Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân​ (Trang 33 - 37)

2.4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính.

2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

2.4.2.1. Nghiên cứu định lượng

Cỡ mẫu và chọn mẫu môi trường đất

− Đối với môi trường đất nông nghiệp chọn mẫu theo TCVN 5297:1995 về Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung [3], để xác định hàm lượng các hóa chất trong đất thì cứ 1 - 5 ha đất đồng nhất lấy một mẫu hỗn hợp từ ít nhất hai mẫu đơn trên một tầng thổ nhưỡng.

− Dựa theo tổng diện tích đất nông nghiệp của các xóm 3, 4, 6, 7 và 9 xã Hà Thượng (tổng diện tích đất nông nghiệp là 73,3 ha) thì số mẫu đất cần lấy cho nghiên cứu là 16 mẫu.

Cỡ mẫu và chọn mẫu môi trường nước

− Do khuôn khổ nguồn lực có hạn nên chúng tôi chọn mẫu chủ đích. − Đối với môi trường nước bề mặt và nguồn nước ăn uống chọn chủ đích mỗi loại 9 mẫu đại diện cho các khu vực theo khoảng cách đến nguồn ô nhiễm (khu vực khai thác, khu vực sản xuất, nơi xả chất thải): cách 500 mét (3 mẫu), cách 1000 mét (3 mẫu), cách 1500 mét (3 mẫu).

Cỡ mẫu và chọn mẫu đối với người dân

− Cỡ mẫu: Tính theo công thức nghiên cứu mô tả ước lượng một tỷ lệ:

2 p(1 p)

Z

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu (số chủ hộ tối thiểu cần cho điều tra). Z1-α/2: hệ số giới hạn tin cậy, chọn α = 0,05 thì Z1-α/2= 1,96.

p: tỷ lệ người dân có kiến thức không đạt về vệ sinh môi trường p = 0,78  q = 1 - p = 0,22 (theo Hà Xuân Sơn 2015 [31]). d: sai số mong muốn, chọn d = 0,04

Thay vào công thức tính được n = 413. Như vậy, tổng số chủ hộ cần phỏng vấn là 413 người.

− Chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống

Là cách chọn để sao cho chọn được các phần tử trong tổng thể có khoảng cách đều nhau (khoảng cách mẫu). Trong quá trình chọn mẫu có hệ thống, chúng tôi tính một khoảng cách rồi sau đó chọn lựa tuần tự các phần tử của mẫu dựa trên độ lớn của khoảng cách đó. Khoảng cách này được xác định bằng cách chia dung lượng của tổng thể đó cho số lượng phần tử mong muốn trong mẫu. Đơn vị mẫu đầu tiên được chọn ngẫu nhiên nên mỗi đơn vị tổng thể ban đầu có cơ hội được chọn ngang nhau. Tuy nhiên, sau khi đơn vị mẫu đầu tiên được chọn, mỗi đơn vị về sau lại không có cơ hội ngang nhau để được chọn vào mẫu .

 Chọn chủ đích các xóm: 3, 4, 6, 7 và 9 xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là các xóm giáp ranh với mỏ Núi Pháo.

 Lập danh sách tất cả các chủ hộ thuộc các xóm đã chọn (n = 879)  Xác định khoảng cách mẫu k = 2.

 Sau đó tiến hành chọn ngẫu nhiên hộ gia đình đầu tiên rồi cộng định với hệ số k để chọn các gia đình tiếp theo cho đến khi đủ số lượng mẫu.

2.4.2.2. Nghiên cứu định tính

− Chọn chủ đích 01 cán bộ thuộc ban CSSKBĐ của xã tiến hành 01 cuộc phỏng vấn sâu.

− Chọn chủ đích 01 lãnh đạo xã Hà Thượng tiến hành 01 cuộc phỏng vấn sâu.

Thảo luận nhóm: tổ chức 02 cuộc thảo luận cho 2 nhóm đối tượng:

− Nhóm 1: chọn chủ đích 7 - 10 người là lãnh đạo xã, CBYT xã, cán bộ ban CSSKBĐ xã, trưởng xóm, bí thư xóm, CBYT thôn bản xã Hà Thượng.

