Một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ mẫu ở đền đá đen huyện ba vì, thành phố hà nội hiện nay​ (Trang 57 - 64)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. Một số giải pháp

3.2.1. Đổi mới nhận thức về tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Đá Đen nói riêng là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn… là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.

Những người tham gia nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, cần nhận thức sâu sắc đây là một sinh hoạt văn hoá tinh thần, có ý nghĩa trong việc giải toả phần nào những ẩn ức nội tâm, góp phần làm thay đổi tâm trạng, tinh thần theo hướng tích cực, từ đó không đặt nặng vấn đề cầu xin, mua đổi trong việc hành lễ. Nâng cao dân trí, có chính sách khuyến học dành cho người tài, thu hút nhân tài về xây dưng quê hương.

Không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như nghi lễ hầu đồng từ đó có cái nhìn đúng đắn về sinh hoạt văn hoá tâm linh nói chung, về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là nét văn hoá tốt đẹp của dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái. Hoạt động diễn xướng thực hành nghi lễ giàu tính nhân văn, tích hợp nhiều loại hình nghệ thuật dân gian có giá trị và ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần người Việt.

Tín ngưỡng thờ Mẫu còn là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, là chỗ dựa tâm linh cho một bộ phận dân cư khi họ tin và đi theo tín ngưỡng này. Ngoài ra, lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu còn mang tính thiêng liêng, phản ánh tình cảm, sự ngưỡng mộ về vai trò của người mẹ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã vinh dự được UNESSCO Công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được bạn bè quốc tế biết đến rộng rãi. Đây là một sự tự hào của Việt Nam, của những người thực hành tín ngưỡng. Đây là một dịp để nâng cao ý thức, hiểu một cách sâu sắc hơn giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu, Tam phủ của người Việt, từ niềm tự hào đó chúng ta cần thấy được trách nhiệm và có kế hoạch cụ thể trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp di sản này.

Giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp và loại bỏ dần những yếu tố mê tín là việc làm cần thiết, cấp bách đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội và sự đồng tình ủng hộ, tham gia thực hiện của nhân dân, có như thế, mới phát huy được hiệu quả tích cực của di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại mà chúng ta đang sở hữu.

3.2.2. Quản lí cơ sở thờ tự

Nhà nước cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc diễn ra lễ hội để có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố. Tăng cường công tác tổ chức lễ hội sao cho lễ hội diễn ra tiết kiệm, lành mạnh nhưng vẫn mang đầy đủ tính chất của một lễ hội truyền thống dân gian.

Ngăn chặn, xử lý hiện tượng lợi dụng Hầu đồng, lợi dụng niềm tin của nhân dân để trục lợi, kiếm tiền và làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng.

Thành ủy, Ủy bản nhân dân thành phố Hà Nội xem xét ban hành quy chế

bảo vệ và phát huy giá trị di tích đền Đá Đen, trong đó quy định rõ không gian và thời gian được thực hành hầu đồng tại di tích nhằm đảm bảo sự trang nghiêm và không gian phục vụ khách tham quan di tích.

Huyện Ba Vì cần có chương trình kiểm kê riêng cho loại hình di sản này, xác định nhóm đồng nòng cốt tham gia vào việc xây dựng tiêu chí để nhận diện những người đang thực hành di sản, có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi nhiễu loạn, biến tướng, lợi dụng thực hành di sản để trục lợi, lừa đảo, làm mất đi giá trị nhân văn, nét đẹp văn hóa tâm linh của tín ngưỡng này.

Nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu văn hóa, giữa các nghệ nhân, giữa Việt Nam và quốc tế để công chúng có thể hiểu đúng về đạo Mẫu, hiểu đúng giá trị nhân văn thực sự của thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. Từ đó có định hướng đúng đắn trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực thi nghi lễ văn minh, lành mạnh, tiết kiệm, hướng đến những giá trị nhân văn tốt đẹp của nghi lễ như tạo dựng niềm tin, tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, sự tha thứ và dâng hiến... cho con người.

Thực thi các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động diễn xướng trong thực hành nghi lễ, chẳng hạn như cấp phép hành nghề đối với những người tham gia đoàn cung văn, những thanh đồng...

Ban hành các quy định về tổ chức thực hiện nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại các cửa đền, cửa phủ như hạn chế tung tiền khi phát lộc, nghiêm cấm dâng cúng, đốt vàng mã, quy định thời gian, thời lượng của mỗi buổi lễ, quy định về sử dụng đàn, lời hát, điệu múa, trang phục phù hợp với nghi lễ truyền thống...

