Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếng thái trên đài phát thanh và truyền hình ở huyện phù yên sơn la (Trang 76 - 122)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Một số kiến nghị

3.2.2.1. Kiến nghị đối với các chương trình phát sóng tiếng Thái ở Phù Yên

Cần khẳng định rằng, chủ trương phát sóng bằng tiếng dân tộc thiểu số nói chung là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Việc phát

sóng này thể hiện chính sách bình đẳng dân tộc trong đó có sự bình đẳng về ngôn ngữ ở Việt Nam và là phương tiện nối kết cộng đồng.

Hiện nay ở Việt Nam có thực tế được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra là: Nhiều người dân tộc thiểu số thậm chí muốn nghe muốn xem thẳng tiếng Việt cho tiện chứ không muốn nghe/ xem các chương trình bằng tiếng dân tộc. Vì tuy chương trình phát sóng bằng tiếng dân tộc thiểu số nhưng đôi khi chính người của dân tộc đó lại gặp khó khăn khi tiếp nhận bằng chính ngôn ngữ của họ. Tình trạng không hiểu hoặc hiểu được ítnày có nhiều lí do, trong đó có cách đọc, cách sử dụng từ ngữ, cấu tạo và mạch lạc văn bản, lối “phiên dịch” (hay “căn ke”)..., cũng có thể từ việc lựa chọn ngôn ngữ/ phương ngữ.

Vậy người tiếp nhận (nghe và xem) có thể mong muốn điều gì qua các chương trình truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số?

Trước hết, họ mong đợi những nội dung hấp dẫn, thiết thực theo nhu cầu đời sống kinh tế xã hội, tâm linh và cả đức tin của họ, muốn được hướng dẫn những chuẩn mực trong giao tiếp, cách ứng xử liên cá nhân, cách làm ăn, pháp luật, muốn biết những thông tin kinh tế, văn hóa xã hội trong và ngoài nước, trong chính cộng đồng của mình; được giải trí, hi vọng và được nói lên tiếng nói bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình... Tất cả những nội dung đó cần mang đến cho họ qua những bài viết hay câu chuyện súc tích mạch lạc hấp dẫn, những bài ca hay truyện kể ẩn dụ sâu sắc, những hình ảnh chân thực và thời sự, những đối thoại..., và cần được diễn tả bằng hoặc đi kèm với những lời trong tiếng mẹ đẻ hay chữ của cộng đồng dân tộc thiểu số, phải dễ nghe dễ

hiểu và gần gũi thân thương. Trong trường hợp này, ngôn ngữ vừa có vai trò

truyền tải nội truyền thông vừa là phương tiện nối kết cộng đồng.

Việc tiếng Thái được chọn là ngôn ngữ được phát sóng tại Phù Yên, Sơn La là phù hợp với đặc điểm xã hội ngôn ngữ nơi đây bởi đây là ngôn ngữ có số dân đông, đa số và có vai trò của “ngôn ngữ vùng” ở phía Tây Bắc của Việt Nam chứ không chỉ Phù Yên.

Với thời lượng phát sóng như hiện nay, đã có ý kiến của người Thái ở Phù Yên mong muốn tăng thời lượng các chương trình phát sóng lên. Tuy vậy, để thực hiện được điều này các đài phát thanh, truyền hình cần nâng cao tăng cường cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng làm chương trình. Tuy nhiên, tại đài truyền thanh và truyền hình Phù Yên, lực lượng làm chương trình còn mỏng. Theo những thông tin thu thập được, hiện nay, đài TT-TH Phù Yên chỉ có 25 biên chế chính thức, có 2 hợp đồng theo chế độ 68, 1 hợp đồng ngắn hạn; Nam có 20 người; Nữ 9 người; có 22 đảng viên. Trình độ chuyên môn: Đại học 9; Cao đẳng 8; 1 sơ cấp, còn lại là trung cấp. [56]

Đài TT-TH Phù Yên có 01 trung tâm sản xuất chương trình phát thanh truyền hình địa phương, 01 trung tâm phát sóng phát thanh truyền hình ở huyện; 04 trung tâm phát sóng phát thanh truyền hình đặt tại 4 cơ sở xã: Mường Bang, Mường Do, Mường Cơi và Tân Phong. [56]

Điều đáng lo ngại hơn, do bối cảnh kinh tế đất nước ta còn nhiều khó khăn, đang trong quá trình phát triển, hơn nữa lại ở vị trí vùng sâu, vùng xa nên cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác từng bước được quan tâm đầu tư nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ còn thiếu và không đồng bộ; thiết bị máy móc trang bị đã qua sử dụng trên dưới 20 năm xuống cấp, khắc phục sửa chữa nhiều lần, chất lượng, hiệu quả thấp, thu hẹp vùng phủ sóng so với trước, nguồn kinh phí cấp cho hoạt động sự nghiệp còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ công tác. (Trích từ Báo cáo Sơ kết công tác PT-TH 6 tháng đầu năm, Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018 của đài TT TH Phù Yên).

