Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Một số khái niệm
1.3.1. Khái niệm về HIV
HIV là cụm từ viết tắt từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Human Immuno Deficience virut. Dịch ra tiếng Việt là suy giảm miễn dịch ở người. Đó là loại virut khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ tấn công trực tiếp hệ thống miễn dịch làm cơ thể giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư.
1.3.2. Khái niệm về AIDS
AIDS viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “Acquired Immunodeficiency Syndrome”, hay SIDA viết tắt từ tiếng Pháp: “Syndrome d’Immunodéficience Acquise” có nghĩa là: “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” do nhiễm HIV (Human Immunodeficiency Virus). HIV tấn công và tiêu huỷ dần các tế bào miễn dịch, làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, khi cơ thể không còn khả năng chống đỡ nên dễ mắc thêm nhiều loại bệnh cơ hội dẫn đến tử vong. [10].
1.3.3. Khái niệm về ma túy
Ma tuý là những chất khi đưa vào cơ thể sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây biến đổi nhận thức, cảm giác, chức năng của hệ thống não bộ. Nếu sử dụng nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng bị lệ thuộc về cơ thể hoặc tâm thần hoặc cả hai. Người sử dụng ma túy do không kiểm soát được bản thân sẽ có những hành vi gây hậu quả nặng nề cho chính mình, gia đình và xã hội [23]
Nghiện ma tuý: Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), nghiện ma tuý là
tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma
tuý và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma tuý hoặc không, và một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều lọai ma tuý.
1.3.4. Khái niệm về hành vi lây nhiễm, tụ điểm, tiêm chích ma túy
ễ ỉ
. Hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung BKT.
Tụ điểm: là vị trí người NCMT tụ tập để tiêm chích và hút, hít như: công viên, bến xe, đường phố, nhà trọ.
Tiêm chích ma tuý: là những người sử dụng ma tuý qua đường tiêm chích, nghĩa rộng của thuật ngữ này nhằm chỉ những người đã có tiền sử sử dụng ma tuý qua đường tiêm chích hoặc những người thỉnh thoảng tiếp tục tiêm chích cho đến những người lệ thuộc hoàn toàn vào việc tiêm chích vài lần một ngày. Những người tiêm chích có thể sử dụng những loại thuốc hợp pháp hoặc bất hợp pháp, những loại thuốc kích thích (như amphetamines hay cocaine), những thuốc giảm đau (như heroin hay benzodiazepines) hay những loại thuốc khác như steroids. Họ có thể tiêm trực tiếp vào ven hay vào bắp [23].
* Đồng đẳng viên: là những người tự nguyện tập hợp thành một nhóm
để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ.
* Các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV: bao
gồm tuyên truyền viên, vận động, khuyến khích sử dụng BKT, BCS, điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV.
1.4. Đƣờng lây nhiễm HIV/AIDS
* Phân loại nhiễm HIV: có 2 loại HIV
- HIV1: giống 1 loại virut ở khỉ Chimpazel tại Gabong. HIV1 lây nhiễm trên toàn cầu được tìm thấy vào năm 1983.
- HIV2: giống 1 loại virut ở loài khỉ Sooty Mangabey tại Tây phi. HIV2 gây nhiễm chủ yếu ở khu vực Châu phi được tìm thấy vào năm 1986.
* HIV tồn tại trong cơ thể ngƣời
- Trong máu tế bào limpho T và tinh dịch
- Trong nước bọt, nước tiểu, nước mắt, mồ hôi, sữa mẹ, màng ối, dịch não tủy, dịch khớp, dịch âm đạo…
- Ở xác chết bệnh nhân AIDS trong vòng 24h.
- Ở các giọt máu khô đọng ở kim tiêm 2 đến 7 ngày.
* HIV tồn tại trong môi trƣờng
HIV tồn tại ở môi trường không lâu ở bên ngoài thậm chí dễ bị chết. Thời gian tồn tại bên ngoài của HIV phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản thân dịch HIV bài tiết ra theo loại dịch gì và các yếu tố nhiệt độ ánh sáng như nhiệt độ cao, trong các hóa chất sát khuẩn thông thường như Javen 1%.
