Địa điểm và thời gian thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề công nghệ enzim​ (Trang 49)

8. Dự kiến những đóng góp của đề tài

3.3. Địa điểm và thời gian thực nghiệm

- Địa điểm thực nghiệm: lớp 10A3, 10A7 trường THPT Ngô Gia Tự - Bắc Ninh

- Thời gian thực nghiệm từ ngày : 7/3/2019 đến ngày 5/4 /2019

3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm

3.4.1. Chọn đối tượng tham gia

- Học sinh 2 lớp 10A3 và 10A7 là những lớp có trình độ nhận thức đồng đểu ( dựa vào kết quả khảo sát và phân loại HS theo đánh giá của GV bộ môn

3.4.2. Phương pháp bố trí thực nghiệm

- Thu thập dữ liệu thực nghiệm bằng phương pháp: quan sát, phỏng vấn, trắc nghiệm khách quan

- Đánh giá kết quả thực nghiệm thông qua trao đổi với HS,GV trong quá trình học tập theo chuyên đề chúng tôi đánh giá được:

+ Thái độ của HS khi tham gia học tập theo chuyên đề

+ Mức độ hiểu biết của HS về Công nghệ enzim và ứng dụng của công nghệ enzim trong

+ Vấn đề khó khăn của GV khi tổ chức dạy học theo chuyên đề

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Phân tích định lượng

Bảng 3.1: Thống kê kết quả học tập của HS sau chuyên đề

Đạt mức Số lượng HS Quy đổi (%) Mức yếu (<5) 6 7,1 Mức trung bình (56.5) 28 32,9

Mức khá (6.58) 25 29,4 Mức giỏi (89) 24 28,2 Mức xuất sắc (>9) 2 3,4

Qua bảng thông kê trên, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: Kết quả điểm kiểm tra

3.5.2. Phân tích định tính

3.5.2.1. Phân tích các hoạt động và thái độ của HS trong quá trình dạy học

- Thông qua việc dạy học chúng tôi nhận thấy rằng HS rất hứng thú với việc học theo chủ đề

- Một số hình ảnh giờ học thực nghiệm và sản phẩm học sinh đã làm

Yếu Trung bình Khá Giỏi Xuất sắc

3.5.2.2. Phân tích chất lượng bài kiểm tra của HS

Qua bài kiểm tra cuối chuyên đề, chúng tôi nhận thấy thái độ nhận thức của các em rất tốt, chất lượng bài kiểm tra cao.

Kết luận chƣơng 2

Qua việc điều tra, thăm dò ý kiến, nguyện vọng của GV và HS về việc đổi mới phương pháp dạy học theo chuyên đề ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng PPDH theo chuyên đề là phù hợp với nguyện vọng của hầu hết GV – HS.

Thông qua quá trình thực nghiệm tôi nhận thấy dạy học theo chuyên đề bước đầu đạt được những kết quả như sau:

Dạy học theo chuyên đề giúp cho việc học của HS có tính mục đích và liên hệ với thực tiễn tốt hơn. Huy động được kiến thức, kinh nghiệm của HS trong học tập, phát huy khả năng tự học, nâng cao hiệu quả rèn luyện cho HS các kĩ năng làm việc hợp tác, kĩ năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin, kĩ năng tiến trình khoa học.

Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm, bước đầu đã thấy hiệu quả của PPDH theo chuyên đề rất khả quan. Song, chúng tôi nhận thấy mẫu thực nghiệm còn nhỏ, tính phổ quát chưa cao. Để có kết luận mang tính tổng quát và tin cậy hơn, cần được tiếp tục kiểm tra trên mẫu lớn, tiêu biểu và có tính phổ quát hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã rút ra được một số kết luận củng cố thêm cơ sở lí luận cho phương pháp dạy học chuyên đề môn Sinh học ở trường phổ thông như sau:

Thông qua dạy học theo chuyên đề, học sinh sẽ tăng hứng thú học tập, tăng khả năng tự học, tự tìm kiếm, giúp cho khả năng phát triển tư duy có hệ thống, phát triển các kĩ năng quan trọng đông thời nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Qua điều tra thực tiễn cho thấy, thực trạng áp dụng dạy học chuyên đề ở trường phổ thông vẫn chưa được áp dụng rộng rãi và thường xuyên.

