Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 25)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

1.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

1.2.2.1. Những bài học kinh nghiệm trong xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015 - Bài học kinh nghiệm trong xây dựng NTM của cả nước: Sau thực hiện 5 năm chương trình xây dựng NTM (giai đoạn 2011-2015) cơ bản đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốn họ tham gia xây dựng nông thôn mới. Cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã (BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM trung ương, 2015).

- Chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới trong giai đoạn 2010 -2015 đã rút ra năm bài học kinh nghiệm:

Từ thực tế chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình trong 5 năm qua, nhiều bài học kinh nghiệm quý đã được rút ra, như: Xây dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, xây dựng nông thôn mới phải gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương.

Phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu, làm cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu, tin tưởng và hưởng ứng bằng việc tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp của cải, công sức của mình và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong xây dựng NTM.

Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể của từng địa phương.

Có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách; phải có hệ thống chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, có bộ máy giúp việc đủ năng lực, năng động, chuyên nghiệp, bám sát thực tế; có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả.

Lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và đa dạng các nguồn lực. Việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ, không gượng ép quá sức dân (BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM trung ương, 2015).

- Tăng cường huy động nguồn lực trong xây dựng NTM: Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong 3 năm (2011- 2013) đã huy động được hơn 485.000 tỷ đồng. Trong đó: NSNN chiếm 33,4%; vốn tín dụng 47,7%, vốn huy động từ các DN 6% và dân đóng góp chiếm 12,9%. Bên cạnh những ưu điểm trong quá trình triển khai chương trình, một số hạn

chế cũng đã bộc lộ, bao gồm (BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM trung ương, 2015):

+ Quy mô huy động nguồn lực của các năm không ổn định: Năm 2012, huy động tăng 40% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 quy mô huy động giảm 17,6% so với năm 2012.

+ Xét về cơ cấu nguồn lực: huy động từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp đạt thấp so với mục tiêu đề ra; nguồn vốn tín dụng và huy động từ cộng đồng dân cư có tỷ lệ huy động đạt cao hơn so với mục tiêu đề ra (Nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 47,7%, cao hơn so với mục tiêu 30%).

Khi xem xét cơ cấu của từng nguồn vốn theo năm cho thấy, nguồn ngân sách nhà nước trong 3 năm (2011-2013) cơ bản ổn định, trong khi vốn lồng ghép, đóng góp của cộng đồng dân cư và vốn huy động từ doanh nghiệp vào chương trình có xu hướng giảm, vốn tín dụng có xu hướng tăng rõ rệt trong cơ cấu nguồn vốn huy động cho chương trình.

Nguồn ngân sách trung ương bố trí cho chương trình trong 3 năm qua chưa đảm bảo theo cam kết, nguồn ngân sách trung ương mới đạt khoảng 30% so với kế hoạch phân bổ được Quốc hội thông qua cho cả giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn hỗ trợ chuyển về còn chậm đã ảnh hưởng tới kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiện chương trình.

Cơ chế lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chưa linh hoạt và chưa xét tới yếu tố đặc thù của từng địa phương, thực tế các địa phương mới chỉ lồng ghép vốn đối với các công việc có cùng nội dung, dẫn đến gây khó trong tổng hợp kết quả đạt được của từng dự án, chương trình từ việc ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn. Bên cạnh đó mức độ lồng ghép vốn giữa các vùng, các địa phương cũng khác nhau như đồng bằng sông Hồng tỷ lệ vốn lồng ghép trong tổng vốn huy động được 3 năm đạt 12,86% nhưng ở vùng Đông Nam Bộ chỉ đạt 1,82%.

Nguyên nhân của những hạn chế:

+ Chương trình được triển khai thực hiện trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, những yếu kém nội tại chưa được giải quyết, dẫn đến khả năng huy động vốn từ cộng đồng doanh nghiệp và dân cư hạn chế.

+ Năng lực tham gia thị trường tín dụng nông thôn của nông dân còn hạn chế do trình độ và khả năng tiếp cận nguồn vốn; các tổ chức tín dụng chưa quan tâm, chú trọng phát triển hoạt động tín dụng ở vùng nông thôn.

