27
Tàu cá có chiều dài 24 m sẽ được lắp đặt thiết bị hành trình MOVIMAR trước tháng 4/2019
Theo lộ trình, đến năm 2020 sẽ thực hiện việc gắn thiết bị hành trình MOVIMAR trên tàu cá (có chiều dài 15 m trở lên) trên địa bàn tỉnh. Chi cục Thủy sản cùng các địa phương, đơn vị sẽ vận động, khuyến khích ngư dân tuân thủ quy định bắt buộc giám sát hành trình…
Việc lắp đặt thiết bị hành trình MOVIMAR giúp cho các cơ quan quản lí hoạt động trên biển và cảnh báo, ngăn chặn, xử lí tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; cung cấp các bản tin dự báo ngư trường giúp ngư dân khai thác hiệu quả trên các vùng biển Việt Nam; đối với việc tìm kiếm cứu nạn, hiện nay hệ thống MOVIMAR là hệ thống tốt nhất trong việc thông tin, liên lạc cho các đơn vị chức năng trên biển (hải quân, kiểm ngư, biên phòng) khi có sự cố xảy ra… (Báo Quảng Trị 19/3, An Phong)
đầu trang
CỨU HỘ - CỨU NẠN
Kiên Giang: Đồn Biên phòng Nam Du cứu kịp thời 8 ngư dân gặp nạn trên biển
Ngày 20-3, Trung tá Đoàn Ngọc Giang, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Nam Du (BĐBP Kiên Giang) cho biết, đơn vị vừa cứu kịp thời 8 ngư dân trên tàu cá gặp nạn trên biển.
Vào lúc 9 giờ ngày 20-3, Đồn Biên phòng Nam Du nhận được tin báo về việc tàu cá KG 92377.TS (tên tàu Minh Trí) do ông Trần Minh Châu (SN 1967, thường trú tại số 55/6A, đường Cô Giang, phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) làm thuyền trưởng, hành nghề thu mua và tải cá, bị nạn cách quần đảo Nam Du về hướng Bắc khoảng 5 lý.
Trước đó, tàu cá của ông Châu đang trên đường chở hàng từ Rạch Giá ra Thổ Châu, khi đi tới khu vực quần đảo Nam Du thì bị kẹt vào đá ngầm lúc 3 giờ sáng ngày 20-3, trên tàu có 8 người.
Nhận tin báo, Đồn Biên phòng Nam Du đã triển khai lực lượng cứu nạn. Khi lực lượng cứu nạn tiếp cận được tàu cá thì phương tiện trên đang trong tình trạng có nguy cơ bị lật, mực nước thủy triều đang rút dần.
Đội cứu nạn nhanh chóng cử người xác minh hướng tàu bị kẹt trên ghềnh đá. Sau đó huy động các phương tiện tham gia cứu hộ kết hợp đưa ngư phủ lên tàu, đảm bảo an toàn, chăm sóc sức khỏe; huy động 3 cặp cào đôi, 1 tàu thu mua kết hợp kéo phương tiện bị nạn ra khỏi ghềnh đá và kéo phương tiện bị nạn cập cảng Nam Du lúc 16 giờ cùng ngày, đảm bảo an toàn về người và phương tiện.
28 Tàu cá được kéo vào bờ. Ảnh: Thế Hạnh
29 Tàu cá KG 92377.TS cập cảng Nam Du. Ảnh: Thế Hạnh
Ông Trần Minh Châu xúc động nói: Trong đêm khuya, phương tiện bị nạn trên biển mênh mông, khiến mọi người trên tàu rất hoang mang, mệt mỏi, chưa biết thông báo cho ai, không rõ phương tiện sẽ bị đá nhọn, sóng lớn làm chìm lúc nào không biết. Rất may có các chiến sĩ Biên phòng đến ứng cứu kịp thời, giúp cả người và tàu thoát nạn.
(Biên Phòng 21/3, Thế Hạnh) đầu trang
Cà Mau: Khẩn trương tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển
Chiều 20-3, Bộ Chỉ huy BĐBP Cà Mau đã chỉ đạo Đồn Biên phòng Sông Đốc phối hợp với các lực lượng khẩn trương tìm kiếm cứu nạn ngư dân bị mất tích trên biển.
Trước đó, tàu cá mang số hiệu BT 93697 TS neo đậu tại vị trí cách Hòn Khoai khoảng 88 hải lý về hướng Nam thì xảy ra xô xát giữa 3 thuyền viên trên tàu. Sự việc khiến ngư dân Nguyễn Quốc Khánh (quê ở Châu Thành, Bến Tre) bị rơi xuống biển mất tích. Thuyền trưởng tàu cá trên đã điều khiển tàu vào Đồn Biên phòng Sông Đốc trình báo vụ việc. (Quân Đội Nhân Dân 20/3, Đức Bình) đầu trang
Cà Mau thả cá thể rùa quý hiếm về môi trường biển
Sáng 21/3, ông Lê Văn Hải, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với ngành chức năng liên quan và người dân địa phương tiến hành thả một cá thể rùa biển quý hiếm về môi trường tự nhiên.
