- Tượng nhà mồ: Một số dân tộc Tây Nguyên như dân tộc Gia- rai, Ba-na, Ê-đê ngoài việc làm nhà để ở còn làm nhà rất đẹp cho người chết gọi là nhà mồ. Nhà mồ có nhiều tượng đặt xung
quanh để làm vui lòng những người đã khuất theo phong tục lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên.
- Tượng nhà mồ được những người dân tộcTây Nguyên khéo tay, khỏe mạnh dùng rìu đẻo trực tiếp từ những khúc gỗ. Do đó, tượng nhà mồ giàu tính cảm hứng, tượng trưng mang vẻ đẹp tượng trưng của dân giã.
- Tượng nhà mồ Tây Nguyên như một bản hợp ca về cuộc sống
con người và thiên nhiên vừa hoang sơ vừa hiện đại, với ngôn ngữ tạo hình tạo khối đơn giản, giàu tính tưởng tượng khái quát.
Mở rộng
Lễ bỏ mả cắt đứt mối quan hệ với người đã chết, không lui tới với nhà mồ nữa. Những nhà mồ tượng đẹp sẽ sụp dần biến mất trong lòng đất. Lời cúng do gia chủ một nhà mồ ở Buôn Lep, xã Ia Rto, huyện Ayunpa, tĩnh Giarai, (do Ngô Danh ghi) có đọan; Hỡi ma! lễ bỏ mả đã để sau lưng rồi. Giờ đây, người sống thì ăn cơm trắng, ma thì ăn cơm đỏ, ăn hoa tím, hoa vàng. Hởi ma! Hôm nay áo
quan đã làm rồi, đã chôn rồi, các cột Kút cũng đã tạc lại rồi. Hôm nay chúng tôi đem cơm dâng cho ma ăn, đem rượu cho ma uống đây, từ nay chúng tôi sẽ bỏ ma. Từ nay chúng tôi sẽ không còn đem cơm, mang nước và chăm sóc ma nữa. Xin ma hãy đừng gọi, đừng lại gần, đừng thương yêu con cháu của ma nữa. Nếu ma
muốn ăn cơm thì hỏi những vì sao. Nếu ma muốn ăn thịt ăn cá thì hãy hỏi các thần trên trời. Hỡi ma! bỏ mã xong chúng tôi sẽ quay lưng lại với ma… Như lá cây M’nang đã lìa cành, như lá cây Mtei đã tàn úa. Ma đã chết thật rồi, đã là chim trong rừng… Thôi thế là hết, chúng tôi đã bỏ ma rồi.
3/ Tháp Chăm và điêu khắc Chăm:
Câu hỏi
1/ Em biết gì về Tháp Chăm?
2/ Chất liệu và cách trang trí của Tháp Chăm? 3/ Em hãy kể một vài Tháp Chăm mà em biết?
3/ Tháp Chăm và điêu khắc Chăm:
a/ Tháp Chăm: