Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển giống cà chua t252 tại thái nguyên (Trang 29 - 30)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Cây cà chua giống T252 (Đài Loan).

Đặc điểm của giống: Thích ứng rộng, chịu nhiệt tốt, thời gian thu hoạch 60 – 65 ngày sau trồng.

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu:

- Trấu hun: Vỏ trấu có đặc điểm xốp, độ thống khí cao, tăng độ thơng

thống cho mơi trường rễ cây trồng, đồng thời giúp cây có khả năng hấp thu được chất dinh dưỡng. Vỏ trấu đem hun khơng hồn tồn (khoảng 70%), sau khi hun xong có màu đen và có thành phần chính là carbonhydrat và kali.

-Xơ dừa: Có đặc điểm duy trì độ ẩm tốt cho cây trồng (nhờ khả năng hút

nước tốt), tăng cường sự thống khí cho bộ rễ của cây trồng.

+ Bước 1: Cho xơ dừa vào bể nước ngâm khoảng 3 ngày, sau đó đổ bỏ

hết nước đi để lấy mụn dừa có màu vàng đỏ, xả đống xơ dừa với 3 lần nước nữa để tanin được xử lý sạch.

+ Bước 2: Hịa 2 kg vơi với 100 lit nước, tiếp tục cho xơ dừa vào bể

nước vôi ngâm trong 7 ngày. Sau đó, xả sạch nước vơi đi và ngâm xơ dừa trong nước sạch khoảng 1 ngày (thực hiện xả nước 3 lần) để xử lý sạch chất chát và vôi.

+ Bước 3: Xơ dừa trải thành từng lớp cao khoảng 30 - 50 cm, sau đó sử dụng Trico-ĐHCT (108 bào tử/gram) với liều lượng 5 kg với 500 lit nước tưới đều lên đống xơ dừa (độ ẩm đạt 60%), sau đó dùng nilon qy kín đống ủ lại trong 7 ngày.

+ Bước 4: Kiểm tra thành phẩm xơ dừa, khi thấy độ pH từ 5,5 – 6,5 và EC < 0,5 mS/cm là đạt yêu cầu.

- Bã dong riềng: Là phụ phẩm sau khi chế biến tinh bột và miến dong,

với lượng bã thải lớn (bả tươi chiếm 85 – 90% trọng lượng củ), giàu hữu cơ hemi-cellulose, cellulose, tinh bột và protein.

+ Bước 1: Hịa 2 kg vơi với 100 lit nước, cho bã dong riềng vào bể nước vôi ngâm trong 7 ngày. Sau đó, xả sạch nước vơi đi và ngâm xơ dừa trong nước sạch khoảng 1 ngày (thực hiện xả nước 3 lần).

+ Bước 2: Bã dong riềng trải thành từng lớp cao khoảng 30 - 50 cm, sau đó sử dụng Trico-ĐHCT (108 bào tử/gram) với liều lượng 500gr với 500 lit nước tưới đều lên đống (độ ẩm đạt 60%), sau đó dùng nilon qy kín đống ủ lại trong 7 ngày.

+ Bước 4: Kiểm tra thành phẩm xơ dừa, khi thấy độ pH từ 5,5 – 6,5 và EC < 0,5 mS/cm là đạt yêu cầu.

- Phân gà, phân lợn, phân bò: Xử lý theo các bước như sau:

+ Bước 1: Hòa 2 kg chế phẩm Compost Maker với 50 lit nước (để xử

lý riêng cho 1.000 kg phân mỗi loại).

+ Bước 2: Chất đống phân thành lớp cao khoảng 30 cm, sau đó tưới

đều chế phẩm lên mặt đống rồi tiếp tục xếp đống nguyên liệu, lặp lại việc tưới chế phẩm cho đến khi đống ủ cao khoảng 1,5 met, đảm bảo độ ẩm đạt 60%, rồi dùng bạt, nilon quây kín đống ủ.

+ Bước 3: Sau khi ủ khoảng 30 - 35 ngày, kiểm tra nguyên liệu, thấy

hoai mục là sử dụng được.

- Phân trùn quế (Sfarm PB01): Thành phần 100% phân trùn quế

nguyên chất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển giống cà chua t252 tại thái nguyên (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w