Về tài nguyên thiên nhiên:

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 42 - 44)

V. CÁC VỤ LÚA CHÍNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG:

Về tài nguyên thiên nhiên:

- Có nhiều loại đất với diện tích lớn, đất phù sa có giá trị và diện tích lớn thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước.

-Vùng sinh thái đa dạng, đồng ruộng màu mỡ. Đây là điều kiện cơ bản để phát triển nền sản xuất hàng hóa nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện. Hằng năm, tổng sản lượng lương thực có hạt, thực phẩm và nhiều loại nông sản khác đứng thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long).

-Trong vùng có một số tài nguyên khoáng sản với trữ lượng rất lớn như: than đá chiếm 98%, cao lanh chiếm 40%, đá vôi chiếm 25% so với tổng trữ lượng của cả nước. Tạo điều kiện phát triển một số làng nghề thủ công nổi tiếng như Gốm Bát Tràng,...

Về con người: Vùng ÐBSH có nguồn nhân lực lớn, trình độ dân trí cao, tập trung đội ngũ trí thức giỏi, nhân dân có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo.

Về du lịch: Vùng ÐBSH còn có tiềm lực lớn để phát triển mạnh ngành kinh tế du lịch. Phía đông vùng giáp vịnh Bắc Bộ, tổng chiều dài bờ biển 620 km, có tài nguyên du lịch biển đặc sắc với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan nổi tiếng.

Vùng biển Quảng Ninh là một vùng biển rất giàu tiềm năng, một vùng đang phát triển năng động cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Ở đây đang phát triển mạnh ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, nhất là đánh bắt xa bờ. Du lịch biển - đảo đang đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế, với quần thể du lịch Hạ Long đã được xếp hạng vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới. Cảng Cái Lân (một cảng nước sâu) đang được xây dựng và nâng cấp, tạo đà cho sự hình thành khu công nghiệp Cái Lân.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(49 trang)