Chế độ nhuận bút và thù lao phát sóng chưa chi trả đúng theo Nghị định 61 của Chính phủ quy định do cơ quan không có kinh phí. Các dự án mục tiêu của Chính phủ đầu tư cho sự nghiệp phát triển Phát thanh - Truyền hình miền núi, vùng sâu, vùng xa Đài TT-TH Phù Yên chưa được đầu tư, phân bổ.

Trụ sở làm việc các trạm truyền hình xã Mường Bang, Tân Phong, Mường Cơi, Mường Do xuống cấp không có kinh phí sửa chữa.

Những điều này nếu trong thời gian tới không được tìm cách khắc phục, tháo gỡ, chắc chắn sẽ làm giảm sút chất lượng các chương trình phát sóng tiếng Thái được thực hiện trên địa bàn và dẫn đến các nội dung chương trình còn khô cứng, lặp lại một số chương trình đã phát bằng tiếng Việt. Hiện nay, đài chưa có khả năng tự xây dựng và sản xuất các chương trình bằng tiếng Thái phù hợp với địa phương mình mà phải tiếp sóng các đài địa phương và đài tỉnh, sau đó biên dịch lại. Điều này làm cho nội dung các chương trình càng trở nên chung chung, khó gần gũi và thiết thực với người Thái ở Phù Yên.

Chẳng hạn, một phần do bắt sóng khó khăn hơn so với chương trình phát sóng tiếng Việt nên bà con xem luôn chương trình tiếng Việt. Hơn nữa nhiều tiết mục phát sóng bằng tiếng Thái lại chỉ là dịch lại từ tiếng Việt và phát lại nên chúng vừa không cập nhật vừa trùng lặp. Chương trình phát sóng bằng tiếng Việt hiện nay có nhiều chương trình giải trí, hiện đại... nên cuốn hút bà con. Trong khi, chương trình phát sóng bằng tiếng Thái lại quá nghèo nàn về văn nghệ, thể thao, giải trí. Đây cũng là lí do về việc có sự sao nhãng của bà con, nhất là giới trẻ trong việc theo dõi chương trình phát sóng bằng tiếng tiếng Thái.

Vì vậy, theo chúng tôi, người làm chương trình phát sóng, dù ở đài phát thanh, truyền hình địa phương hay cấp trung ương đều phải là người Thái thì các chương trình làm ra mới gần gũi với đồng bào Thái ở Phù Yên. Các biên tập viên phiên dịch, phát thanh viên người Thái gửi đi đào tạo để chính họ là những viết lời bình phóng sự bản tin về dân tộc mình bằng tiếng nói dân tộc mình. Người Việt sẽ chỉ ở bên cạnh biên tập, chỉ đạo về quan điểm đường lối, chính trị.

Các chương trình phát sóng cần được điều chỉnh, thiết kế sao cho phù hợp với bà con có thể xem được chương trình. Tác giả luận văn xin đề nghị các chương trình nên tập trung thời lượng phát sóng vào buổi sáng và buổi tối, cũng là hai khung thời điểm được người Thái ở Phù Yên đồng tình.

Nội dung các chương trình phát sóng trước khi được đưa ra cần được kiểm tra kĩ càng, tránh trường hợp bị phản ánh là không đúng sự thật như những ý kiến ghi nhận được từ người Thái nơi đây.

Cần bổ sung và tăng cường thêm các nội dung chương trình văn hóa, văn nghệ dân tộc Thái và tìm cách làm “mềm mại” hóa nội dung các chương trình, tránh rơi vào tình trạng tuyên truyền một cách giáo điều, khô khan. Như vậy, sẽ càng làm cho người Thái ở Phù Yên muốn chuyển sang nghe các chương trình phát thanh, truyền hình bằng ngôn ngữ khác hơn mà thôi.

3.2.2.2. Kiến nghị đối với sử dụng tiếng Thái trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Phù Yên

1/ Yêu cầu chung đối với tiếng Thái trên đài

Mặc dầu có những kết quả khảo sát và những ý kiến của nhiều người Thái ở Phù Yên cho thấy thái độ ủng hộ của người Thái đối với các chương trình phát sóng tiếng Thái nhưng giữa sự ủng hộ với việc xem, nghe và theo dõi còn có khoảng cách. Có thể một phần do thời lượng phát sóng chưa nhiều, nhưng một phần là do việc xem, nghe không hiểu được tiếng Thái trong các chương trình phát sóng. Như vậy, nếu một chương trình phát sóng bằng tiếng Thái mà chỉ già nửa số người Thái ở Phù Yên hiểu được thì liệu có còn đúng với tính mục đích và hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng. Cá biệt như trường hợp đài VOV4, thậm chí đa phần người Thái ở Phù Yên không hiểu và thậm chí không quan tâm.

