HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kiến thức, thực hành của người dân về phòng chống sốt xuất huyết dengue tại phường hương long, thành phố huế năm 2011 (Trang 28 - 38)

4.2.1. Người dân được nghe nói về bệnh sốt xuất huyết

Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ người dân được nghe nói về bệnh sốt xuất huyết là 97,67%. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Lý Lệ Lan, Lê Hoàng Ninh ở Quận 5, TP. Hồ Chí Minh năm 2004 là 93,1%. Nghiên cứu của Trương Ngọc Châu tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2010 có tỷ lệ 98,51% [21], [9].

Tỷ lệ người dân được nghe nói về sốt xuất huyết cao có ảnh hưởng tích cực đến công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết. Tỷ lệ này đạt được do công tác truyền thông về sốt xuất huyết được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết ngày càng phong phú, dễ tiếp cận đến người dân. Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy:

Nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết cho người dân chủ yếu là tivi (78,84%), tiếp đến là loa đài (52,90%), sách báo (38,91%). Hiện

nay, điều kiện sống của người dân ngày càng phát triển, đa số người dân tiếp cận dễ dàng với các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài báo. Do đó, việc đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng là cách làm hiệu quả nhất, đến được với đa số người dân.

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Tiến Dũng ở thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2008 cho thấy nguồn thông tin từ phương tiện truyền thông phổ biến nhất là từ tivi có tỷ lệ 72,0%, tiếp đến là loa đài (34,2%), sách báo (10,2%). [11].

Bên cạnh đó, nguồn thông từ cán bộ y tế có tỷ lệ 34,47%, chính quyền (20,14%), bản thân gia, đình người bị bệnh (10,92%). Theo Trần Thanh Hải và Tạ Văn Trầm ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2008 thì thông tin từ cán bộ y tế chỉ đạt 11,25%.

Nguồn thông tin từ cán bộ y tế phản ánh mức độ và hiệu quả hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe của trạm y tế tại địa phương. Cán bộ y tế tại phường cần kết hợp với chính quyền, đoàn thể để tổ chức các buổi truyền thông, hoặc lồng ghép trong các hội nghị, họp dân [17].

4.2.2. Hiểu biết các triệu chứng và sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Sốt và xuất huyết là hai triệu chứng cơ bản để nhận biết sốt xuất huyết Dengue. Sốt thường có sốt cao đột ngột, kéo dài 2- 7 ngày. Xuất huyết thường xuất hiện vào ngày thứ 3 của bệnh. Các dấu hiệu theo mức độ từ nhẹ đến nặng như: có dấu dây thắt dương tính, có xuất huyết ngoài da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa.

Bảng 3.6 cho thấy hiểu biết của người dân về cả hai triệu chứng sốt và xuất huyết có tỷ lệ 64,00%. Biết về triệu chứng sốt là 85,67%, biết về triệu chứng xuất huyết bao gồm: nổi chấm xuất huyết da (63,00%), chảy máu (cam, răng, ói máu, đi cầu ra máu) có tỷ lệ 17,40%.

Kết quả này tương tự nghiên cứu của Lê Tiến Dũng ở thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2008: có 65,3% người dân biết cả hai triệu chứng sốt và xuất huyết, biết triệu chứng sốt chiếm 88,5%, nổi chấm xuất huyết da (71,2%), chảy máu (cam, răng, ói máu, đi cầu ra máu) có tỷ lệ 25,3% [11].

Hiểu biết về các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có vai trò quan trong trong việc phát hiện bệnh kịp thời. Vì vậy, cần phổ biến các triệu chứng này một cách đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu cho người dân để họ có thể phát hiện bệnh sớm và có hướng xử trí đúng bệnh.

Có 96,33% người dân nhận thức được bệnh sốt xuất huyết là nguy hiểm (bảng 3.7). Kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hoa tại quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh năm 2008, có 96,87% người dân nhận thức được bệnh sốt xuất huyết là nguy hiểm [18].

4.2.3. Hiểu biết về nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyết

Kết quả ở bảng 3.8 và 3.9 cho thấy 97,95% người dân biết muỗi là nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyết, trong đó, biết loại muỗi truyền bệnh là muỗi vằn có tỷ lệ 69,69%. So với nghiên cứu của Trương Ngọc Châu tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2009, tỷ lệ biết muỗi đốt là nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyết là 97,02% và 54,87% người dân biết loại muỗi truyền bệnh là muỗi vằn. Nghiên cứu của Trần Văn Hai và Lê Thành Tài ở xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp năm 2006, tỷ lệ biết về nguyên nhân truyền bệnh là 81,3% và muỗi vằn là trung gian truyền bệnh có tỷ lệ 65,2% [9], [15].