* Các đƣờng lây nhiễm HIV
HIV có thể tìm thấy trong máu và các sản phẩm của máu, tinh dịch, âm đạo, nước bọt, nước mắt, dịch não tủy, dịch khớp, sữa mẹ. Tuy nhiên chỉ có 3 con đường lây truyền được xác định là:
- Lây truyền qua đƣờng tình dục
Là con đường lây truyền khá phổ biến. Do HIV có nhiều trong tinh dịch, dịch âm đạo và máu của người nhiễm HIV. Các kiểu quan hệ tình dục có xâm nhập dù khác giới hay đồng giới đều có khả năng lây nhiễm HIV nếu một trong hai người bị nhiễm vi rút này. Khi giao hợp có thể gây ra các xây xước nhỏ trên niêm mạc sinh dục ở cả nam và nữ. Chính các tổn thương đó là
cửa ngõ để HIV xâm nhập một cách dễ dàng vào cơ thể. Nếu giao hợp qua hậu môn thì khả năng gây bệnh sẽ cao hơn bởi niêm mạc hậu môn, trực tràng mỏng hơn nhiều so với niêm mạc âm đạo, do đó dễ bị xây xước hơn. Càng giao hợp với nhiều người, xác suất gặp người nhiễm HIV càng cao nên càng dễ có khả năng lây nhiễm HIV. Tuy nhiên rất nhiều người chỉ quan hệ chỉ có 1 lần cũng bị mắc bệnh. Sự hiện diện của những thương tổn do bệnh lây truyền qua đường tình dục thông thường gây nên (như giang mai, lậu…) virut HIV sẽ dễ dàng xâm nhập qua những vết loét, vết xây xước, tổ chức bị viêm tấy do bệnh lây truyền tình dục gây ra. Có nhiều bạn tình thay đổi cùng thời gian sẽ tăng nguy cơ và xác suất bị lây nhiễm HIV, khả năng lây nhiễm thấp hơn so với giao hợp qua âm đạo nhưng nếu trong miệng có vết xây xước hay chảy máu chân răng thì HIV có khả năng lây nhiễm.
- Lây truyền qua đƣờng máu
HIV có trong máu nên khi một người nhiễm HIV qua đường tiêm chích máu có chứa HIV sẽ đọng lại ở trên bơm kim tiêm. Nếu dụng cụ này không được xử lý hoặc không được khử trùng đúng cách người khác dùng phải thì virút theo đường tiêm xâm nhập vào cơ thể.
HIV cũng có thể lây truyền qua việc dùng chung các dụng cụ y tế: như châm cứu, dao kéo mổ, dùng chung các hoạt động hàng ngày có thể dính máu như: xăm mình, xuyên lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, chữa răng mà không được tiệt trùng đúng cách… tuy nhiên có rất ít các trường hợp lây nhiễm qua các dụng cụ này.
Truyền máu hay các sản phẩm của máu hoặc ghép các bộ phận cơ thể của người bị nhiễm HIV cho bệnh nhân.
Tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất qua đường máu là do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích chưa được khử trùng đúng cách để tiêm chích ma tuý vị họ tiêm thẳng vào tĩnh mạch.
- Lây truyền từ mẹ sang con
Mẹ bị nhiễm HIV truyền sang con không được hiểu là bệnh di truyền mà HIV lây truyền từ mẹ sang con thông qua các con đường như:
Qua quá trình đẻ, HIV có trong nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ đã lây truyền vào người bé qua vết sây xát hoặc niêm mạc miệng, mắt, mũi của bé.
Qua sữa mẹ khi mẹ cho trẻ bú, là khi núm vú bị sây xát, trẻ mọc răng hoặc có tổn thương ở miệng. Tuy nhiên việc lây lan qua đường sữa mẹ thường ít gặp vì số lượng HIV có trong sữa mẹ ít.
* Các đƣờng không lây truyền HIV
HIV tồn tại trong các dịch của cơ thể như dịch âm đạo, tinh dịch, nước mắt, nước ối… tuy nhiên người ta đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng HIV truyền chủ yếu qua ba con đường đã nêu ở phần các con đường lây truyền, trên thực tế người ta chưa phát hiện nhiễm HIV qua những tiếp xúc thông thường như:
Bắt tay, xoa bóp, ôm hôn; nói chuyện, hắt hơi, ho; ngồi chung bàn ghế, mặc chung quần áo, ăn chung bát đĩa, cốc chén, đi chung nhà vệ sinh, tắm chung bể bơi, muỗi và côn trùng.