Chúng tôi cũng đã đề xuất được các bước thiết kế chuyên đề, các bước thiết kế hoạt động và các bước tổ chức dạy học. Từ đó, giáo viên có thể áp dụng để tham khảo thiết kế được các chuyên đề khác ở các khối lớp khác nhau.

2. Kiến nghị

Tại các trường đại học sư phạm, chúng tôi mong muốn tiếp tục có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề cho học sinh phổ thông.

Đối với các trường phổ thông nên triển khai việc dạy học theo chuyên đề đối với môn Sinh học và các môn học khác đến rộng rãi để đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Công nghệ enzim .PGSTS. Đặng Thị Thu. Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật

2. Sách giáo khoa sinh học lớp 10

3. Giáo trình công nghệ sinh học. TS. Bùi Xuân Đông https://sites.google.com/site/hoasinhdut/enzim

4. Giáo trình enzim .Biên tập bởi: TS. Trần Thanh Phong 5. Applications of Enzims | Their Uses in Medicine Food &

IndustriesEnzims are na. https://www.studyread.com/applications- enzims-role.

6. Enzim Technology: Application and Commercial Production of Enzims Article.http://www.biologydiscussion.com/enzims/enzim-

technology/enzim-technology-application-and-commercial-production-of- enzims/10185.

7. Giáo trình công nghệ sản xuất enzim, protein và ứng dụng. PGS – TS.Nguyễn Thị Hiền

8. Giáo trình Công nghệ enzim – Nguyễn Đức Lượng chủ biên 9. Báo giáo dục Pandu .

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho giáo viên)

NHẰM CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG THIẾT KẾ

CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

Kính mong thầy (cô) hợp tác và giúp đỡ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Theo thầy cô dạy học theo chuyên đề là gì?

... ... ... Câu 2: Những kĩ năng mà học sinh có thể lĩnh hội được sau khi tham gia dạy học theo chuyên đề là gì?

A. Kĩ năng khai thác kiến thức theo chiều sâu B. Kĩ năng học tập và làm việc theo nhóm

C. Kĩ năng giao tiếp, trình bày , hợp tác và giải quyết vấn đề D. Cả 3 phương án trên

Câu 3: Trong dạy học sinh học 10, các thầy ( cô ) đã thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề chưa? Nếu có thì ở mức độ nào?

A. Đã tổ chức, thường xuyên B. Đã tổ chức, ít sử dụng C. Chưa từng tổ chức

Câu 4: Theo thầy (cô) những bài như thế nào có thể thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề?

A. Bài học có chứa một nội dung hay chủ đề lớn, thường bao gồm trong đó các phần nội dung hay chủ đề nhỏ có sự liên quan đến gắn kết chặt chẽ với nhau B. Bài nào cũng áp dụng được

C. Ý kiến khác

Câu 5: Thầy (cô) đánh gía như thế nào về tầm quan trọng của việc thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề trong dạy học môn sinh học?

A. Rất quan trọng B. Quan trọng

C. Không quan trọng D. Ý kiến khác

Câu 6: Những ưu điểm của việc thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề trong dạy học môn sinh học?

A. Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong các hoạt động B. Giúp học sinh có nhiều kiến thức thực tế hơn

C. Giúp học sinh phát triển kĩ năng sống D. Tất cả các ý kiến trên

Câu 7: Để hoàn thiện 1 tiết học dạy học theo chuyên đề có hiệu quả, thầy (cô) có những định hướng, đề xuất gì?

... ... ...

Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của thầy (cô)!

Thầy(cô) vui lòng cho biết những thông tin sau :

Họ tên: ... Nơi công tác: ... SĐT: ...

