Phân tích tình hình tài chính công ty MWG

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN quản trị tài chính 1 đề tài phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư thế giới di động (MWG) trong giai đoạn từ 2018 2020 (Trang 25 - 42)

II. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động

2. Phân tích tình hình tài chính công ty MWG

2.1: Bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.1.1: Bảng cân đối kế toán

TÀI SẢN Thuyết

minh 2018 2019 2020

A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 23.371.995 35.011.897 37.317.234 I.Tiền và các khoản tương

đương tiền 5 3.749.550 3.115.237 7.347.857

1.Tiền 3.363.717 2.024.348 2.243.274

2.Các khoản tương đương

tiền 385.833 1.090.889 5.104.583

II.Đầu tư tài chính ngắn

hạn 50.922 3.137.000 8.057.319

1.Đầu tư nắm giữ đến ngày

đáo hạn 6 50.922 3.137.000 8.057.319

III.Các khoản phải thu

ngắn hạn 1.542.530 1.815.086 1.595.251

1.Phải thu ngắn hạn của khách hàng.

7 369.574 262.268 196.395

2.Trả trước cho người bán ngắn hạn

8 21.007 195.017 287.913

3.Phải thu về cho vay ngắn

hạn - - 80.000

4.Phải thu ngắn hạn khác 9 1.151.949 1.357.800 1.030.943

IV. Hàng tồn kho 10 17.446.005 25.745.428 19.422.177

1.Hàng tồn kho 17.821.138 26.195.935 19.926.364

2.Dự phòng giảm giá hàng

tồn kho (375.132) (450.506) (504.186)

V. Tài sản ngắn hạn khác 582.987 1.199.146 894.629

1.Chi phí trả trước ngắn hạn 11 283.035 487.031 563.786 2.Thuế GTGT được khấu

3.Thuế và các khoản khác

phải thu nhà nước 1.843 2.890 4.752

B.TÀI SẢN DÀI HẠN 4.750.537 6.696.199 8.713.646

I.Phải thu dài hạn 313.776 374.564 439.493

1.Phải thu dài hạn khác 12 313.776 374.564 439.493

II.Tài sản cố định 3.333.148 5.403.777 7.294.962 1.Tài sản cố định hữu hình 13 3.304.924 5.375.279 7.267.319

Nguyên giá 5.788.326 9.148.456 12.963.311

Giá trị khấu hao lũy kế (2.483.403) (3.773.177) (5.695.992) 2.Tài sản cố định vô hình 14 28.224 28.498 27.642

Nguyên giá 33.838 34.852 35.812

Giá trị hao mòn lũy kế (5.614) (6.354) -8.169

III.Tài sản dở dang dài

hạn 256.832 87.430 132.620

1.Chi phí xây dựng cơ bản

dở dang 15 256.832 87.430 132.620

IV.Đầu tư tài chính dài

hạn 59.938 56.464 52.758

1.Đầu tư vào công ty liên kết

17 59.938 56.464 52.758

V.Tài sản dài hạn khác 786.844 773.963 793.813 1.Chi phí trả trước dài hạn 16 84.768 104.029 76.720 2.Tài sản thuế thu nhập

hoãn lại

30.3 149.549 178.799 287.350

3.Lợi thế thương mại 18 552.527 491.135 429.743

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 28.122.531 41.708.096 46.030.880

C.NỢ PHẢI TRẢ 19.139.496 29.564.503 30.549.190

1.Phải trả người bán ngắn

hạn 19 8.244.614 12.055.385 8.728.169

2.Người mua trả tiền trước

ngắn hạn 38.062 81.194 86.907

3.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

20 217.700 374.623 634.918

4.Phải trả người lao động 149.775 258.242 533.572

5.Chi phí phải trả ngắn hạn 21 2.173.065 1.851.967 3.191.005 6.Doanh thu chưa thực hiện

ngắn hạn - 334 308

7.Phải trả ngắn hạn khác. 22 1.208.214 717.885 546.045

8.Vay ngắn hạn 23 5.836.455 13.031.016 15.625.180

9. Dự phòng phải trả ngắn

hạn 56.569 71.691 76.377

10.Quỹ khen thưởng ,phúc

lợi 4.980 30 30

II. Nợ dài hạn 1.210.063 1.122.137 1.126.677

1.Vay dài hạn 23 1.208.167 1.122.137 1.126.677

2.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

30.3 1.896 - -

D.VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.983.035 12.143.592 15.481.690 I.Vốn chủ sở hữu 8.983.035 12.143.592 15.481.690

