Những cơ hộ

Một phần của tài liệu Tiểu luận Phân tích Chính sách Vấn đề Ô nhiễm không khí (Trang 25 - 32)

Bên cạnh những thách thức, chúng ta cũng đang có rất nhiều cơ hội để giải quyết về tình trạng ô nhiễm không khí:

Dân trí ngày được nâng lên, đặc biệt nhóm có trình độ giáo dục cao đã thay đổi cũng như lan tỏa thói quen sinh hoạt của người dân thành những thói quen thân thiện với môi trường. Đặc biệt trong vấn đề giao thông, việc sử dụng các loại phương tiện bằng điện thay thế cho các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch tăng cao. Ngày càng nhiều trên mạng xã hội xuất hiện thông tin tố giác những vụ việc cơ sở làm ăn thiếu trách nhiệm, xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm không khí vô

cùng nghiêm trọng. Người dân cảm thấy vô cùng bức xúc và lo ngại về sức khỏe của bản thân và những người xung quanh nên đăng bài kịch liệt phản đối. Làn sóng này đem đến những tín hiệu đáng báo động khiến những nhà chức trách nhanh chóng vào cuộc làm rõ sự việc trả lại sự trong lành cho môi trường sống.

Công nghệ nói chung ngày càng phát triển, các doanh nghiệp bị tạo áp lực cũng phải thay đổi hiện đại hóa sản xuất. Từ đó, những loại máy móc lạc hậu được thay thế bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến, hạn chế gây ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung.

Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đạt được một số thành tựu nhất định, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Cùng với đó, Việt Nam cũng ký kết và thực thi rất nhiều cam kết chính sách chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ngày 8/6/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 102/2020/QH14 phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/11/2018 phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong đó các yêu cầu về bảo vệ môi trường được hai Hiệp định cam kết ở mức cao với các mục tiêu: Thúc đẩy chính sách hỗ trợ lẫn nhau trong thương mại và môi trường; đẩy mạnh thực thi pháp luật về môi trường và các điều ước quốc tế đa phương về môi trường; bảo đảm sự tăng trưởng về thương mại và đầu tư không ảnh hưởng đến chi phí BVMT; nâng cao năng lực của các bên trong giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến thương mại.

2.1 Tổng quan vấn đề ô nhiễm không khí

phố Hà Nội đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cộng đồng. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp ở đây chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm không khí hoặc có nhưng hoạt động không thật hiệu quả và đôi khi mang tính chất đối phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu... đã thải vào môi trường sống một khối lượng lớn bụi, hơi khí độc... gây ảnh hưởng không chỉ cho các công nhân trực tiếp sản xuất mà cho cả dân cư khu vực lân cận. Quá trình phát triển kinh tế cùng với mức độ gia tăng đáng kể các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tổng thể lại càng gây phức tạp thêm cho công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải. Các phương tiện giao thông công cộng ngày càng gia tăng cùng với hiện trạng quy hoạch về mạng lưới các tuyến đường không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đã gây thêm ô nhiễm môi trường không khí. Các hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, và xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí, trong đó do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ 70%. Đây là vấn đề vô cùng bức xúc, nó không chỉ làm suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, sự phát triển của trẻ em nói riêng và sự phát triển con người nói chung.

Ngày 5/6 hàng năm được Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc chọn là Ngày Môi trường thế giới. Đây là sự kiện môi trường quốc tế thường niên hết sức quan trọng được Việt Nam hưởng ứng từ năm 1982, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động của cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ô nhiễm môi trường đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí từ lâu đã luôn là vấn đề nhức nhối gây ảnh hưởng nặng nề do vậy vấn đề ô nhiễm không khí được tất cả các quốc gia, cộng đồng và xã hội cho phép, kêu gọi cùng hành động để cải thiện chất lượng môi trường không khí ở tất cả các thành phố và khu vực trên toàn thế giới.

2.2 Các giả định và tuyên bố phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề

Giả định thứ 1: Ô nhiễm không khí chủ yếu gây ra bởi các khí thải của các phương tiện giao thông.

Giải pháp : Điều tiết phương tiện giao thông, thông qua việc quy định thời gian lưu thông đối với các phương tiện. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị như: giao thông công cộng (xe buýt, tàu điện, tàu điện ngầm…). Khuyến khích phát triển các phương tiện, loại hình giao thông ít gây ô nhiễm không khí như các loại xe chạy bằng điện.

Tuy nhiên việc điều tiết hay quy định thời gian lưu thông đối với các phương tiện sẽ gặp vài những khó khăn do rất khó để thay đổi thời gian hoạt động của các cơ

quan, nhà máy, trường học. Hơn nữa việc tham gia các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện, tàu điện ngầm cũng chưa được phổ biến một phần do các cơ sở hạ tầng hay trang thiết bị, các hệ thống đường đi của phương tiện giao thông cũng chưa phủ hết mọi tuyến đường trên địa bàn… Do đó tuyên bố vấn đề nên tiếp cận theo phương pháp nâng cao nhận thức, hiểu biết, tuyên truyền khuyến khích người dân .

Giả định thứ 2: Ô nhiễm không khí bởi khí thải công nghiệp trong các nhà máy công nghiệp.

Giải pháp: Khuyến khích các cơ sở sử dụng máy móc, trang thiết bị và ứng dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường. Quy hoạch phân loại các khu công nghiệp và phân bố không gian trên địa bàn thành phố, quận huyện phải có ý kiến của Sở Tài Nguyên Môi Trường.

Việc sử dụng các máy móc trang thiết bị mới thân thiện với mội trường sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều về các khí thải độc hại tuy nhiên chi phí mua các trang thiết bị này sẽ tốn một khoản rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng thêm chi phí và điều này cũng đồng nghĩa là giảm lợi nhuận của các nhà máy doanh nghiệp. Nên nhà nước nên có những biện pháp hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp để họ sử dụng các trang thiết bị có lợi cho môi trường hơn.

Giả định 3: Các vấn đề về sinh hoạt và dịch vụ người dân gây nên ô nhiễm không khí

Giải pháp: Cá nhân như khuyến khích việc sử dụng sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường không gây ô nhiễm. Phát huy nhiều ý tưởng, trong việc tận dụng, xử lý rác thải thành dầu, phân bón... Thực hiện chủ trương “Xanh - Sạch - Đẹp” đường làng ngõ phố nhằm góp phần nâng cao ý thức tự giác của người dân trong công tác vệ sinh môi trường thành phố.

4. Một số đề xuất khác: Để giải quyết tình trạng ô nhiễm một cách triệt để cần phải có sự phối kết hợp của nhiều bộ, ngành, cơ quan liên quan. Kêu gọi tất cả mọi người có ý thức bảo vệ môi trường hơn, không vứt rác bừa bài, không sử dụng các phương triện giao thông quá cũ, gây ra nhiều khói bụi... Khuyến khích mọi người đi xe đạp nhiều hơn... Xây dựng và ngày một hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến môi trường, bổ sung nhiều tiêu chuẩn liên quan đến môi trường không khí. Thành lập các đội thanh tra môi trường trực tiếp kiểm tra đánh giá chất lượng của các cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó kết hợp với tuyên truyền đối với người dân thông qua băng zôn, khẩu hiệu, truyền thanh, truyền hình và đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào giảng dạy trong các trường học để người dân thấy được sự cần

thiết của bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế về nhiều mặt (kỹ thuật, công nghệ, phương thức quản lý)… Xây dựng các mô hình lan truyền ô nhiễm để ước tính lượng phát thải trong tương lai từ đó để đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm không khí.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Phân tích Chính sách Vấn đề Ô nhiễm không khí (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w