Như đã nói ở trên, tại Phù Yên, người Thái (Thái Trắng) được phần bố rộng tập trung ở 6 xã: Huy Bắc, Huy Hạ, Quang Huy, Huy Tân, Huy Tường, Huy Thượng. Ngoài ra, người Thái còn có ở một số xã: Sập Xa, Tường Phù, Tường Tiển, Tường Hụ, Tường Thượng.

Tiếng Thái ở Phù Yên là tiếng Thái Trắng (Táy Khao). Ở các vùng khác nhau, tiếng Thải của bà con cũng khác nhau. Ví dụ: tiếng Thái Quang Huy có thanh điệu rõ nét. phát âm rõ hơn tiếng Thái ở Huy Hụ, Huy Bắc (tiếng Thái ở Huy Bắc và Huy Hụ có thanh điệu với đường nét lên xuống cao thấp không rõ nét).

Với việc phát thanh, truyền hình của huyện Phù Yên, lựa chọn tiếng Thái ở Quang Huy là hợp lí nhất bởi đây là ngôn ngữ vẫn giữ được âm chuẩn và cách

phát âm cổ cũng như được đại đa số người Thái ở Phù Yên hiểu và chấp nhận. Tuy vậy, với hệ thống truyền thanh ở cấp xã, phường, việc lựa chọn người phát thanh không nên cứng nhắc mà nên tùy thuộc vào tiếng Thái tại từng khu vực đó để lựa chọn cho chuẩn xác.

Do hiện nay, nhu cầu biết những thông tin khoa học, kĩ thuật, sức khỏe... ngày càng nâng cao, mà đây đều là những chủ đề hiện đại và mới mẻ, nên tác giả luận văn đề nghị khi phát hành các chương trình bằng tiếng Thái có nội dung như trên, cần lựa chọn, biên dịch những chương trình đó ra tiếng Thái dưới dạng phụ đề dưới màn hình để người Thái ở Phù Yên tiện theo dõi. Mặc dù nhiều ý kiến của người Thái ở Phù Yên muốn điều ngược lại, đó là biên dịch ra tiếng Việt nhưng theo chúng tôi, về ngắn hạn, điều đó có thể giúp thỏa mãn mong muốn có thông tin một cách thực dụng nhưng về lợi ích lâu dài thì không có lợi cho việc bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết Thái. Thông qua chữ viết, có thể giúp cho việc sử dụng các biến thể phát âm khác nhau; tạo ra sự hứng khởi cho việc học tiếng Thái.

Là một phương tiện giao tiếp, ngôn ngữ phải giúp nâng cao hiệu quả truyền thông, đồng thời đảm bảo được các đặc trưng: đa dạng, phong phú, chính xác, đại chúng; tính dễ nhớ, dễ hiểu; tương tác; khuôn mẫu; hấp dẫn, thẩm mĩ. Từ đó nảy sinh ra yêu cầu:

- Ngữ âm (“giọng nói”) gần gũi, nghe quen tai đối với đa số người nghe, phải tương đối phù hợp với thói quen số được sử dụng ngôn ngữ hàng ngày.

- Hệ thống từ vựng tương đối đầy đủ, uyển chuyển, với những sắc thái biểu cảm phù hợp văn hóa giao tiếp của cộng đồng dân tộc thiểu số .

- Có một hệ thống ngữ pháp tương đối chuẩn mực và được xác định, phù hợp với cách diễn đạt trong nói năng của cộng đồng dân tộc thiểu số

- Có chữ viết thông dụng và những sách tra cứu: các cuốn ngữ pháp và từ điển ngữ văn (tường giải hoặc đối dịch); sách ngữ pháp - những phương tiện thường dùng để tra cứu khi sử dụng ngôn ngữ. Nếu chưa có chữ viết, thì trước hết phải tiến hành đặt chữ trước khi sử dụng ngôn ngữ trên đài.

Tóm lại, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (giọng nói, chữ viết và chính tả, từ ngữ, câu cú, phong cách...) dùng trên đài phải “chuẩn” và đạt được sự hấp dẫn.

2/ Căn cứ nào để lựa chọn một ngôn ngữ/ phương ngữ trong hoạt động

truyền thông trên đài?