+ Công tác cải thiện môi trường đầu tư ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được quan tâm đầu tư, nhưng nhiều nơi còn yếu kém; trình độ, chất lượng lao động khu vực nông thôn chưa cao, nên việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.

+ Sự phối hợp của các cấp, các ngành chưa đồng bộ, kịp thời, thiếu chặt chẽ nên ảnh hưởng đến định hướng đầu tư và huy động vốn (Vũ Như Thăng, 2015).

1.2.3. Tình hình xây dựng NTM ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2017

Sơn La là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm thấp, diện tích các xã rộng lớn, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, là tỉnh còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM còn ít, trong khi nguồn vốn xã hội hóa còn hạn chế, nên khi triển khai xây dựng NTM, Sơn La gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2010, số tiêu chí bình quân mới đạt 1,61 tiêu chí/xã, không có xã đạt trên 10 tiêu chí và 180 xã đạt dưới 5 tiêu chí, trong đó, 18 xã “trắng” không đạt tiêu chí nào. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân và một bộ phận cán bộ về chương trình còn hạn chế, coi xây dựng NTM như một dự án đầu tư của Nhà nước nên còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa thực sự bắt tay thực hiện. Vì vậy, trong quá trình triển khai, Sơn La đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, với qua điểm “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”, qua đó làm cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, vai trò của mình trong xây dựng NTM. Đến nay, sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả như sau (BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Sơn La, 2017):

1.2.3.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, đào tạo tập huấn các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước thực hiện Chương trình

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy đảng, chính quyền và Ban chỉ đạo các cấp quan tâm ngay từ những ngày đầu và duy trì thường xuyên, hàng năm đều đổi mới về phương pháp và cách thức nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân về xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững. Ban chỉ đạo tỉnh, các Sở, ban ngành và các huyện, thành phố đã phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính

sách, các cách làm hay, mô hình hiệu quả, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác xây dựng nông thôn mới qua các Chương trình hội nghị, hội thảo, các Chuyên đề sinh hoạt chi bộ, tổ dân phố, nhất là tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội thi viết về xây dựng nông thôn mới. Thông qua những hoạt động này đã đưa thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; về những mô hình tốt, cách làm hay, những gương điển hình tiên tiến có sức lan tỏa đến toàn xã hội, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã tổ chức phong trào “Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới” được phát động ngay từ những ngày đầu, triển khai thực hiện hướng tới cơ sở, huy động được cả hệ thống chính trị tham gia, vào cuộc. Các tổ chức Chính trị, xã hội từ cấp tỉnh đến cơ sở gắn việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với các phong trào, cuộc vận động như: “ Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” “cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch gắn với việc xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” vào các hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức, biện pháp thiết thực như: Hội thi tìm hiểu Chương trình kết hợp với hình thức sân khấu hóa theo các chủ đề: “Phụ nữ với xây dựng nông thôn mới”, “Gia đình hạnh phúc-Chung tay xây dựng nông thôn mới”; “Tuổi trẻ Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới”; “ngày về với nông thôn mới”… In ấn, cấp pháp tài liệu, sổ tay; sáng tác tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp, xây dựng nhiều cụm pano, áp phích, bằng rôn tuyên truyền đến từng xã, bản, khu dân cư, triển khai mô hình Tổ phụ nữ, Đoàn thanh niên tự quản đường giao thông nông thôn bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo (BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Sơn La, 2017):

Thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo và các lớp đào tạo, tập huấn chuyên đề về từng lĩnh vực thuộc chương trình, công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ được triển khai dưới nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị tập huấn; trao đổi, học tập kinh nghiệm các địa phương trong và ngoài tỉnh được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện từng chương trình xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến cơ sở.

1.2.3.2. Kết quả huy động và phân bổ các nguồn lực:

Giai đoạn 2011-2017, đã huy động được trên 101.560 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới (BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Sơn La, 2017), trong đó:

- Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình: 1.357.871 triệu đồng (bằng 1,0%).

- Nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án vào địa bàn nông thôn: 23.138 tỷ đồng (bằng 23%).

- Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng: 73.897 tỷ đồng (đạt 73%).

- Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, HTX, cá nhân đầu tư vào địa bàn nông thôn: 1.443 tỷ đồng (bằng 1,0%).

