So sánh giữa JSP và Servlet:

Một phần của tài liệu Xây dựng WEBSITE mua bán sách tin học qua mạng với SEVERLET JSP và J2EE (Trang 26 - 30)

III. KHẢO SÁT CHI TIẾT VỀ CÔNG NGHỆ

3-So sánh giữa JSP và Servlet:

Đặc tả JSP cung cấp rất nhiều thẻ cho phép người dùng tuỳ biến khi nhúng lệnh Java trong trang JSP. Các thẻ này sẽ kết hợp với các lệnh hay thẻ chuẩn HTML để tạo ra kết xuất cuối cùng trả về trình khách.

Các chức năng của trang JSP hoàn toàn giống với servlet tuy nhiên bạn không cần phải biên dịch trang JSP bằng tay. Trình chủ Web server sẽ thực công việc này hộ bạn.

Như vậy, viết trang JSP đơn giản hơn viết servlet. Nếu đem so sánh bạn sẽ thấy rằng, khi viết servlet bạn phải tự tạo đối tượng luồng xuất

java.io.PrintWriter out = resp.getWriter ( );

để kết xuất kết quả trả về cho trình khách. Trong khi đó nếu viết trang JSP thì không cần phải thực hiện điều này. Bộ diễn dịch JSP đã tạo sẵn đối tượng out cho bạn sử dụng.

Thật ra thì trang JSP được biên dịch thành servlet phía sau hậu trường , kết xuất của trang JSP thật ra là kết xuất của servlet. Tuỳ theo mỗi trình

chủ khác nhau ( như JRun, Tom Cat, J2EE ….) mà sẽ có các tập tin diễn dịch .jsp ra servlet khác nhau.

Theo cơ chế của JSP , bạn không cần phải quan tâm đến những tập tin phụ này. Nếu bạn xoá các tập tin này đi, trình chủ sẽ tự động tạo mới lại. Theo cơ chế này thì trang JSP có thể phải thực hiện chậm hơn servlet thuần túy, nhưng chỉ là lần đầu khi trang JSP được biên dịch. Ở lần triệu gọi kế tiếp từ máy khách, trình chủ không cần dịch lại trang JSP nữa ( trừ khi có thay đổi nội dung trang JSP ). Mã JSP lúc này là mã Java nhị phân (byte- code) được gọi thực thi trực tiếp.

Viết trang JSP đơn giản hơn viết servlet và bạn hoàn toàn có thể tận dụng mọi chức năng của servlet bên trong trang JSP. Tuy nhiên, servlet thường được xem như những đối tượng thành phần (component ) nhúng vào trình chủ (tương tự đối tượng ActiveX hay COM của Microsoft ). Chính vì vậy servlet thường được dùng cho các chức năng xử lý phức tạp như: giao tiếp với Applet phía trình khách, thực hiện bảo vệ tài nguyên, chứng thực mật khẩu … Trong khi đó trang JSP được dùng cho các thao tác truy xuất hay xử lý đơn giản như trình bày giao diện , định dạng trang HTML , triệu gọi các thành phần JavaBean hay servlet khác . Như vậy , kết hợp JSP và Servlet là cách tốt nhất khi bạn chọn phát triển ứng dụng Web bằng Java phía máy chủ.

4 – JavaBeans:

JavaBeans là những giao tiếp lập trình được dùng để tạo ra những khối mã xây dựng sẵn và có thể dùng lại được. Những thành phần JavaBeans có thể được nhúng vào trong một ứng dụng, liên kết với các thành phần JavaBeans khác hay được dùng để kết nối với các ứng dụng. Các ứng dụng Java xây dựng bằng các thành phần JavaBeans có thể đáp ứng cho cả hai phía client và server.

5 – Enterprise JavaBeans (EJB):

Mục đích của Enterprise JavaBeans là xây dựng các thành phần có thể dùng để lắp ráp, tạo nên ứng dụng nhanh chóng, giảm thời gian viết mã chương trình và có khả năng chạy trên server

Một điều đáng lưu ý là Enterprise JavaBeans(EJB) khác hẵn với JavaBeans. Các đối tượng EJB không dùng thể hiện giao diện . Các đối tượng EJB thực hiện chức năng tính toán , kết nối dữ liệu , đưa ra kết quả và giải pháp thiết thực.

JavaBeans gồm những đối tượng hay mã Java cho phép phân biệt thuộc tính cũng như phương thức của đối tượng khi triệu gọi. JavaBeans thường được xem như những thành phần giao diện gắn hay kết nối vào ứng dụng kiểu mô hình lắp ghép.

6 – SQL Server:

Khối lượng thông tin trên Intenet là rất lớn và đòi hỏi tính bảo mật cao nên việc chọn SQL Server là phù hợp. Việc chọn SQL Server với những lý do sau:

 Là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng nhất.

 Đáp ứng được nhu cầu thực hiện nhiều truy vấn cùng một lúc.

 Cho phép thực hiện mô hình cơ sở dữ liệu phân tán. Tính bảo mật

cao.

 Mô tả đầy đủ được một cơ sở dữ liệu quan hệ.

Máy chủ SQL Server cho phép hàng ngàn người dùng kết nối và làm việc với nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau trên cùng một máy chủ tại cùng một thời điểm. Máy chủ SQL Server cung cấp khả năng kết nối, truy cập cho người dùng đến mọi cơ sở dữ liệu trên máy, tùy thuộc vào mức độ bảo mật cho phép của người đang kết nối.

Bảo mật là một trong những điểm mạnh giúp cho SQL Server được sử dụng trong thương mại điện tử. Chúng ta có thể bảo mật bằng một trong hai chế độ sau trong SQL Server:

 Bảo mật dựa vào chế độ bảo mật của Windows NT

 Bảo mật bằng cả hai chế độ: bảo mật của Windows NT và bảo mật

của SQL Server.

a-Bảo Mật Theo Chế Độ Windows NT:

Khi người dùng kết nối vào thông qua chế độ bảo mật của Windows NT, SQL Server kiểm tra tên và mật khẩu đăng nhập vào mạng Windows NT. Sau đó SQL sẽ cho phép hoặc từ chối phục vụ tùy thuộc vào tên và mật khẩu gỏ vào có đúng hay không, không cần phải kiểm tra lại một lần nữa.

Vì người dùng và nhóm người dùng được quản lý bởi Windows NT, nên SQL server chỉ cần kiểm tra các thông tin khi người dùng kết nối. Nếu quyền truy cập của người dùng thay đổi, sự thay đổi này sẽ có hiệu lực ngay lần kết nối kế tiếp.

Chế độ bảo mật của SQL Server vượt trội hơn hẵn các chế độ cơ sở dữ liệu khác. SQL Server kiểm soát và cấp quyền để người dùng có thể tra cứu, thêm, xóa, sửa cơ sở dữ liệu. Điều này hết sức thuận lợi trong việc phát triễn các ứng dụng cần có chế độ an toàn và bảo mật cao, chẳng hạn như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng WEBSITE mua bán sách tin học qua mạng với SEVERLET JSP và J2EE (Trang 26 - 30)