Trong nhiều tài liệu trước đây, các tác giả đã có lí do khi chú ý đến việc xác định ngôn ngữ dùng trên đài (dựa trên các tiêu chí: có đông người nói, có nhiều dân tộc cùng sử dụng, có nền văn hóa truyền thống dày dặn, có giao lưu văn hóa rộng rãi, có ý nghĩa chính trị - đối ngoại quan trọng), đến yêu cầu cần chọn âm “chuẩn” của ngôn ngữ; cần đào tạo cán bộ biên tập và phát thanh hiểu biết về ngôn ngữ được sử dụng.

Xét trên phương diện lí thuyết, cả tính pháp lí và yêu cầu thực tế thì tất cả các ngôn ngữ dân tộc thiểu số đều có thể và cần được dùng trong hoạt động truyền thông. Lí do: Tất cả các dân tộc, các ngôn ngữ đều bình đẳng; Cùng với giáo dục ngôn ngữ, hoạt động truyền thông là phương thức hiệu quả nhất để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các ngôn ngữ. Thậm chí, với yêu cầu phục vụ các dân tộc đang có nguy cơ mất bản sắc và nâng cao dân trí, nhu cầu bảo tồn sự đa dạng sinh thái về văn hóa, tri thức bản địa…, chính những ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số rất ít người hiện đang là những ngôn ngữ cần được sử dụng trong giáo dục và truyền thông trước hết.

Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau, trong đó có tiêu chí hướng đến tính phổ thông và quảng bá đại chúng, phải lựa chọn một số ngôn ngữ nhất định trong hoạt động truyền thông. Chẳng hạn: Ở tỉnh Kon Tum thì ngôn ngữ nào (Xơ Đăng; Gia Rai; Gié - Triêng hay Brâu...) sẽ được dùng trong hoạt động truyền thông, hay tất cả? Hoặc: Đối với người Gié - Triêng thì tiếng nào (Gié, Triêng hay Pơ Noong) sẽ được dùng trong hoạt động truyền thông? Đối với dân tộc Ta Ôi, thì nên sử dụng tiếng Ta Ôi hay Pa Cô; đối với người Sán Chay thì nên sử dụng tiếng Cao Lan hay Sán Chí; đối với người Chăm thì nên sử dụng tiếng Chăm Đông, Chăm Tây hay Hroi (Chăm Hroi)?

Thường thì tiêu chí lựa chọn ngôn ngữ được “ưu tiên” là:

- Ngôn ngữ của cộng đồng có uy tín (thường là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa...) ảnh hưởng lớn với cả cộng đồng.

- Ngôn ngữ có số người dùng nhiều.

- Ngôn ngữ của cộng đồng cần chú ý tuyên truyền giáo dục về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh; cần được cố kết cộng đồng.

- Ngôn ngữ của cộng đồng có chữ viết.

Đối với những trường hợp này, nên xử lí như sau:

- Nên chọn tiếng địa phương ở một vùng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá làm cơ sở chính để sử dụng trong truyền thông. Nếu không có vùng nào được coi là trung tâm như vậy cả, thì nên chọn tiếng địa phương nào có số người nói đông.

- Có thể chọn một tiếng địa phương nhất định để sử dụng trong truyền thông và bổ sung những “giọng” đọc qua các phát thanh viên nói tiếng địa phương khác. Đó chính là tấm gương của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam bằng tiếng Việt, với “giọng” của phát thanh viên thuộc phương ngữ Bắc cùng các phát thanh viên thuộc phương ngữ Trung và Nam.

Ở đây cần có ghi chú: Nếu là đài địa phương (tỉnh, huyện...), thì tốt nhất nên dùng tiếng địa phương đó trên đài. Nếu địa phương đó có nhiều tiếng địa phương nhỏ khác (“thổ ngữ”) thì nên chọn theo cách vừa nêu trên.

3/ Nên dùng chữ Thái tự dạng latin hay Sanscrit?

Đối với những trường hợp này, nên xử lí như sau:

- Về mặt lí thuyết, tất cả các bộ chữ (cổ truyền hay “mới”) đều bình đẳng và có thể sử dụng trong hoạt động truyền thông. Tuy nhiên, nên “ưu tiên” bộ chữ latin, do tính thông dụng và đáp ứng yêu cầu gần gũi nhau giữa các hệ thống chữ viết khác trong một quốc gia đa dân tộc, đặc biệt với chữ Quốc ngữ. Nhờ sự gần gũi này mới nảy sinh chức năng "bắc cầu” từ một chữ này sang một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếng thái trên đài phát thanh và truyền hình ở huyện phù yên sơn la (Trang 76 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)