng thủy sản trước cơn bão số 4

Đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 15.020ha; trong đó, nuôi nước mặn 3.100ha, nuôi nước lợ 3.374ha, nuôi nước ngọt 8.546ha. Ngoài ra, người dân các huyện, thành phố còn nuôi 576 lồng cá trên sông với tổng thể tích 63.183m3.

34

Người nuôi trồng thủy sản tuyệt đối không ở lại chòi canh, lồng bè nuôi khi mưa, bão vào.

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 4, hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của bão đến hoạt động sản xuất thủy sản, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có văn bản yêu cầu các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản chủ động gia cố lại bờ ao, hạ thấp mực nước trong ao, chuẩn bị đăng chắn, dụng cụ cọc tre gia cố, sửa chữa hệ thống bờ, cống, có lưới chắn phòng nước tràn bờ gây thất thoát thủy sản nuôi khi mưa to, gió lớn; rải vôi xung quanh bờ ao phòng nước trôi phèn xuống ao làm biến động độ pH trong ao nuôi; phát quang cành cây xung quanh bờ để tránh lá rơi xuống ao gây ô nhiễm ao nuôi.

Các hộ nuôi cá lồng trên sông cần kiểm tra lồng bè, gia cố lại lưới lồng, hệ thống dây neo, phao lồng, gia cố tấm chắn phía đầu lồng nuôi để hạn chế tốc độ dòng chảy.

Đối với người nuôi trồng thủy sản tuyệt đối không ở lại chòi canh, lồng bè nuôi khi mưa, bão vào, sơ tán các dụng cụ, thiết bị, vật tư, thức ăn của các đối tượng thủy sản. (Báo Thái Bình 29/8, Thanh Huyền)đầu trang

Hà Nội: Phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung - Hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa đồng bộ

Hin nay, các huyn đang đẩy mnh phát trin nuôi trng thy sn tp trung để

nâng cao năng sut, cht lượng sn phm. Tuy nhiên, do h tng k thut các vùng nuôi trng thy sn chưa được đầu tư đồng b, gây khó khăn cho hot động sn xut ca người dân.

Dẫn chúng tôi tham quan khu nuôi trồng thủy sản của địa phương, ông Phạm Văn Ân (xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa) cho hay: Hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi thủy sản của xã vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, đường giao thông vào khu trang trại chủ yếu là

đường rải đá cấp phối nên khi thu hoạch thủy sản hoặc vận chuyển thức ăn, con giống về thả nuôi gặp nhiều khó khăn...

Còn tại xã Vạn Thắng (huyện Ba Vì), mặc dù vùng nuôi trồng thủy sản ở đây đã được

35

cá và hạ tầng phụ trợ cho vùng nuôi, như: Chợ đầu mối, cơ sở chế biến, bảo quản sau thu hoạch...

Trao đổi về những khó khăn trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các vùng nuôi trồng thủy sản, Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Ngô Vi Khả cho biết: "Từ năm 2010, huyện đã được thành phố phê duyệt dự án phát triển khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại 5 xã (Cổ Đô, Phú Đông, Phú Cường, Phong Vân và Vạn Thắng) với quy mô hơn 342ha, vốn đầu tư là 129 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa được triển khai, do một số hạng mục cần thu hồi đất nhưng dự án chưa có kinh phí để giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, hạ tầng kỹ thuật ở các vùng nuôi thủy sản đều thiếu, nhất là các xã chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản phải sử dụng hệ thống thủy lợi chung với sản xuất nông nghiệp, nên việc xử lý nguồn nước nuôi cá và nước thải của các hộ dân thực hiện chưa đúng quy trình kỹ thuật.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội Tạ Văn Sơn, trên cơ sở quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, thành phố đã quy hoạch 13 dự án xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại 10 huyện (Ba Vì, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thanh Oai, Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Thanh Trì) với tổng diện tích 2.400ha. Song, đến nay mới có 2 dự án được đầu tư

triển khai, gồm: Dự án nuôi trồng thủy sản tập trung ở 2 xã Trung Tú và Đồng Tân (huyện Ứng Hòa) với diện tích 232ha và dự án nuôi trồng thủy sản của xã Nghiêm Xuyên (huyện Thường Tín) với diện tích 93,2ha; còn lại 11 dự án vẫn chưa được triển khai. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn để thực hiện các hạng mục của dự án. Điều này cũng gây khó khăn cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để phát triển

đồng bộ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Để tháo gỡ khó khăn về hạ tầng kỹ thuật cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, theo ông Nguyễn Văn Tản ở xã Trung Tú (huyện Ứng Hòa): Các sở, ngành

Một phần của tài liệu 30_8_2019 Ban tin Thuy san - Full (Trang 27 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)