Những vấn đề đặt ra sau khi thực hiện khóa luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình arima vào dự báo giá chứng khoán​ (Trang 42 - 43)

Trong quá trình phân tích và chạy mô hình, tác giả đã nhận ra việc ứng dụng mô hình ARIMA thì cũng có một số hạn chế như sau:

- Số liệu dự báo cần phải lớn và được tính toán tổng hợp từ một nguồn đáng tin cậy, việc ra kết quả dự báo cho giá chứng khoán tại một thời điểm là điều không tưởng, ta chỉ có thể có những mức giá phỏng đoán cho thời kỳ, và dựa vào mức giá đó để tham chiếu cho quyết định đầu tư chứ không thể dùng nó là kim chỉ nam để đầu tư.

- Trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả đã ứng dụng mô hình thực nghiệm trên một số khoảng thời gian khác nhau (tháng, quý, năm…) và kết quả thu được là sai số khác nhau khá lớn giữa các khoảng thời gian lựa chọn. Điều này chứng tỏ rằng ARIMA chỉ có thể được phát huy tối ưu trong các quyết định đầu tư ngắn hạn, tính ứng dụng cao, nhưng trong các khoảng thời gian dài hạn thì bộc lộ hạn chế.

- Mô hình ARIMA dựa vào lý thuyết A, tức là hãy để số liệu nói. Nhưng trong thực tế, điều này là không khả thi, đặc biệt là khi có sự thay đổi về chính sách của Nhà nước hay biến động kinh tế thế giới. Những thay đổi này sẽ làm thay đổi mạnh kết quả dự báo. Chính vì thế, khi đã quyết định tham gia vào TTCK không chỉ riêng gì ở VN, chúng ta cần có một nền tảng chắc chắn về kiến thức, hoặc ít nhất là sự chuẩn bị về

mặt tâm lý để chấp nhận rủi ro. Nếu chỉ áp dụng duy nhất mô hình này vào dự báo giá chứng khoán có thể sẽ không thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình arima vào dự báo giá chứng khoán​ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)