Có chính sách quản lý chặt chẽ hoạt động cúng lễ tại đền. Đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động những người hành nghề thày bói, thầy cúng, các ông đồng bà cốt tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện tâm phúc của những người "được" và "có khả năng" thực hiện việc tâm linh.

Những nhà nghiên cứu văn hoá, cần khẩn trương hoàn thiện và phổ biến rộng rãi hơn nữa những kết quả nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Đá Đen, đặc trưng tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây, cũng như nghi thức thực hiện nghi lễ hầu đồng, từ

đó xây dựng và định hướng cho nhân dân thực hiện nghi lễ phù hợp với phong tục tập quán vừa bảo đảm sự tôn nghiêm, thành kính, chuẩn mực vừa thuận tiện cho nhân dân trong thực hiện nghi lễ.

3.3.3. Tuyên truyền, giáo dục

Huyện Ba vì cần làm tốt công tác tuyên truyền cho lễ hội, sử dụng tối ưu lực lượng sinh viên, học sinh là con của quê hương đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp… để truyền bá lễ hội ở đền Đá Đen.

Tuyên truyền cho người dân bản huyện hiểu rõ về luật tự do tín ngưỡng tôn giáo mới nhất của Đảng và Nhà nước năm 2016 để người dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Vận động nhân dân nơi đây thực hiện nếp sống văn hóa, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau đưa chất lượng cuộc sống đi lên, góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa từ bao đời nay của dân tộc đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lần nhau.

Cần tuyên truyền một cách đầy đủ về giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Tín ngưỡng Thờ Mẫu ở đền Đá Đen, những đặc trưng văn hóa tín ngưỡng mà chỉ nơi đây mới có.

“Tuyên truyền, phổ biến để chính các thầy đồng hiểu được những giá trị nhân văn cao đẹp và bản sắc văn hóa trong Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ mà UNESCO đã ghi nhận. Những thầy đồng cần giữ phẩm chất của một tín đồ Thờ Mẫu, có tâm, có đức, không "phán truyền" cho các con nhang đệ tử, không lợi dụng kiếm lợi, không lôi kéo và xúi giục những người khác thực hiện những hành vi mê tín dị đoan” [ 21].

Tín ngưỡng được thực hiện rộng rãi ở khắp mọi nơi với nhiều hình thức rất đa dạng và phong phú nên việc lợi dụng tín ngưỡng thờ Mẫu để truộc lợi, buôn thần bán thánh xảy ra rất nhiều, vô hình chung ranh giới giữa nét văn hoá truyền thống trong thực hiện một nghi lễ tâm linh với việc mê tín dị đoan là rất mong manh. Cho nên các nhà quản lý xã hội, cần đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú, linh hoạt, sáng tạo để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, xác định đây vừa là sinh hoạt văn hoá dân gian hội tụ nhiều giá trị nghệ thuật truyền thống tốt đẹp, vừa là nghi lễ tâm linh nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân.

KẾT LUẬN

Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian, tạo thành nét đặc sắc trong nền văn hóa dân tộc. Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu, loại hình tín ngưỡng dân gian gắn với sự tôn sùng, thờ cúng những nữ thần, có vị trí hết sức đặc biệt. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, cùng với những tác động của quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa, tín ngưỡng thờ Mẫu đã hình thành lớp tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ tương đối thống nhất và hệ thống, đồng thời, có nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc (như nghi lễ hát văn - hầu đồng, các lễ hội tín ngưỡng,…), thu hút đông đảo quần chúng nhân dân.

Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt có từ thời tiền sử, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Ngay từ sơ khai, người Việt đã hình tượng mẹ để tôn vinh, thờ phụng và ký thác niềm tin. Mẹ cũng chính là tự nhiên. Theo thời gian, hình tượng Mẫu có xu hướng “lịch sử hóa”, “địa phương hóa” và “nhân hóa”, dần gắn liền với nhiều huyền tích có công với nước, thương yêu người dân, thậm chí, gắn với những nhân vật có thật.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Đền Đá Đen cũng mang trong mình những đặc điểm chung của tín ngưỡng Thờ Mẫu dân gian của người Việt tuy nhiên nó cũng có những đặc điểm, những giá trị rất riêng biệt.