- Nguồn vốn huy động từ nhân dân bằng các hình thức: tiền mặt, ngày công, đất đai và tài sản trên đất (quy đổi ra tiền) khoảng: 1.722 tỷ đồng (bằng 2%).

* Kết quả phân bổ các nguồn lực hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình

- Kết quả phân bổ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh thực hiện các nhiệm vụ:

+ Chi xây dựng cơ sở hạ tầng: 698.570 tỷ đồng.

+ Chi Phát triển sản xuất, giảm nghèo - an sinh XH: 86.446 tỷ đồng.

+ Chi các hoạt động: quy hoạch, lập đề án, chỉ đạo, quản lý, tập huấn, tuyên truyền..: 132.131 tỷ đồng.

- Kết quả phân bổ nguồn ngân sách tỉnh thực hiện làm đường giao thông nông thôn là 1.813 triệu đồng; nhân dân đóng góp (công sức, tiền, vật liệu, hiến đất....) trên 1.312 triệu đồng, chiếm 72% (BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Sơn La, 2017):

1.2.3.3. Kết quả thực hiện bộ tiêu chí nông thôn mới.

- Kết quả chung: Thực hiện Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số1428/QĐ-UBND ngày 30/05/2017 về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020. Kết quả lũy kế đến 31/12/2017 đạt được như sau:

+ Kết quả số xã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí: Tính đến 31/12/2017, có 16 xã/10 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn NTM (năm 2015 có 03; năm 2016 có 05 xã; năm 2017 có 08 xã).

+ Kết quả theo phân theo nhóm xã đạt tiêu chí: Đến hết năm 2017, bình quân toàn tỉnh đạt 9,26 tiêu chí/xã, tăng 7,64 tiêu chí so với năm 2010, tốc độ tăng bình quân 1,09 tiêu chí/xã/năm; có 16 xã đạt chuẩn, 8 xã cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, 34 xã đạt khá từ 10-14 tiêu chí, 122 xã đạt trung bình 5-9 tiêu chí; giảm được 164 xã thuộc nhóm khó khăn từ 1 - 4 tiêu chí và 18 xã trắng chưa đạt tiêu chí nào.

- Kết quả số xã đạt theo từng tiêu chí: Bộ tiêu chí xã nông thôn mới được tổ chức triển khai đồng bộ trên địa bàn 188 xã với giai đoạn 1 (2010-2015) là 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu và giai đoạn 2 (2016-2020) là 19 tiêu chí, 49 chỉ tiêu. Sau 07 năm thực hiện, các tiêu chí các xã đều đạt và tăng hàng năm, kết quả cụ thể từng tiêu chí như sau: Tiêu chí số 1 về Quy hoạch, năm 2010 không có xã đạt, đến hết năm 2013 có 188 xã hoàn thành lập, thẩm định phê duyệt, đưa vào quản lý thực hiện; Tiêu chí số 2 về Giao thông, năm 2010 không có xã đạt, hết năm 2017 có 34 xã đạt; Tiêu chí số 3 về Thủy lợi, năm 2010 không có xã đạt, hết năm 2017 có 172 xã đạt; Tiêu chí số 4 về Điện nông thôn, năm 2010 có 32 xã đạt, hết năm 2017 có 136 xã đạt; Tiêu chí số 5 về Trường học, năm 2010 có 10 xã đạt, hết năm 2017 có 37 xã đạt; Tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa, năm 2010 không có xã đạt, hết năm 2017 có 31 xã đạt; Tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, năm 2010 có 4 xã đạt, hết năm 2017 có 139 xã đạt; Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông, năm 2010 không có xã đạt, hết năm 2017 có 126 xã đạt; Tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư, năm 2010 không có xã đạt, hết năm 2017 có 52 xã đạt; Tiêu chí số 10 về Thu nhập, năm 2010 có 15 xã đạt, hết năm 2017 có 24 xã đạt; Tiêu chí số 11 về Hộ nghèo, năm 2010 có 7 xã đạt, hết năm 2017 có 30 xã đạt; Tiêu chí số 12 về Tỷ lệ lao động có việc làm, năm 2010 không có xã đạt, hết năm 2017 có 188 xã đạt; Tiêu chí số 13 về Hình thức tổ chức sản xuất, năm 2010 có 9 xã đạt, hết năm 2017 có 101 xã đạt; Tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 25)