Các nghiên cứu về in vitro cây sắn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và khí canh để nhân nhanh giống sắn KM94 (manihot esculanta crantz) (Trang 25 - 27)

Trong nghiên cứu mới nhất về nghiên cứu hệ thống tái sinh cây sắn (Manihot esculenta Crantz.) thông qua phôi soma từ lá chưa trưởng thành [29] có nói rằng các hệ thống tái sinh cây sắn thông qua quá trình tạo phôi soma đã được cải tiến [31]. Đối với bất cứ quá trình vi nhân giống nào, giai đoạn sinh trưởng cũng quyết định hiệu suất của quá trình. Các thùy lá non ( lá chưa trưởng thành) được cảm ứng bởi 2,4- D và NAA để tạo phôi [32], [30]. Thay vì được cảm ứng bằng 2,4-D, mô phân sinh đỉnh và thùy lá chưa trưởng thành được cảm ứng tạo phôi soma sơ cấp bởi picloram [33], [34]. Các mảnh lá mầm màu xanh được tách từ phôi giai đoạn lá mầm được đặt lên môi trường P-CIM để cảm ứng phôi soma thứ cấp. Cách cấy chuyển phôi soma đối với phát sinh phôi thứ cấp ảnh hưởng tới hình thái của mô phát sinh phôi [35]. Các phôi soma thứ cấp được chuyển sang môi trường bổ sung NAA hoặc BA để phôi trưởng thành [30], hoặc có thể bổ sung thêm AgNO3 vào môi trường đã có BA nhằm kéo dài chồi.

Nghiên cứu này nhằm mục đích tái sinh cây sắn (Manihot esculenta Crantz.) thông qua phôi soma từ lá chưa trưởng thành. Vật liệu được sử dụng là các mảnh lá chưa trưởng thành của các cây in vitro từ 2-3 tuần tuổi. Phôi soma được cảm ứng

tạo thành trên môi trường MS có bổ sung picloram với các nồng độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên môi trường MS bổ sung 12 mg/l picloram, cả hai giống đều cho tỉ lệ hình thành phôi soma cao nhất. Sau 4 tuần, giống KM94 cho tỷ lệ hình thành phôi cao hơn 11,4% so với giống KM140. Tuy nhiên, khi cụm phôi được chuyển sang môi trường MS có bổ sung 0,3 mg/l BAP để nảy mầm tạo cây con, tỷ lệ tạo cây con ở giống KM140 lại cao hơn với giống KM 94. Chồi cây được tạo ra đạt chiều dài khoảng 1,0 - 1,5 cm được chuyển sang môi trường MS không có chất kích thích sinh trưởng cho tỷ lệ ra rễ đạt 100%, rễ sinh trưởng tốt nhất. Những cây tái sinh in vitro có bộ rễ hoàn chỉnh được trồng trong bầu giá thể trấu hun: đất cát (4: 6) đạt tỷ lệ cây sống 100%. Quy trình tạo cây non hoàn chỉnh trong 16 - 18 tuần là cơ sở quan trọng cho xây dựng quy trình chuyển gene ở cây sắn.

Theo nghiên cứu của Vũ Văn Kiên và Nguyễn Du Sang (2011) [36] về việc cải tiến các giống hiện có cho mục đích tăng năng suất, tăng hàm lượng protein và giảm acid cyanhydric. Điều kiện quan trọng cho quy trình cải tiến giống thông qua các kỹ thuật hiện đại như chuyển gen, dung hợp tế bào, đột biến lý học cần một hệ thống tái sinh cây hoàn chỉnh [37]. Trong những năm gần đây, bộ môn Sinh lý Thực vật, Trường đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành một số nghiên cứu trên cây khoai mì như: ghép giữa mì cao su và khoai mì, tạo mô sẹo và dịch treo tế bào, phát sinh chồi, phát sinh hình thái phôi thể hệ từ mô sẹo có nguồn gốc lá khoai mì dòng Cuống Trầu.

Phôi thế hệ ở khoai mì dòng KM297 từ khúc cắt thùy lá non in vitro hay khúc cắt lá mầm phôi thể hệ được cảm ứng trên môi trường MS bổ sung picloram 8mg/l, sau 13 ngày nuôi cấy trong tối. Các giai đoạn noãn phát triển phôi được ghi nhận sau 10 ngày nuôi cấy ở ngoài sáng trên môi trường MS bổ sung BA 0,1mg/l và NAA 0,01mg/l. Hoạt tính AIA và Zeatin nội sinh của giai đoạn noãn phôi hình cầu đã được phân tích.

Hiện nay việc tạo ra một quá trình nhân sắn với số lượng lớn và chi phi thấp ở Việt Nam chưa được chú ý đến dẫn tới việc phát triển các giống sắn mới có tiềm năng vào sản xuất gặp khó khăn. Việc áp dụng một số kĩ thuật và giải pháp canh tác khác như khí canh có thể là một biện pháp giúp cho việc nhân giống sắn sạch bệnh với chi phí thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và khí canh để nhân nhanh giống sắn KM94 (manihot esculanta crantz) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)