Đền Đá Đen được đặt ở trên đỉnh núi Ba Vì, nơi này ta có thể quan sát toàn cảnh non nước của cả vùng tạo nên sự tinh tế, riêng biệt cho ngôi đền. Ta có thể thấy, từ cách xây dựng ngôi đền theo kiểu kim cổ đến cách bài trí sắp xếp các ban thờ, các trang phục mang những nét rất riêng ở nơi này. Thờ Mẫu ở Đền Đá Đen hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật cổ và nghệ thuật dân gian đặc sắc thông qua nghi lễ hầu đồng rất riêng chỉ có ở Đền Đá Đen mới có. Ngoài những giá trị về nghệ thuật dân gian tín ngưỡng thờ mẫu còn mang trong mình những giá trị nhân văn sâu sắc. Tín ngưỡng này đem lại cho nhân dân những hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp đồng thời tôn vinh truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của người Việt, giáo dục người dân hướng về cội nguồn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và ý thức cố kết cộng đồng.

Việc giữ gìn và phát huy những yếu tố tích cực trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Đền Đá Đen là việc làm rất quan trọng và cấp thiết. Do đó, chúng ta cần có lực lượng quản lý, nghiên cứu có thể định hướng cho người dân nhận thức đúng, thực

hành đúng nghi lễ đặc biệt này. Các cơ quan quản lý cần khuyến khích các nghệ nhân phát huy vai trò của mình, gương mẫu trong thực hành để vừa bảo vệ di sản, vừa thực hiện được nhu cầu tâm linh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Toàn Ánh (2015), Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội. 2. Ngô Bạch (2010), Nghi lễ thờ Mẫu văn hóa và tập tục, Nhà xuất bản Thời Đại,

Hà Nội.

3. Phan Thị Bảo (2017), Di tích lịch sử văn hóa Đền Đá Đen - Hắc Thạch Linh Từ, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội.

4. Nguyễn Chí Bền (2017), Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - hành trình đến di sản nhân loại, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.

5. Trần Quang Dũng (2017), Tín ngưỡng thờ mẫu Tứ phủ, Nhà xuất bản Thế giới,

Hà Nội.

6. Nguyễn Kim Hiền (2001), “Lên đồng một sinh hoạt tâm linh mang tính trị liệu”,

Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, tr 69-78.

7. Vũ Ngọc Khánh (2001), Đạo Thánh ở Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội.

8. Nguyễn Xuân Khánh (2009), Mẫu Thượng Ngàn, Nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội. 9. Đinh Gia Khánh, “Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian Việt

Nam”, Tạp chí Văn học, số 5/1992.

10. Phan Thị Kim với đề tài luận văn Thạc sỹ Triết học, Tìm hiểu mối quan hệ giữa

phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực Đồng bằng bắc bộ (Đại học

KHXHNV Hà Nội, năm 2011).

11. Nguyễn Đức Lữ (2000), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam,

Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nôi.

12. Nguyễn Ngọc Mai với đề tài Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Hiện tượng lên đồng

trong bối cảnh đổi mới (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2010).

13. Thích Minh Nghiêm, Nghi lễ thờ Mẫu văn hóa và tập tục, Nhà xuất bản tôn

giáo, Hà Nội

14. Võ Văn Sen, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Văn Lên (Đồng chủ biên) (2014), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ, bản sắc và giá trị, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

15. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Tp.

Hồ Chí Minh, Tp. Hồ ChíMinh

16. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nhà xuất bản Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

17. Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. 18. Ngô Đức Thịnh (2012), 36 giá Đồng, Nhà xuất bản trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.

19. Trụ Đỗ Văn Trụ (2016) “Góp phần giữ gìn và phát huy nét đẹp của Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt”, Tạp chí đối ngoại, số 70.

20. Ngô Xuân Trường (2014), “Bảo vệ giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”, Tạp chí đối ngoại, báo điện tử số 388.

21. http://www.btgcp.gov.vn/plus.aspx/vi/ 22. https://bavi.hanoi.gov.vn/gioi-thieu-chung 23. http://www.nuibavi.com/bavi/ 24. https://sontay.hanoi.gov.vn/gioi-thieu-chung/-/view_content/525688-gioi-thieu- ve-thi-xa-son-tay.html 25. https://tuphuthanhmau.blogspot.com/p/ngu-vi-ton-quan.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ mẫu ở đền đá đen huyện ba vì, thành phố hà nội hiện nay​ (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)