PHANH, TREO, CẦU, LÁI 5.1 Cầu chủ động

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hành hệ THỐNG TRUYỀN lực ô tô (Trang 26 - 32)

5.1 Cầu chủ động

5.1.1 Quy trình tháo lắp

Dùng khóa 14 tháo 4 bu lông (tháo vi sai) và tháo bán trục Tháo đai ốc điều chỉnh: khóa 17

Tháo tấm hãm

Tháo nắp vòng bi bán trục Tháo vòng điều chỉnh

5.1.2 Phân loại bán trục và tỷ số truyền vi sai Vi sai loại đối xứng, không có hãm.

Bán trục có giảm tải loại giảm tải 1/2 do có 1 ổ bi nằm trên vỏ vi sai 1 ổ bi nằm trên bán trục Tỷ số truyền vi sai : 41 9 Tỷ số truyền từ trục thứ cấp ra bánh xe : 1 2. 41 9

5.1.3 Kiểm tra, điều chỉnh độ rơ ăn khớp vi sai

- Trước khi kiểm tra cần lắp hoàn chỉnh bộ truyền lực chính và siết các bulông cố định nắp ổ bị hai bên của bánh răng vành chậu + hộp vi sai đủ lực quy định.

•Nới lỏng các bulông bắt giữ nắp ổ hai bên rồi vặn chặt lại bằng tay (không dùng cờ lê).

•Nới đai ốc điều chỉnh bên phải và vặn đai ốc điều chỉnh bên trái để đẩy bánh răng vành chậu vào sát bánh răng quả dứa để loại bỏ khe hở ăn khớp.

•Vặn đai ốc điều chỉnh bên phải vào nhẹ nhàng và từ từ cho đến thấy nặng tay thì vặn thêm 20 -30°. Sau đó dừng lại, quay bánh răng chủ động và bánh răng bị động nhiều vòng để các vòng bị tự định tâm.

•Vặn chặt các bulông giữ nắp ổ lại đủ lực quy định rồi kiểm tra lại độ rơ ăn khớp răng bằng đồng hồ so như đã nói ở trên. Nếu chưa được thì nới lỏng bulông giữ nắp ổ và chỉnh lại. Độ rơ ăn khớp cho phép là 0,15 – 0,23 mm đo ở ít nhất 3 vị trí cách đều nhau theo chu vi trên bánh răng vành chậu. + Đối với kết cấu dùng đệm điều chỉnh (hình 2).

•Để dịch chuyển bánh răng vành chậu, người ta thay đổi bề đày của các vòng đệm ở mỗi bên thay vì dùng đai ốc ren dịch chuyển.

5.1.4 Kiểm tra và điều chỉnh vết tiếp xúc răng giữa và hai bánh răng

Phết dầu bôi trơn và phấn bột vào mặt sườn răng (cung lồi) của bánh răng vành chậu

Quay bánh răng quả dứa thèo chiều xe chạy tới thì ta sẽ thấy được vết tiếp xúc trên bánh răng vành chậu

5.2 Hệ thống phanh 5.2.1 Cấu tạo: a) Phanh đĩa.

- Bầu trợ lực phanh, bình chứa dầu phanh, bơm dầu trợ lực phanh, lọc dầu, áp kế, ống dầu xy lanh chính, xy lanh con piston phanh, càng phanh, má phanh, đĩa phanh.

b) Phanh tang trống.

5.2.2 Nguyên lí hoạt động phanh thủy lực trợ lực khí nén

- Khi người lái đạp bàn đạp phanh, cần đẩy sẽ đẩy ụ cao su đóng của không khí vào làm kín buồng A, lúc này đường chân không được lấy từ sau bướm ga hoặc bơm chân không làm chênh lệch áp suất giữa buồng A và B nên hút màng về phía buồng B, khi đó người lái được trợ lực. Dầu sẽ được đưa từ bình chứa xuống xi lanh kép đến các xy lanh phanh bánh xe làm tách 2 guốc phanh đi ra tỳ lên tang trống tạo ma sát để không cho bánh xe xe quay

5.2.2 Nguyên lí hoạt động phanh khí nén.

- Khi người lái đạp phanh thông qua ty đẩy làm cho piston nén lò xo và đẩy van khí nén mở cửa cho khí nén từ bình chứa phân phối đến bầu phanh bán xe, nén lò xo đẩy cần đẩy và xoay cam đẩy hai guốc phanh ép chặt vào tang trống làm cho tang trống và moay ơ bánh xe giảm dần tốc độ hoặc dừng hẳn

- Khi nhả bàn đạp phanh lò xo đẩy piston và van nén khí về vị trí ban đầu đóng đường khí nén đến bầu phanh, cần đẩy và cam trở về vị trí làm guốc phanh rời khỏi trống phanh kết thúc quá trình phanh

- Khi không có khí nén thì lò xo sẽ đẩy cần đẩy khóa chặt guốc phanh với tang trống không cho xe di chuyển, đó là chế độ an toàn

5.3 Hệ thống treo Xe Toyota Hiace.

- Cầu trước: Hệ thống treo độc lập Macperson ( Có chạc chữ A, lò xo thanh xoắn, giảm chấn).

- Cầu sau: Hệ thống treo loại lò xo nhíp có 5 lá ( 3 chính, 2 phụ) và có giảm chấn.

5.4 LÁI

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hành hệ THỐNG TRUYỀN lực ô tô (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w