30 Trước đó, vào đầu tháng 3 vừa qua, anh Nguyễn Văn Nghĩa (ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) tiến hành vệ sinh đáy (dụng cụ bắt hải sản) trên sông Cửa Lớn thì phát hiện bên trong có một con rùa biển nặng khoảng 60kg. Sau đó anh Nghĩa mang về nhà nuôi trong bồn nhựa.
Vài ngày trước Hạt Kiểm lâm địa phương phát hiện vụ việc và xác định đây là cá thể rùa biển quý hiếm, nằm trong sách đỏ (người dân địa phương quen gọi là con vích) nên kết hợp cùng chính quyền địa phương đến gia đình anh Nghĩa vận động người này thả về biển.
Gia đình anh Nguyễn Văn Nghĩa đã vui vẻ đồng ý và cá thể rùa nặng 60 kg đã được thả về tự nhiên trong ngày 20/3. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 21/3, Trần Hiếu) đầu trang
DỊCH VỤ - HẬU CẦN
Phú Yên: Ngư dân vẫn thấp thỏm với cửa biển bồi lấp
Những ngày gần đây, cửa biển Đà Diễn tiếp tục là trở ngại của bà con ngư dân thành phố Tuy Hòa. Hơn 600 phương tiện khai thác thủy sản luôn trong tình trạng thấp thỏm, sợ mắc cạn mỗi khi ra vào cảng cá Đông Tác. Theo bà con ngư dân, nếu không sớm nạo vét, di chuyển các doi cát ngay cửa biển, những ngày tới, thậm chí tàu cá không thể ra vào.
Cửa biển Đà Diễn sáng ngày 19/3. Doi cát này gần như bồi lấp hết cửa sông Đà Rằng đổ ra biển. Luồng vào cảng cá Đông Tác cũng bị thu hẹp, chỉ còn lại một con lạch nhỏ…Nước cạn, gần như tàu cá không thể ra vào...Hiện nay, nhiều vị trí tại cửa biển này chỉ sâu khoảng 1,5-2m, khi nào triều lên cao mới đủ sâu để tàu cá ra vào của biển. Dù vậy, nếu tàu cá ra vào đi không đúng lạch nước cũng sẽ bị mắc cạn.
Không chỉ ngư dân phường Phú Đông mà ngư dân phường 6, phường 4… của thành phố Tuy Hòa cũng chung nỗi lo tàu cá mắc cạn. Kể từ năm ngoái, khi cảng cá phường 6 đóng cửa, phải chuyển toàn bộ hoạt động lấy tổn, bán hải sản sang cảng cá Đông Tác. Bởi vậy, nếu không xử lý doi cát lúc này thì hoạt động đi lại của tàu cá rất khó khăn. Ngoài ra, tình trạng bồi lấp cũng đang khiến nhiều tàu cá đã neo đậu phía bờ kè Bạch Đằng không thể ra vào khỏi doi cát kéo dài ở cửa biển Đà Diễn.
Trước tình trạng này, Ban lạch Phú Đông và phường 6 vừa có kiến nghị UBND thành phố Tuy Hòa tổ chức nạo vét, thông luồng để các tàu cá ra vào cảng thuận lợi... UBND thành phố Tuy Hòa cho biết, đã chỉ đạo Phòng kinh tế thành phố trực tiếp làm việc cùng bà con ngư dân để lắng nghe nguyện vọng, kiến nghị xử lý tình trạng bồi lấp cửa biển này.
Hai phường Phú Đông và phường 6 có trên 600 tàu cá và hàng trăm ghe thuyền thường xuyên ra vào cửa biển để khai thác hải sản - nguồn sống chính của trên 5 ngàn nhân khẩu. Cửa biển bồi lấp, những ảnh hưởng về kinh tế đối với đời sống đối của bà con ngư dân lúc này là rất lớn.
(Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Phú Yên 20/3) đầu trang
CHẾ BIẾN
Tăng sử dụng thủy sản chế biến
Nhiều DN chế biến thủy hải sản ngoài sản xuất hàng xuất khẩu còn tập trung sản xuất chế biến hàng tiêu thụ nội địa...
31
Thói quen đã thay đổi
Ông Huỳnh Minh Tường, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến XNK thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) cho biết, lượng sản phẩm thủy hải sản chế biến của DN này tiêu thụ trong nước đang tăng qua từng năm. Thị trường nội địa chính tập trung ở phía Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh Tây Nguyên và miền Tây Nam bộ.