* Quá trình xâm nhập và phát triển HIV/AIDS trong cơ thể ngƣời + Điều kiện xâm nhập
Có vi rút HIV.
Có lượng HIV đủ lớn.
+Cách xâm nhập và phát triển của HIV trong cơ thể
HIV xâm nhập cơ thể, tấn công ngay bạch cầu, đặc biệt là tế bào lympho T4 - là thành phần quan trọng nhất trong hàng ngũ bạch cầu, đóng vai trò như một tổng chỉ huy có nhiệm vụ điều phối, huy động, kìm hãm toàn bộ hệ miễn dịch của cơ thể. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của bạch cầu để sinh
sôi nảy nở. Chính vì vậy mà khi cơ thể bị vi rút tấn công hệ miễn dịch càng huy động nhiều bạch cầu đến để kháng cự thì HIV lại càng sinh sôi lên gấp bội. Cuối cùng hệ miễn dịch bị vô hiệu hoá và cơ thể không còn được bảo vệ nữa, mọi mầm bệnh mặc sức hoành hành gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong.
+ Thời gian ủ bệnh
Cũng giống như một số bệnh thông thường khác, HIV khi vào cơ thể cũng trải qua thời gian bị bệnh rồi mới chuyển sang giai đoạn AIDS. Thời gian ủ bệnh của HIV khá dài. Kể từ khi phát hiện ra người đầu tiên bị AIDS vào năm 1981, người ta quan sát vô số trường hợp và kết luận rằng thời gian để vi rút HIV sinh ra bệnh là khoảng từ 2 đến 10 năm. Trong thời gian ủ bệnh này người nhiễm HIV vẫn sống khoẻ mạnh bình thường, nếu không xét nghiệm thì cũng không biết mình có mang vi rút HIV.
+ Các giai đoạn và các triệu chứng biểu hiện AIDS
Có nhiều cách để phân ra các giai đoạn của AIDS. Tiến triển từ nhiễm HIV đến AIDS là một quá trình kéo dài. Do vậy các biểu hiện lâm sàng rất phức tạp và tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau. Có thể chia AIDS thành 4 thời kỳ.
Giai đoạn nhiễm HIV cấp (thời kỳ cửa sổ)
Sau khi đã xâm nhập vào cơ thể, số lượng vi rút HIV tăng lên trong máu, tạo ra giai đoạn nhiễm HIV cấp. Trong đó có khoảng 80% trường hợp là không có triệu chứng gì ở giai đoạn đầu từ khi bị lây nhiễm cho đến khoảng 6 tháng đầu. Chỉ 20% có các triệu chứng rất thông thường. Các triệu chứng thường gặp của thời kỳ này là viêm họng, sốt, đau nhức đầu, có ban, đau cơ khớp, mất ngủ…một số trường hợp có rối loạn cảm giác và nổi hạch. Các triệu chứng lâm sàng sẽ khỏi sau vài tuần. Thường từ 2 - 6 tuần.
Thời kỳ cửa sổ là khi số lượng HIV tăng lên song số lượng kháng thể sau một thời gian mới sinh ra và số lượng ít nên khi xét nghiệm HIV trong thời gian này là âm tính. Thời kỳ này thường kéo dài vài tuần đến 3 tháng, có trường hợp sẽ lâu hơn.
Giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng
Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 năm đến dưới 10 năm. Thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như lứa tuổi, giới tính, tâm lý, dinh dưỡng, sức khỏe của người bệnh nhiễm HIV.
Giai đoạn AIDS toàn phát
Đây là giai đoạn cuối của nhiễm HIV. Phần lớn bệnh nhân sẽ chết trong vòng 2 - 3 năm.