Biết về nguyên nhân truyền bệnh sẽ giúp cho người dân thực hiện các biện pháp dự phòng sốt xuất huyết. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe còn phải phổ biến cho người dân về các đặc tính của muỗi vằn.

4.2.4. Hiểu biết về đặc tính của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sống chủ yếu ở trong nhà, đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước sạch, thích hợp nhất là nước mưa. Loại muỗi này chủ yếu đốt người vào ban ngày, thích đậu nghỉ ở những nơi kín, bóng tối trong nhà. Với đặc tính đó, người dân phải được thông tin về hiểu biết để có thể biết cách phòng chống vectơ truyền bệnh đúng.

Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy 68,64% người dân biết đúng nơi sinh sản và phát triển chủ yếu của muỗi vằn là DCCN, vật dụng phế thải, lọ hoa. Hiểu biết về nới sinh sinh sản của muỗi có ý nghĩa trong việc đưa ra các biện pháp phòng chống vectơ truyền bệnh sốt xuất huyết bằng cách ngăn chặn, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.

Có 61,32% người dân biết đúng về nơi trú đậu của muỗi. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Ngân Hà tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2007 - 2008 là 61,66% [14].

Có 30,66% người dân biết đúng thời điểm muỗi đốt. Theo nghiên cứu của Lê Thành Tài và Nguyễn Thị Kim Yến tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2007, tỷ lệ này là 35,9%. Của Huỳnh Công Quang tại huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam năm 2003 là 13,25%. Tỷ lệ trên cho thấy đa số người dân vẫn chưa nắm rõ thời điểm muỗi đốt, do đó sẽ chủ quan trong việc tránh bị muỗi đốt vào ban ngày như không ngủ màn vào ban ngày [25], [Y].

4.3. THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG SXH

4.3.1. Thực hành khi có người bị bệnh sốt xuất huyết

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 96,33% người dân biết rằng bệnh sốt xuất huyết là nguy hiểm và có 57,00% đưa người bệnh đến cơ sở y

tế đầu tiên là bệnh viện, tiếp theo là trạm y tế phường (37,33%). Điều này cho thấy đa số người dân đã nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh và cơ sở y tế đầu tiên để đưa người bệnh đến là bệnh viện chiếm tỷ lệ cao. Chỉ có 5,67% người dân lựa chọn y tế tư là cơ sở y tế đầu tiên đến khám chữa bệnh khi mắc bệnh. Việc lựa chọn các cơ sở y tế công lập sẽ giúp phát hiện sớm, báo cáo kịp thời lên tuyến trên khi có dịch sốt xuất huyết xảy ra (bảng 3.7 và 3.11).

Bảng 3.12 cho thấy có 69,67% người dân dùng thuốc hạ nhiệt, cho uống nhiều nước (30,00%), lau mát (28,67%), cho uống nước hoa quả (21,67%) và cho uống ORS (18,67%). Tuy nhiên, vẫn còn 6,00% người dân không biết cách xử trí sốt tại nhà. Theo Trần Thanh Hải và Tạ Văn Trầm tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2008, cách xử trí sốt của người dân như sau: dùng thuốc hạ nhiệt (92%), cho uống nhiều nước (85%), lau mát (25%) [17].

Việc xử trí sốt tại nhà đúng cách của người dân giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả, tránh tình trạng chuyển nặng của bệnh nhân sốt xuất huyết. Vì vậy, cần đẩy mạnh truyền thông, giáo dục sức khỏe về xử trí khi bị sốt, đặc biệt đối với bà mẹ, người chăm sóc trẻ.

4.3.2. Thực hành phòng chống muỗi và bọ gậy

Bảng 3.13 cho thấy người dân đã thực hành nhiều biện pháp để phòng chống muỗi: nằm màn khi ngủ chiếm 45,67%, vệ sinh dụng cụ chứa nước (39,33%), bình xịt hóa chất (35,00%), phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh có tỷ lệ 32,67%, loại bỏ các dụng cụ phế thải (31,67%), thường xuyên thay nước lọ hoa (29,00%), dùng hương xua muỗi (27,67%), đậy nắp kín, lu chum vại (23,00%), thả cá ăn bọ gậy (19,67%).

Nghiên cứu của Tống Thị Bích Chuẩn Và Cao Ngọc Nga tại thị trấn Ga Li, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận năm 2006 cho kết quả như sau: nằm

màn khi ngủ chiếm 84,76%, dùng hương xua muỗi 76,20%, vệ sinh dụng cụ chứa nước 64,71%, loại bỏ các dụng cụ phế thải 51,60%. [10].