1.1. PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH THPT

Em hãy cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô vuông và viết câu trả lời vào phần để trống (…).Thông tin của em chỉ để dùng cho mục đích nghiên cứu, không dùng cho bất cứ mục đích nào có thể ảnh hưởng tiêu cực đến em.

Câu 1: Em mong muốn việc dạy học môn sinh học đem lại cho bản thân những lợi ích gì? ( em hãy đánh dấu X vào ô phù hợp mỗi hàng ngang)

Mong muốn của học sinh khi học môn sinh học Rất đúng Khá đúng Không đúng lắm Không đúng Làm tốt các bài kiểm tra môn sinh học,

đạt kết quả học tập tốt ( điểm cao) Kiến thức để thi đỗ tốt nghiệp THPT/ Thi đại học đạt điểm cao

Kiến thức để vận dụng vào cuộc sống, công việc.

Kỹ năng, phương pháp làm việc để vận dụng vào cuộc sống, công việc

Câu 2: Cho biết ý kiến về việc học môn sinh học của bản thân em

Ý kiến Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Em thích học sinh học

Em tự tìm thông tin sinh học ngoài sgk và sách bài tập

Em thích học các kiến thực sinh học có ứng dụng thực tế

Em không mấy hứng thú với các nhiệm vụ được giao trong giờ học sinh học

Sinh học gần gúi, có ý nghĩa với cuộc sống

Em không tự tin khi học sinh học

Câu 3: Em hãy cho biết tần suất tiếp cận với phương pháp, hình thức dạy học dưới đây trong môn sinh học

Phương pháp, hình thức dạy học Chưa bao giờ Rất hiếm Thỉnh thoảng Thường xuyên Làm việc nhóm, trao đổi, thảo luận

nhóm,làm bài tập theo nhóm

Theo các phương pháp, hình thức dạy học hiện đại ( ví dụ: dạy học theo dự án, học theo góc…)

Theo dự án

Giáo viên giao các nhiệm vụ mở, nhiệm vụ gắn với thưc tiễn

Học sinh tự đánh giá lực học của bản thân và của các bạn trong lớp (kết quả do em đánh giá được GV tính vào điểm số môn học)

Câu 4: Em hãy tự đánh giá các kỹ năng hoặc khả năng của mình khi thực hiện nhiệm vụ được nêu dưới đây:

Các kỹ năng Em cần GV hướng dẫn mới thực hiện được Em có thể tự thưc hiện nhưng chưa thành thạo Em có thể tự thực hiện được 1 cách thành thạo

Lập kế hoạch cho các nhiệm vụ học tập

Vận dụng những điều đã học được vào thực tiễn

Sử dụng sơ đồ tư duy để thể hiện ý tưởng

Làm việc nhóm

Thu thập và xử lí thông tin Thuyết trình

Đánh giá và tự đánh giá Sử dụng máy tính

PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CHỦ ĐỀ

Để đánh giá chất lượng đề tài “thiết kế và tổ chức chuyên đề dạy học Công nghệ enzim trong dạy học môn Sinh học (theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học), xin thầy cô nhận xét nội dung có trong chủ đề.

1. Tính mới ... ... 2. Tính khoa học ... ... 3. Tính thực tiễn ... ... 4. Tính cần thiết và ứng dụng ... ... 5. Tính phù hợp ... ... 6. Những góp ý khác ... ... Người nhận xét

PHỤ LỤC 3:

TÀI LIỆU THAM KHẢO NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ (DÀNH CHO HỌC SINH)

1. Khái quát về Enzim

1.1. Khái niệm Enzim

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng[1]

Hình 1.1. ví dụ về enzim pepsin có trong dạ dày phân giải protein trong thức ăn

1.2. Tính chất của Enzim

Enzim có bản chất là protein nên dễ bị biến tính và mất hoạt tính xúc tác như axit đặc, kiềm đặc, muối kim loại nặng….