Có các triệu chứng chính sau: ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng; sụt cân trên 10 % trọng lượng cơ thể; viêm phổi, ho khan, ho dai dẳng khó thở, sốt kéo dài, nấm tưa ở họng; viêm màng não, U lympho; các tổn thương da và niêm mạc kéo dài; viêm da kéo dài; xuất hiện các u ác tính; nổi hạch toàn thân.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Là người NCMT, có tiêm chích ma túy trong vòng một tháng trước cuộc điều tra, tiếp cận được tại các vị trí được chọn tại thời điểm nghiên cứu, đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: Người NCMT không có khả năng hiểu và trả lời câu hỏi; Sau khi tham gia, đã nảy sinh bất kỳ tình huống nào, mà theo ý kiến của điều tra viên là có thể vi phạm thoả thuận tham gia điều tra.
- Các đối tượng cộng đồng liên quan đến người NCMT trong nghiên cứu bao gồm: Phó chủ tịch UBND phường phụ trách văn xã; Lãnh đạo Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang; Trạm Trưởng/phó trạm Y tế; Đồng đẳng viên, người NCMT.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Bắc Giang tại 4 phường: Trần Nguyên Hãn, Ngô Quyền, Lê Lợi và Mỹ Độ thuộc thành phố Bắc Giang. Đây là các phường có tụ điểm nghiện chích ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất ở thành phố Bắc Giang.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11/2013 đến tháng 8/2014
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính.
định lƣợng
Nhằm mô tả thực trạng hành vi lây nhiễm HIV/AIDS của người nghiện chích ma túy tại thành phố Bắc Giang.
2.2.1.1. Cỡ mẫu điều tra cho nghiên cứu mô tả:
* Cỡ mẫu điều tra cho nghiên cứu mô tả đƣợc tính nhƣ sau:
p(1- p) n = Z 2 ) 2 / 1 ( d2 Trong :
n: cỡ mẫu nghiên cứu
Z1-α/2: đi m Z i m α = 0,05, Z1-α/2 = 1,96 d: = 1/10 của p = 0,579. p: . - Chọ ề ại 1 , tỷ lệ ngườ 0, ) [39] - q = 1 - p = 0,421;
Z1 – α / 2: hệ số giới hạn tin cậy, với d = 0,05 tương ứng với độ tin cậy là 95%, Z(1 - /2) = 1,96.
Thay vào công thức, tính được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 279,3 mẫu.
Như vậ .
- Chọn phường nghiên cứu: chọn ngẫu nhiên 4 phường trong tổng số 16 xã phường thuộc thành phố Bắc Giang có đối tượng NCMT để đủ cỡ mẫu nghiên cứu.
- Chọn cỡ mẫu nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống: + Lập danh sách tổng số người NCMT của 4 phường là 600 người.
+ Chọn ngẫu nhiên 01 người trong danh sách (ví dụ số 2), người tiếp theo được chọn là người có số thứ tự: (2+2=4)..., tiếp tục chọn theo đúng khoảng cách mẫu đã quy định cho đủ cỡ mẫu nghiên cứu là 290 người.
+ Sử dụng nhóm Đồng đẳng viên dẫn dường và giới thiệu đối tượng nghiên cứu theo danh sách đã chọn.
định tính:
- Mục đích: Biết được các thông tin về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhiễm HIV/AIDS của người nghiện chích ma túy tại thành phố Bắc Giang. - Địa điểm phỏng vấn: Tại Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang, UBND phường và trạm Y tế phường nghiên cứu.
- Phỏng vấn sâu tiến hành 09 cuộc:
+ Lãnh đạo TTYT thành phố Bắc Giang (giám đốc hoặc phó giám đốc): 01 cuộc.
+ Nhóm lãnh đạo Trạm Y tế (trạm trưởng hoặc trạm phó): 04 cuộc. + Nhóm lãnh đạo UBND (phó chủ tịch phụ trách y tế): 04 cuộc.
- Thảo luận nhóm; tiến hành 05 cuộc, mỗi cuộc có từ 08 - 10 ngƣời
+ Nhóm người NCMT: 04 cuộc tại 4 phường nghiên cứu.
: 01 cuộc thảo luận nhóm của các đồng đẳng viên của thành phố Bắc Giang.
ứu
2.3.1. Thực trạng hành vi lây nhiễm HIV/AIDS ở ngƣời NCMT tại thành phố Bắc Giang
* Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, dân tộc.
- hiện ủa người NCMT.
* Hành vi lây nhiễm HIV/AIDS của ngƣời NCMT