Như vậy, tùy vào điều kiện của địa phương, vùng miền khác nhau mà người dân có các biện pháp phòng chống muỗi và bọ gậy khác nhau. Do vậy cần xác định đặc điểm của địa phương, vùng miền để đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp. Một can thiệp có hiệu quả về phòng chống muỗi và bọ gậy là nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Nguyên và Nguyễn Đỗ Nguyên tại tỉnh Bình Dương năm 2009: thực hành dùng hương xua muỗi trước can thiệp là 90%, sau can thiệp (95%). Thả cá ăn bọ gậy trước can thiệp (60%), sau can thiệp (88%). Đậy nắp kín, lu chum vại trước can thiệp (48%), sau can thiệp (55%). Vệ sinh dụng cụ chứa nước trước can thiệp (14%), sau can thiệp (23%) [22].

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 92,37% người dân thực hành cọ rửa dụng cụ chứa nước đúng (bảng 3.14). Kết quả của Lý Lệ Lan, Lê Hoàng Ninh ở Quận 5, TP. Hồ Chí Minh năm 2004 tỷ lệ này là 98,7%, của Trần Như Hải tại huyện Đắc Nông năm 2004-2005 là 74,17% [21], [16].

Qua bảng 3.15 cho thấy có 92,67% người dân tự nguyện tham gia loại trừ nơi sinh sản của muỗi. Điều này cho thấy ý thức của người dân đã được nâng cao, nếu chúng ta cung cấp đầy đủ thông tin về phòng chống muỗi và bọ gậy thì hiệu quả mang lại sẽ rất lớn.

4.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỂU BIẾT VÀ THỰC HÀNH PHÒNGCHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT CỦA NGƯỜI DÂN CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT CỦA NGƯỜI DÂN

4.4.1. Các yếu tố liên quan đến hiểu biết của người dân về bệnh SXH

Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về bệnh sốt xuất huyết nói chung không giống nhau và phân bố theo các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu như: giới, nhóm tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn.

Hiểu biết về triệu chứng bệnh sốt xuất huyết là sốt và xuất huyết, qua bảng 3.16: nhóm tuổi từ 15 - 34 tuổi biết đúng cả hai triệu chứng sốt và xuất huyết chiếm tỷ lệ 72,50% cao hơn nhóm tuổi từ 35 - 60 tuổi (60,69%), (p<0,05). Không tìm thấy sự khác biệt về hiểu biết đúng triệu chứng sốt và xuất huyết giữa nam giới và nữ giới (p>0,05).

Mức độ hiểu biết về triệu chứng bệnh cũng khác nhau giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau, nhóm học vấn THCS trở lên hiểu biết đúng 2 triệu chứng chiếm 78,46% cao hơn nhóm dưới THCS (55,21%). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Ngân Hà tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2007-2008 cũng cho thấy học vấn THCS trở lên hiểu biết (19,41%) cao hơn nhóm dưới THCS (11,76%) [14].

Đồng thời hiểu biết này ở nhóm lao động trí óc cao hơn lao động chân tay, tỷ lệ có hiểu biết ở nhóm CBCC - HSSV là 79,10% cao hơn nhóm lao động phổ thông (60,51%) và nhóm nội trợ - hưu trí (67,74%), (p<0,05).

Hiểu biết về vectơ truyền sốt xuất huyết là những hiểu biết về loại muỗi truyền bệnh, nơi sinh sản, nơi trú đậu của muỗi và thời gian muỗi đốt người. Qua bảng 3.17 cho thấy nhóm 35-60 tuổi hiểu biết vectơ truyền bệnh chiếm 27,22% cao hơn nhóm 15 - 34 tuổi (16,95%), (p<0,05).

Hiểu biết về vectơ truyền sốt xuất huyết ở nhóm từ THCS trở lên chiếm tỷ lệ 28,57% cao hơn nhóm học vấn dưới THCS. Theo phân bố hiểu biết về vectơ truyền bệnh theo nhóm nghề nghiệp thì nhóm nội trợ – hưu trí biết về vectơ truyền bệnh chiếm 35,48% cao hơn các nhóm nghề nghiệp khác. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Do đó, trong truyền thông, giáo dục sức khỏe cần chú trọng đến những người lao động và những người có học vấn thấp trong cộng đồng.