− Nhóm 2: chọn chủ đích 7 - 10 người dân xóm giáp ranh mỏ Núi Pháo.

2.4.3. Các chỉ số nghiên cứu

2.4.3.1. Chỉ số về thực trạng ÔNMT đất và nước xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo

− Các chỉ số xét nghiệm về môi trường đất nông nghiệp: gồm các chỉ số về hàm lượng một số KLN như Pb, As, Cd:

 Hàm lượng nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình của các KLN: Pb, As, Cd có trong môi trường đất nông nghiệp;

 Số mẫu đất nông nghiệp có hàm lượng các KLN: Pb, As, Cd không đạt QCVN;

 Hàm lượng trung bình của các KLN: Pb, As, Cd có trong môi trường đất nông nghiệp theo khoảng cách đến mỏ Núi Pháo;

− Các chỉ số xét nghiệm về môi trường nước (nước ăn uống, nước bề mặt): gồm các chỉ số về hàm lượng một số KLN như Pb, As, Cd

 Hàm lượng nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình của các KLN: Pb, As, Cd có trong môi trường nước ăn uống, nước bề mặt;

 Số mẫu nước ăn uống, nước bề mặt có hàm lượng các KLN: Pb, As, Cd không đạt QCVN;

 Hàm lượng trung bình của các KLN: Pb, As, Cd có trong môi trường nước ăn uống, nước bề mặt theo khoảng cách đến mỏ Núi Pháo.

2.4.3.2. Chỉ số về thực trạng KAP phòng chống ÔNMT tới sức khỏe của người dân và một số yếu tố liên quan tại khu vực nghiên cứu

Chỉ số về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân tham gia nghiên cứu

Hộ nghèo: theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của

Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010: khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Chỉ số về trình độ học vấn:

 Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết.

 Biết đọc, biết viết là những người học chưa hết 4/10 hoặc 5/12.  Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12.

 Trung học cơ sở là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc 9/12 trở lên.  Trung học phổ thông là những người đã học hết lớp 10/10 hoặc 12/12 trở lên.

Chỉ số về kiến thức

− Tỷ lệ người dân có kiến thức đạt về tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường và sức khỏe người dân sống ở khu vực xung quanh; − Tỷ lệ người dân có kiến thức đạt về nguyên nhân từ mỏ khoáng sản gây ÔNMT, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân sống ở khu vực xung quanh;

− Tỷ lệ người dân có kiến thức đạt về tác nhân gây ÔNMT từ hoạt động khai thác mỏ;

− Tỷ lệ người dân có kiến thức đạt về các biện pháp phòng chống ÔNMT tới sức khỏe người dân sống ở khu vực xung quanh.

Chỉ số về thái độ

− Tỷ lệ người dân có thái độ đạt về tác động của hoạt động khai thác mỏ tới môi trường và sức khỏe người dân sống ở khu vực xung quanh;

− Tỷ lệ người dân có thái độ đạt về các tác nhân gây ÔNMT từ hoạt động khai thác mỏ;

− Tỷ lệ người dân có thái độ đạt về các biện pháp phòng chống ÔNMT tới sức khỏe người dân sống ở khu vực xung quanh.

Chỉ số về thực hành

− Tỷ lệ người dân có thực hành đạt về tìm hiểu các vấn đề về ÔNMT, phòng chống ÔNMT tới sức khỏe con người

− Tỷ lệ người dân có thực hành đạt về các biện pháp phòng chống ÔNMT đất tới sức khỏe người dân sống ở khu vực xung quanh;

− Tỷ lệ người dân có thực hành đạt về các biện pháp phòng chống ÔNMT nước tới sức khỏe người dân sống ở khu vực xung quanh;

− Tỷ lệ người dân có thực hành đạt về các biện pháp phòng chống ÔNMT không khí tới sức khỏe người dân sống khu vực xung quanh

Các yếu tố liên quan

− Liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT tới sức khỏe.

− Liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT tới sức khỏe.

− Liên quan giữa kiến thức với thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT tới sức khỏe.

− Liên quan giữa thái độ với thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT tới sức khỏe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)