Enzim có cường lực xúc tác rất lớn: ở điều kiện thích hợp, hầu hết các phản ứng có xúc tác enzim xảy ra với tốc độ nhanh gấp 108 – 1011 lần so với phản ứng không có chất xúc tác

- 1 gam pepsin phân giải được 5kg protein trứng trong 2 giờ - 1 gam renin làm đông tụ được 72 tấn sữa trong sản xuất phomat

- 1 mol catalase phân hủy được 5.106 mol H2O2/phút trong khi đó 1mol Fe3+ chỉ phân hủy được 10 mol H O /phút

Enzim có tính đặc hiệu cao: mỗi enzim chỉ xúc tác làm chuyển hóa được một hoặc một số cơ chất nhất định theo một kiểu liên kết hóa học nhất định, và một kiểu phản ứng nhất định. Enzim có tính đặc hiệu nên không tạo ra các sản phẩm phụ

Enzim tác dụng trong điều kiện “êm dịu”. Enzim thường tác dụng ở nhiệt độ 30- 500C, pH trung tính và ở áp suất thường , không cần nồng độ axit hay nồng độ kiềm mạnh, áp suất cao, do đó không đòi hỏi các thiết bịn chịu axit, kiềm và chịu áp suất cao đắt tiền

Tất cả các enzim có nguồn gốc tự nhiên không độc. Điều này có nghĩa quan trọng trong công nghiệp thực phẩm và trong y học

1.3. Cấu trúc của Enzim

Enzim 1 thành phần Enzim 2 thành phần

Là các enzim không đòi hỏi các nhóm hóa học cho hoạt động của chúng

Là các enzim đòi hỏi thành phần hữu cơ cho hoạt động của chúng Là các enzim mà phân tử của chúng chỉ

là các phân tử protein

Là các enzim có cấu tạo từ protein và các chất cộng tác như các ion Fe2+, Mn2+, Zn2+...

Enzim có phân tử lượng lớn từ 20 - 1.000 Kda nên không qua được màng bán thấm

Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (chất chịu tác động của enzim) được gọi là trung tâm hoạt động. Thực chất, đây là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Tại đây các cơ chất liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác[2]

Hình 1.2. Hình ảnh về cấu trúc của enzim

1.4.. Cơ chế tác động

Bước 1: Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim- cơ chất.

Bước 2: Enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm và enzim được giải phóng, không bị biến đổi sau phản ứng (hình 1).

Liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho 1 phản ứng[2]

Hình 1.3. Sơ đồ mô tả cơ chế tác động của enzim saccaraza – một loại enzim phân hủy đường saccarozo thành glucozo và fructozo

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của Enzim

• Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

Nhiệt độ: mỗi enzim có 1 nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất

Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzim ở người và ở vi khuẩn suối nước nóng

Độ pH : mỗi enzim có 1 độ pH thích hợp. Ví dụ, enzim pepsin của dạ dày người cần pH = 2

Hình 1.5. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hường của độ Ph đến hoạt tính của enzim pepsin và enzim tripsin

Nồng độ cơ chất: với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần, nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzim. Vì tất cả trung tâm hoạt động của enzim đã được hoạt động bởi cơ chất

Hình 1.6. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến hoạt tính của enzim

Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim: Một số chất hóa học có thể ức chế sự hoạt động của enzim. Một số chất khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim. Chẳng hạn , thuốc trừ sâu DDT… là những chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật.

Nồng độ enzim: với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ của enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng.[2]

Hình 1.7. Biều đồ thể hiện sự ảnh hưởng của nồng độ enzim đến hoạt tính của enzim

1.6. Triển vọng của Công nghệ Enzim trong tương lai

Enzim là thành phần không thể thiếu được trọng mọi tế bào sống của mọi sinh vật. Chúng đóng vai trò quyết định cho mọi chuyển hóa vật chất trong tế bào và quyết định mối quan hệ giữa cơ thể sống và môi trường sống.

Enzim là chất tham gia trao đổi chất và là chất tham gia chuyển hóa sinh học. Chính vì vai trò to lớn của chúng trong sự sống của tế bào và sự chuyển hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề công nghệ enzim​ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)