1.Vốn cổ phần 24.1 4.434.962 4.435.462 4.532.100

-Cổ phiếu phổ thông có

quyền biểu quyết 4.434.962 4.435.462 4.532.100

2. Thặng dư vốn cổ phần 24.1 551.452 555.207 558.110

3.Vốn khác 24.1 1.130 1.130 -

5.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 24.1 447 (28) (1.444) 6.Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối

24.1 3.989.604 7.149.694 10.389.684 -Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối đến cuối kỳ trước 1.138.291 3.315.425 6.470.785 -Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối kỳ này 2.851.313 3.834.270 3.918.898

7.Lợi ích cổ đông không

kiểm soát 24.1 6.249 7.786 9.281

TỔNG CỘNG NGUỒN

VỐN 28.122.531 41.708.096 46.030.880

2.1.1.1: Về cơ cấu tài sản

Qua bảng cân đối kế toán có thể thấy giá trị tổng tài sản của công ty năm 2018 là 28.122.531 triệu đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tới 83,1% tổng tài sản chứng tỏ rằng công ty đang đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn, khả năng thanh khoản của công ty cao. Các danh mục hàng tồn kho và khoản phải thu đều ghi nhận ở mức ổn định lần lượt là 62% và 5,4%. Về nguyên nhân các khoản hàng tồn kho lại lớn là bởi vì trong năm 2018 công ty mở rộng quy mô tăng lên 108 cửa hàng so với năm 2017 nên hàng trữ nhiều để phục vụ cho tất cả các cửa hàng của công ty cũng như phục vụ cho nhu cầu mua sắm trong dịp tết của các tín đồ mua sắm. Về tài sản dài hạn, các danh mục trong tài sản dài hạn của doanh nghiệp như phải thu dài hạn, tài sản cố định… đều được duy trì ở mức ổn định. Cụ thể phải thu dài hạn năm 2018 là 313.776 triệu đồng và tài sản cố định là 3.333.148 triệu đồng.

Sang năm 2019, mức tổng tài sản của công ty tăng 48,31%. Đây là một mức tăng ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trong cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm 83.95% trong tổng tài sản. Trong đó, các danh mục như hàng tồn kho, các khoản phải thu đều ghi nhận mức tăng ổn định so với năm 2018, lần lượt là 47,57% và 17,67%. Đặc biệt, trong năm 2019 ghi nhận sự mức tăng đáng kể trong danh mục đầu tư tài chính ngắn hạn, tăng 3.086.078 triệu VNĐ so với 2018. Về tài sản dài hạn, các danh mục trong tài sản dài hạn của doanh nghiệp như Phải thu dài hạn, Tài sản cố định,… đều duy trì được mức ổn định so với năm trước đó. Cụ thể, danh mục tài sản cố định năm 2019 là 5.403.777 triệu VNĐ, tăng 62,12% so với năm 2018.

Năm 2020 là năm nền kinh tế Việt Nam phải chịu những tác động từ đại dịch Covid 19, tuy nhiên mức tổng tài sản trong năm này vẫn có sự tăng trưởng ổn định, lên mức 46.030.880 triệu đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tới 80,4% tổng tài sản chứng tỏ rằng công ty đang đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn, khả năng thanh khoản của công ty cao. Các danh mục hàng tồn kho và khoản phải thu đều ghi nhận ở mức lần lượt là 53% và 2.7%. Về tài sản dài hạn, các danh mục trong tài sản dài hạn của doanh nghiệp như phải thu dài hạn, tài sản cố định… đều được duy trì ở mức ổn định. Cụ thể phải thu dài hạn năm 2020 là 439.493 triệu đồng và tài sản cố định là 7267.319 triệu đồng. Hàng tồn kho năm 2020 tuy đã có giảm tỷ lệ hơn so với năm trước đó nhưng con số này vẫn khá là lớn cho công ty.

tết.

2.1.1.2: Về cơ cấu nguồn vốn

Trong năm 2018 tổng nguồn vốn có giá trị là 28.122.531 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 31,9% tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tới 68,05%, hệ số tổng nợ/vốn chủ sở hữu là 2,13 >1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, doanh nghiệp có nhiều nguồn nợ phải trả và có sự phụ thuộc vào các nguồn nợ

Năm 2019, tổng nguồn vốn tăng khoảng 48,31% so với năm trước. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 29,12% tổng cộng nguồn vốn, hệ số tổng nợ/ vốn chủ sở hữu là 2,4; hệ số này có xu hướng tăng lên so với năm 2018 (2,1), nhưng vẫn thấp hơn năm 2017 (2,9).

Những nguyên nhân dẫn đến sự biến động trong tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn.

- Nợ phải trả: Trong năm 2019, nợ phải trả của MWG tăng 54,47% so với năm 2018, đặc biệt là trong nợ ngắn hạn. Lý giải cho điều này, trong giai đoạn sau của năm 2019, MWG đã chủ động tận dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để trữ hành tồn kho cho mùa bán tết. Bên cạnh đó, với hệ số tổng nợ/vốn chủ sở hữu là 2,4 vẫn nằm trong mức doanh nghiệp có thể kiểm soát.

- Vốn chủ sở hữu: Trong năm 2019, nguồn vốn chủ sở hữu là 12.143.592 triệu VNĐ, tăng 35,18% so với năm 2018. Sự tăng ổn định trong nguồn vốn chủ yếu nhờ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp. Trong năm 2019, hoạt động kinh doanh của MWG rất ổn định và đạt được nhiều thành công, dẫn đến lợi nhuận lớn. Bên

cạnh đó, trong năm này, công ty đã phát hành 50.000 cổ phiếu, từ đó “làm giàu” thêm trong vốn chủ sở hữu

Trong năm 2020 tổng nguồn vốn có giá trị là 46.030.880 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 33,6% tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tới 66,4%, hệ số tổng nợ/vốn chủ sở hữu >1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Cụ thể:

+ Nợ phải trả: Trong năm 2020, nợ phải trả của MWG tăng 3,33% so với năm 2019. Điều này cho thấy công ty vẫn giữ vững và không có sự chênh lệch đáng kể so với năm 2019, dần ổn định trên thị trường.

+ Vốn chủ sở hữu: Trong năm 2020, nguồn vốn chủ sở hữu là 15.481.690 triệu VNĐ, tăng 27.48% so với năm 2020. Sự tăng ổn định trong nguồn vốn chủ yếu nhờ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp. Trong năm 2020, hoạt động kinh doanh của MWG đang rất ổn định và tăng trưởng mạnh. Năm sau luôn tăng so với năm trước.

2.1.2 Biến động trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(Triệu VNĐ)

Chỉ tiêu Mã

số

Thuyết minh

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

I.Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận kế toán trước thuế

1 3.786.318 5.053.447 5.409.735

Khấu hao và hao mòn tài sản cố định 2 12, 13, 17 1.222.868 1.442.826 2.195.583 (Hoàn nhập dự phòng) dự phòng 3 126.083 90.495 58.366

Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

4 (107) (27) (36)

Lãi từ hoạt động đầu tư 5 (84.857) (341.194) (557.627)

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

8 5.486.723 6.813.684 7.700.024

( Tăng) giảm các khoản

phải thu 9 1.246.646 (675.979) 850.493

(Tăng) giảm hàng tồn kho

10 (4.672.944) (8.374.797) 6.269.271

(Tăng) giảm các khoản phải trả

11 1.331.042 2.823.942 (1.894.206)

(Tăng) giảm chi phí trả trước

12 126.753 (227.805) (75.119)

Tiền lãi vay đã trả 14 (427.564) (537.997) (563.748)

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp

15 (829.523) (1.092.128) (1.494.585)

Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

17 - (15.000)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

20 2.261.134 (1.286.080) 10.792.429

II.Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Tiền chi để mua sắm và xây dựng tài sản cố định

21 (1.495.931) (3.066.921) (3.911.358)

Tiền thu do thanh lí, nhượng bán tài sản cố định

22 1.339 1.290 2.018

Tiền gửi ngân hàng có kì hạn

Thu hồi tiền gửi ngân

hàng có kì hạn 24 - 5.911.392 6.512.150

Tiên chi đầu tư góp

vốn vào đơn vị khác 25 (828.166)

Thu lãi tiền gửi 27 64.286 278.946 335.398

Lưu chuyển tiền thuần vào hoạt động đầu tư

30 (2.344.394) (5.872.761) (8.574.260)

III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Tiền thu từ phát hành cổ phiếu

Vốn góp của cổ đông không kiểm soát

31 703.840

1.514

90.454 105.200

Mua lại cổ phiếu 32 (729) (4.850) (6.040)

Tiền thu từ đi vay 33 31.893.805 45.905.952 51.168.161

Tiền trả nợ gốc vay 34 (31.690.848) (38.801.961) (48.573.996)

Cổ tức đã trả 36 (485.862) (665.093) (678.908)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40 421.719 6.524.501 2.014.415

Lưu chuyển tiền thuần và tương đương tiền chuyển trong năm

50 338.459 (634.340) 4.232.583

Tiền và tương đương

tiền đầu năm 60 3.410.983 3.749.550 3.115.236

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61 107 27 36

Tiền và tương đương

2.1.2.1: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của năm 2018 mang dấu dương. Điều này cho thấy trong năm 2018 dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh đủ bù đắp cho dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động tăng đều qua các năm nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm. Năm 2018 lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động kinh doanh là 2.261.134 triệu đồng. Có thể thấy nguyên nhân là do các khoản tăng/giảm các khoản phải thu khách hàng giảm. Chứng tỏ công ty đã thu hồi được một số khoản phải thu khách hàng, giảm số vốn bị khách hàng chiếm dụng xuống. Nguyên nhân tiếp theo là do tăng/giảm hàng tồn kho. Hai khoản mục trên là nguyên nhân chủ yếu khiến cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm, các khoản mục còn lại không có sự biến động nhiều.