4.4.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành của người dân về phòng chống sốt xuất huyết

Bảng 3.18 cho thấy mối liên quan giữa thực hành tốt về phòng chống sốt xuất huyết với đặc trưng của đối tượng nghiên cứu. Trong đó, nhóm tuổi có tỷ lệ thực hành tốt cao nhất là nhóm 15-34 tuổi (36,36%), nhóm 35- 60 chỉ đạt 25,14%. Nam giới thực hành tốt chiếm tỷ lệ 31,29% cao hơn nữ giới (27,74%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Nhóm học vấn THCS trở lên thực hành tốt các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết có tỷ lệ 35,88% cao hơn nhóm dưới THCS (24,85%). Nhóm CBCC – HSSV có thực hành tốt (46,27%) cao hơn nhóm lao động phổ thông (24,62%) và nhóm nội trợ - hưu trí (26,47%), (p<0,05). Sự khác biệt có thể do mức độ hiểu biết của người dân về vectơ truyền sốt xuất huyết có khác nhau ở những nhóm đặc trưng này, do đó mức độ thực hành tốt về phòng chống sốt xuất huyết cũng khác nhau theo các nhóm đặc trưng (bảng 3.17).

Công tác phòng chống sốt xuất huyết phải dựa vào cộng đồng bằng cách nâng cao hiểu biết và thực hành phòng chống của người dân, người dân là yếu tố quyết định. Vì vậy, qua nghiên cứu cũng cho ta thấy tầm quan trọng về giáo dục truyền thông về y tế trong cộng đồng.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu kiến thức, thực hành của người dân về phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại phường Hương Long, thành phố Huế, rút ra một số kết luận như sau:

1. Kiến thức và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết

1.1. Hiểu biết của người dân về bệnh sốt xuất huyết

- Có 97,67% người dân được nghe nói về bệnh sốt xuất huyết, trong đó: + Nguồn cung cấp thông tin về sốt xuất huyết phổ biến là tivi (78,84%). + 64,00% biết triệu chứng sốt và xuất huyết.

+ 96,33% biết về sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.

+ 97,95% biết đúng nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyết do muỗi đốt. + 69,69% biết đúng loại muỗi truyền sốt xuất huyết là muỗi vằn.

+ 30,66% biết đúng thời điểm muỗi đốt người là ban ngày.

+ 68,64% biết đúng nơi sinh sản chủ yếu của muỗi là các dụng cụ chứa nước, phế thải, lọ hoa.

+ 61,32% biết đúng nơi trú đậu chủ yếu của muỗi là trên quần áo, mùng, màn trong nhà.

1.2. Thực hành của người dân về phòng chống sốt xuất huyết

- Cơ sở y tế mà người dân tìm đến đầu tiên khi bị bệnh là bệnh viện (57,00%), trạm y tế (37,33%).

- Cách xử trí sốt tại nhà: Dùng thuốc hạ nhiệt có tỷ lệ 69,67%, cho uống nhiều nước có tỷ lệ 30,00%.

- Biện pháp phòng chống muỗi và bọ gậy: Nằm màn khi ngủ (45,67%), bình xịt hóa chất (34,67%), phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh (32,67%).

- Thời gian cọ rửa dụng cụ chứa nước đúng: dưới 7 ngày, hàng tuần (92,37%).

2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của người dân về phòng chống sốt xuất huyết

-Nam giới có tỷ lệ biết đúng vectơ truyền sốt xuất huyết 26,11% cao hơn nữ

giới (19,23%).

-Nhóm tuổi 15 - 34 có tỷ lệ biết đúng 2 triệu chứng sốt và xuất huyết (72,50%), thực hành tốt về phòng chống sốt xuất huyết (36,36%) cao hơn nhóm tuổi 35 - 60.

-Nhóm tuổi 35 - 60 có tỷ lệ biết đúng vectơ truyền sốt xuất huyết (27,22%)

cao hơn nhóm tuổi 15 – 34.

-Nhóm học vấn THCS trở lên biết đúng 2 triệu chứng sốt và xuất huyết (78,46%), biết đúng vectơ truyền sốt xuất huyết (28,57%), thực hành tốt về phòng chống sốt xuất huyết (35,88%) cao hơn nhóm dưới THCS.

-Nhóm CBCC – HSSV biết đúng 2 triệu chứng sốt và xuất huyết (79,10%), biết đúng vectơ truyền sốt xuất huyết (35,48%), thực hành tốt về phòng chống sốt xuất huyết (46,27% ), cao hơn nhóm lao động phổ thông và nội trợ - hưu trí.

KIẾN NGHỊ

1. Trong truyền thông, giáo dục sức khỏe cần tập trung vào những nhóm có kiến thức và thực hành chưa được cao như nhóm học vấn thấp, nhóm lao động phổ thông. Đồng thời nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe cần xây dựng phù hợp với đối tượng khác nhau.

2. Trạm y tế cần đi đầu trong công tác phòng chống sốt xuất huyết, kết hợp với các ban ngành tại địa phương, Ủy ban nhân dân phường, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ... Phát huy hiệu quả mạng lưới cộng tác viên tổ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kiến thức, thực hành của người dân về phòng chống sốt xuất huyết dengue tại phường hương long, thành phố huế năm 2011 (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w