Trong đó, lượng tiêu thụ thủy hải sản chế biến của người dân và du khách đến Vũng Tàu tăng mạnh qua từng năm, hiện đạt doanh thu gần 5 tỷ đồng/năm. Hiện tại công ty có trên 200 mặt hàng thủy hải sản chế biến với những hình thức đông lạnh, một nắng, khô và nướng chín ăn liền. Nhóm sản phẩm này được bán lẻ tại siêu thị của doanh nghiệp và nhiều siêu thị khác ở TP. Hồ Chí Minh như hệ thống Co.op Mart, Aeon Mall…
Sức mua nhóm thủy hải sản chế biến của người tiêu dùng tại thị trường lớn nhất cả nước là TP. Hồ Chí Minh đang ngày càng tăng, do số lượng người dân đô thị có thu nhập khá đang nhiều lên, việc chọn thực phẩm thủy hải sản vào bữa cơm gia đình đang là xu hướng mới, với yêu cầu chất lượng ngày càng cao.
Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam đang có xu hướng gia tăng trong nhóm thức ăn chế biến sẵn và nguyên liệu nấu đóng gói. Trong đó, nhóm thực phẩm từ thủy hải sản chế biến chiếm vị trí quan trọng, bởi các khảo sát về tiêu dùng đều cho thấy, hải sản chế biến sẵn là lựa chọn ưa thích của người dân Việt Nam khu vực thành thị. Các cửa hàng tiện lợi hay điểm bán thức ăn nhanh, hiện đang tập trung vào xu hướng mới này để tăng doanh thu. Thủy hải sản cũng chiếm phần lớn nguyên liệu trong thị phần thức ăn chế biến sẵn của các nhà bán lẻ trong và ngoài nước tại thị trường Việt Nam như Aeon, Lotte, hay Co.op Mart, Satrafood… Những yếu tố này đã khẳng định, thói quen tiêu dùng thủy hải sản của người Việt đang thay đổi theo hướng quan tâm đến chất lượng hơn.
Hướng vào thị trường nội địa
Theo Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), người Việt Nam sử dụng thủy hải sản ít hơn so với một số nước châu Á. Cụ thể, đến năm 2019, mức tiêu thụ hải sản của người Việt là khoảng 38 kg – 40 kg/người/năm, trong khi tại Hàn Quốc là 58 kg/người/năm, Malaysia là 60 kg/người/năm và Nhật Bản 68 kg/người/năm.
Cùng với đó, sự phát triển của kênh bán lẻ hiện đại cùng với nhịp sống tất bật, khiến nhiều gia đình Việt chọn thực phẩm chế biến sẵn, trong đó có nhóm thủy hải sản. Vì vậy, tiêu thụ nội địa của mặt hàng thủy sản còn tiềm năng rất lớn với giá trị tiêu thụ ước đạt trên 22 tỷ đồng/năm (tương đương 1 tỷ USD).
Không bỏ qua cơ hội lớn này, nhiều DN chế biến thủy hải sản ngoài sản xuất hàng xuất khẩu còn tập trung sản xuất chế biến hàng tiêu thụ nội địa. Ông Huỳnh Minh Tường khẳng định, nếu trước đây do sức mua sản phẩm thủy hải sản chế biến, đông lạnh của người tiêu dùng trong nước không nhiều, nên doanh nghiệp chế biến thủy sản ít chú ý sản xuất theo nhu cầu người tiêu dùng nội, mà chỉ tập trung hàng đạt chất lượng xuất khẩu.
Nhưng hiện nay đã khác, người tiêu dùng trong nước đang dần yêu cầu chất lượng cao, an toàn và ngon đối với hàng thủy sản (cả tươi sống, đông lạnh, chế biến và khô…). Đặc biệt, giá cả không quyết định đối với thị trường nội, bởi người tiêu dùng nội đang có xu hướng và khả năng chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe và ngon hơn.
Thực tế cho thấy, sản phẩm thủy hải sản chế biến bán ở thị trường nội ngày càng đa dạng về chủng loại và thêm nhiều sản phẩm cao cấp hơn (như cá ngừ đại dương vây vàng, trứng cá hồi, tôm hùm, bạch tuộc lớn…).
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thì, sản lượng các sản phẩm thủy sản chế biến kinh doanh nội địa hiện nay đạt khoảng 600.000 tấn/năm, gồm thủy sản đông lạnh, nước mắm, mực khô, cá khô, tôm khô... Hiện cả nước có 140 DN và gần 4.000 cơ sở, hộ gia đình tham gia chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa. (Thời Báo Ngân Hàng 20/3, Thanh Thanh) đầu trang
32
Gìn giữ thương hiệu nước mắm Phan Thiết - Bài 1: Làng nghề hơn 200 năm
Trải qua hơn 200 năm hình thành phát triển, thương hiệu nước mắm Phan Thiết không những nổi tiếng trong nước mà còn được thị trường ngoài nước ưa chuộng.
Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên trù phú, nơi vùng biển đầy nắng gió được mệnh danh là “Thủ đô resort” của Việt Nam.
Mỗi năm khoảng 25 triệu lít nước mắm Phan Thiết được đưa ra thị trường. Ảnh: TTXVN
Bên cạnh đó, điều đặc biệt để du khách nhắc đến Phan Thiết còn là vì hương vị nước mắm nơi đây. Trải qua hơn 200 năm hình thành phát triển, thương hiệu nước mắm Phan Thiết không những nổi tiếng trong nước mà còn được thị trường ngoài nước ưa chuộng.
Bình Thuận là một trong những tỉnh có ngư trường lớn của cả nước với vùng biển rộng 52.000 km2, bờ biển dài 192 km. Hàng năm, sản lượng khai thác hải sản đạt trên 200.000 tấn. Với nguồn lợi hải sản dồi dào, đây chính là nguồn nguyên liệu phong phú, chất lượng tạo nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết nổi tiếng từ xưa đến nay. Ông Trương Quang Hiến, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết cho biết, nghề làm nước mắm Phan Thiết đã có tuổi đời hơn 200 năm, đây được xem là nghề chính giúp ngư dân làng biển có cuộc sống khá hơn.
33
Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi cho đường bờ biển rộng và dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, lượng cá biển dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các nghề đánh bắt thủy hải sản.
Lượng cá đánh bắt được rất lớn, không thể tiêu thụ hết nên ngư dân đã đem cá đi muối để bảo quản được lâu hơn. Từ đó, ngư dân nơi đây phát hiện ra rằng, việc ủ cá với muối có thể tạo thành một thứ nước có gia vị đậm đà mà người dân gọi là nước mắm.
Theo “Địa chí Bình Thuận” từ năm 1809 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm Phan Thiết đã trở thành một ngành công nghiệp độc đáo, là ngành công nghiệp duy nhất trong nền kinh tế địa phương.
Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm. Năm 1930, tỉnh Bình Thuận đã sản xuất đến 40 triệu lít nước mắm. Ngoài hoạt động sản xuất của dân bản địa, cư dân các tỉnh ngoài cũng thuê nhà thùng với hàng trăm thùng muối cá tại Phan Thiết để kinh doanh mắm chuyển đi tiêu thụ tại các vùng khác. Với truyền thống cha truyền con nối, nghề làm nước mắm Phan Thiết được giữ gìn và phát triển cho đến tận ngày nay. Ông Nguyễn Văn Kháng, một hộ sản xuất nước mắm truyền thống tại phường Thanh Hải (thành phố Phan Thiết) cho biết, nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm Phan Thiết chính là cá cơm.
Có rất nhiều loại cá cơm nhưng ngon nhất vẫn là cá cơm than và sọc tiêu. Mùa đánh bắt cá cơm thường diễn ra từ tháng tư đến tháng tám âm lịch. Nước mắm được làm vào thời điểm này thường có hương vị rất ngon và đậm đà vì đó là lúc cá ngon và tươi nhất.
Các lều mắm sau khoảng từ 8 đến 12 tháng sẽ cho ra thành phẩm là nước mắm nguyên chất. Loại nước mắm này sẽ không phải xử lý gì thêm và có thể đóng chai đưa đến tay người tiêu dùng.
Ở Phan Thiết, các cơ sở sản xuất nước mắm được gọi chung là nhà lều. Nhà lều nào có thương hiệu nổi tiếng, quy mô sản xuất từ 5-7 que trở lên (mỗi que 24 thùng, cỡ thùng phổ biến có sức chứa 4 tấn nguyên liệu/cái) được gọi là hàm hộ.
Ưu điểm vốn có của nước mắm Phan Thiết là nguyên liệu dồi dào, lợi thế về muối khoáng và bí quyết truyền thống độc đáo. Muối Phan Thiết với nồng độ mặn cao, tinh
34
khiết giúp ủ cá không bị thối và cho ra những sản phẩm thơm ngon, sánh đậm rất đặc trưng.
Ông Trương Quang Hiến, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết cho biết, hình thành từ thế kỷ 18, giờ đây nước mắm Phan Thiết đã trở thành đặc sản nổi tiếng của địa phương, là loại gia vị được tin dùng cả trong và ngoài nước.
Hiện nay, tại thành phố Phan Thiết có khu vực tập trung nghề làm nước mắm lâu đời