Các kiến thức vật lí có liên quan trong bài học là rất rộng và bao gồm cả kiến thức vật lí có do kinh nghiệm và kiến thức vật lý đƣợc học tập.
- Các kiến thức vật lí liên quan:
Giáo viên hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK hoặc tài liệu (nếu có) để lĩnh hội kiến thức mới.
Động năng là dạng năng lƣợng mà một vật có đƣợc do nó đang chuyển động. Công thức tính động đăng của một vật khối lƣợng m đang chuyển động với vận tốc v đƣợc xác định theo công thức là Wđ (năng lƣợng vật có đƣợc do chuyển động).
Thế năng trong bài học này thuộc dạng là thế năng trọng trƣờng. Thế năng trọng trƣờng của một vật là dạng năng lƣợng tƣơng tác giữa Trái Đất và vật: nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trƣờng. Khi một vật ở độ cao z so với mặt đất (trong trọng trƣờng của Trái Đất) thì thế năng trọng trƣờng của vật đƣợc định nghĩa bằng công thức: Wt = mgz.
Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trƣờng: nếu động năng tăng thì thế năng giảm (thế năng chuyển hóa thành động năng) và ngƣợc lại; tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngƣợc lại.
Momen lực đối với một trục quay là đại lƣợng đặc trƣng cho tác dụng làm quay của lực và đƣợc đo băng tích của lực với cánh tay đòn của nó: M = Fd. Nhƣ vậy, nếu ta muốn tăng giá trị momen lực tác dụng lên một trục quay ta chỉ cần thay đổi lực tác dụng hoặc cánh tay đòn của nó. Tuy nhiên trong trƣờng hợp lực tác dụng là cố định, để thay đổi giá trị momen lực tác dụng ta chỉ cần thay đổi giá trị cánh tay đòn của vật quay.
Học sinh nhắc lại kiến thức cũ về lực ma sát và cách làm giảm ma sát. Lực ma sát trƣợt là lực ma sát xuất hiện khi có sự chuyển động trƣợt của vật này trên vật khác. Để làm giảm lực ma sát trƣợt giữa 2 vật (2 bề mặt tiếp xúc) ta phải cải thiện tình trạng của hai mặt tiếp xúc bằng cách tra dầu bôi trơn hoặt thay đổi vật liệu của hai mặt tiếp xúc.