- Trong năm 2019, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là (1.286.080) triệu VNĐ.

Như vậy, trong danh mục này đã có sự giảm rất lớn so với năm trước đó. Giải thích cho điều này, có thể thấy trong năm 2019, danh mục khoản phải thu, hàng tồn kho,… đã có những biến động lớn. Cụ thể, trong năm 2019, danh mục khoản phải thu đã có sự giảm mạnh, từ 1.246.646 triệu VNĐ (2018) xuống còn (675.979) triệu VNĐ (2019), bên cạnh đó, trong danh mục hàng tồn kho, năm 2018 là (4.672.944) triệu VNĐ, nhưng sang năm 2019 con số này là (8.374.797) triệu VNĐ. Cùng với sự biến động của các danh mục khác như chi phí lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí trả trước,… đã dẫn tới sự giảm trong dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

- Trong năm 2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 10.792.429 triệu VNĐ, trong khi đó con số của danh mục này ở năm 2019 là (1286.080) triệu VNĐ. Như vậy, trong danh mục này đang có sự tăng trưởng đột biến sau 1 năm bị giảm cụ thể là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2018 là 2.261.134 và bị giảm khi sang năm 2019 và đã vượt bậc ở năm 2020. Cho thấy sự nắm bắt được tình hình của công ty và đã có những cách giải quyết, chiến lược.

2.1.2.2: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Trong năm 2018 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư mang dấu âm. Để cụ thể hơn ta sẽ đi vào xem xét các chỉ tiêu trong lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của năm 2018 mang dấu âm là bởi: Tiền chi để mua sắm và xây dựng tài sản cố định của năm 2018 cao (1.495.931 triệu đồng) cứ 100 đồng tiền thuần thì có tới 63,8 đồng khoản chi này. Khoản tiền này mang dấu âm thể hiện năng lực sản xuất, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển.

Nhờ khoản tăng đột ngột trong danh mục tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, năm 2019, dòng tiền cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh, lên mức (5.872.761) triệu VNĐ, lớn hơn rất nhiều so với năm trước đó. Bên cạnh đó, trong năm này, công ty đặc biệt đầu tư cho việc xây dựng các tài sản cố định, mở thêm hơn 800 cửa hàng => Mức tăng lớn trong chi phí đầu tư của doanh nghiệp

Nhờ khoản tăng đột ngột trong danh mục tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, năm 2020, dòng tiền cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tiếp tục tăng lên lớn hơn rất nhiều so với năm trước đó. Trong năm nay công thi cũng đã mở rộng thêm thị trường, hàng loại cửa hàng đã xuất hiện để đáp ứng đầy đủ cầu thị trường.

2.1.2.3: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2018 là 421.719 triệu đồng chủ yếu đến từ các khoản phát hành cổ phiếu và tiền thu từ đi vay. Lưu chuyển tiền thuần của năm 2018 mang dấu dương thể hiện doanh nghiệp đã được tài trợ từ bên ngoài, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn vay bằng cách đi vay. Do trong năm nay doanh nghiệp chi trả cô tức với trả nợ gốc tiền vay lớn nên mặc dù dòng tiền thuần có dương nhưng cũng không nhiều.

Bước sang năm 2019: Dòng tiền thu về hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư đều âm, vì thế có thể coi, trong năm này công ty đã sử dụng nguồn tiền từ hoạt động tài chính để bù đắp cho 2 dòng tiền còn lại. Trong năm 2019, nguồn tiền từ hoạt động tài chính đã có mức tăng rất lớn, đạt 6.524.501 triệu VNĐ, tăng rất lớn so với năm trước đó. Bên cạnh sự tăng lên đáng kể trong trả nợ gốc vay, thì tiền thu từ việc đi vay đã giúp doanh nghiệp có được nguồn thu dương từ hoạt động tài chính.

Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2020 là 2.014.415 triệu đồng chủ yếu đến từ các khoản phát hành cổ phiếu và tiền thu từ đi vay. Dòng tiền này đã giảm mạnh so với năm 2019 là 6.524.501 triệu đồng, nhưng so với năm 2018 lại rất là cao vẫn trong tầm dự đoán của công ty.

II.1.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN quản trị tài chính 1 đề tài phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư thế giới di động (MWG) trong giai đoạn từ 2018 2020 (Trang 25 - 42)