Quan niệm nghệ thuật của Chu Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn chu lai sau năm 1975 (Trang 29)

1.3.2.1. Quan niệm về nghề văn và trách nhiệm của người cầm bút:

Chu Lai đến với nghiệp văn từ rất sớm nhƣ một mối duyên tiền định. “Nghiệm ra cái nghiệp văn chƣơng nó nhập vào mình có khi ngay từ trong bụng mẹ ”[75]. Đƣợc thừa hƣởng năng khiếu từ cha, cùng với niềm đam mê văn học từ thuở nhỏ, cộng với quãng thời gian lăn lộn 10 năm nơi chiến trƣờng đầy khốc liệt, Chu Lai đã có một vốn sống, vốn kinh nghiệm phong phú để trở thành một c y bút già dặn. Đúng nhƣ ông t m s : “Cuộc đời trận mạc chỉ cho tôi cái cớ, tức là cảm xúc và vốn sống chứ th c ra tôi nhập hồn văn chƣơng từ thuở nhỏ, khi còn là một cậu b lớp 5”, có “những buổi trốn học ra bờ sông thả t m hồn vào hoang mạc. B tí mà đã man mác buồn”. Quãng đời làm lính đặc công tuy không dài nhƣng lại là “quãng đời ghê gớm, đậm đặc nhất” của Chu Lai. “Không chết, còn sống, không biết làm gì thì viết” [75]. “Sau mỗi lần mất hết qu n phải lên rừng già nằm trống góc cả tháng chờ qu n vào, lúc ấy không viết cái gì đó thì tan hoang đầu óc lắm. Nhƣng viết rồi lại chả biết gửi ai, gửi đi đ u, cuối cùng đành hủy, lƣu lại trong đầu cho đến khi giải phóng, buồn quá, về đi học lại thì già mất rồi mà đi diễn kịch lại thì cằn cỗi quá, chỉ còn cách viết lại những gì mình đã trải qua, đã sống qua. Cuộc sống phong phú, cảm xúc tƣơi nguyên, chữ nghĩa, ý tứ nó cứ t tuôn ra ầm ầm” [69]. Chu Lai đã kịp ghi lại những khoảnh khắc vừa ác liệt vừa đầy lãng mạn của đời lính, viết trong thời khắc s sống và cái chết chỉ trong gang tấc, viết nhƣ để giải tỏa những ẩn ức, những ám ảnh khi ngày nào cũng phải chôn xác đồng đội mà không biết khi nào sẽ đến lƣợt đồng đội chôn mình. Và cũng chính quãng thời gian này đã tạo cho Chu Lai một nguồn cảm hứng sáng tác dạt dào không vơi cạn về đề tài chiến tranh và ngƣời lính cả trong suốt quá trình sáng tác về sau.

Tuy nhiên, Chu Lai sợ nhất là phải dẫm lên vết ch n cũ của mình nếu nhƣ ông cứ mãi viết về bộ đội vùng ven, về bộ đội đặc công, về những cô giao liên,

những mối tình nồng nàn nơi hầm tối [77]. Giống nhƣ Nam Cao đã từng viết “Văn chƣơng không dung nạp những ngƣời thợ kh o tay chỉ làm theo một vài kiểu mẫu đƣa cho. Văn chƣơng chỉ dung nạp những ngƣời biết đào s u tìm tòi, biết khơi những nguồn chƣa ai khơi và sáng tạo những gì chƣa có” (Đời

thừa)[12,8], Chu Lai đã khơi thêm những nguồn cảm hứng, nguồn đề tài mới

trong thời bình. Ông viết về bộ đội chủ l c, về mảng T y Nguyên, nơi ông chƣa bao giờ chiến đấu ở đó và ông đã thành công.

Chu Lai luôn coi viết văn nhƣ một công việc lao động khổ hạnh và nghiêm túc. Ông từng gọi nó là “nghề khổ nghề đau”, “ nghề t ăn óc mình, t ăn thịt mình” nhƣng vẫn nặng nợ với nghề. Không những ông không dứt bỏ đƣợc mà còn ảnh hƣởng đến cả các con của ông sau này. Ông quan niệm “viết văn cũng nhƣ thợ cày”, “làm sao đợi hứng đƣợc, không có thì phải tạo ra hứng chứ”[77]. Nhƣ vậy có nghĩa là Chu Lai t đặt mình vào cái “ách văn chƣơng” để “cày xới” đầy trách nhiệm. Có lúc ông viết khỏe ngày 10- 12 trang, lúc mệt mỏi ông cũng viết tới 3-5 trang [77].

Đối với Chu Lai, nhà văn không chỉ có trách nhiệm mà còn phải có lƣơng t m nghề nghiệp, biết đấu tranh chống lại những cám dỗ của đồng tiền và danh vọng. Bởi trong cơ chế thị trƣờng, đồng tiền có sức tác động mạnh mẽ đến văn chƣơng và nhà văn. “Nó ám vào từng trang viết, từng lối nghĩ suy. Để thoát khỏi nó ngƣời cầm bút phải tạo cho mình 13 thành công l c, tức là Kungfu, tức là chƣởng phong phải r o vù vù mới xua đƣợc nó” [77]. Trong c u nói đùa vui hóm hỉnh đó, Chu Lai muốn nhắc nhở các nhà văn trẻ đồng thời cũng t nhắc mình phải có bản lĩnh kiên định trƣớc tác động ghê gớm của tiền tài và danh vọng. Dù vậy ông cũng khẳng định: “Văn sĩ không thể mãi cúi đầu làm hàn sĩ”. Ông là một trong số những nhà văn sống ung dung thanh thản bằng nghề của mình. Trong mắt độc giả, Chu Lai hiện lên là nhà văn – chiến sĩ có lối sống khá phong lƣu và có phần lãng tử, ông luôn vận bộ qu n phục (thƣờng là xu n hè sẫm màu, vai đeo túi mìn Clay-mo đ ng bản thảo, một điện thoại di động, một

thẻ ATM, một xe hơi (do tiền viết văn mà mua đƣợc ... và rong ruổi viết, đ u cũng là nhà.

Theo Chu Lai, văn chƣơng còn rất cần đến s sáng tạo. Đ y cũng là phẩm chất cần có của ngƣời nghệ sĩ ch n chính. Dù nhà văn có thể lấy nguyên mẫu là nh n vật có th c ngoài đời nhƣng nếu không có tài năng sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ, tác phẩm chỉ là s sao ch p giản đơn hiện th c đời sống, không cần đến nhà văn mà “chỉ cần đến nhiếp ảnh gia bấm máy là thành tiểu thuyết”. Truyện ngắn “Phố nhà binh” sau đƣợc chuyển thành tiểu thuyết “Phố” viết về cuộc sống của cƣ d n khu phố nhà binh mà không gian ngoài đời th c là phố Lý Nam Đế. Có một nguyên mẫu là một đôi vợ chồng sống ở vỉa hè thật, đánh nhau thật, đẻ con thật từ đó mà nhà văn tƣởng tƣợng thành nh n vật Lãm [77]. Nhƣng nếu nhà văn chỉ sao ch p y nguyên nh n vật nhƣ ngoài đời th c chắc hẳn tác phẩm không để lại những dấu ấn s u sắc trong lòng ngƣời đọc đến vậy và cũng không thể giành đƣợc giải thƣởng có giá trị (Giải thƣởng Văn học Bộ Quốc phòng 1994, Giải thƣởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Hà Nội . Sau này tên phố Lý Nam Đế đã đƣợc ngƣời ta gọi bằng một cái tên th n mật “Phố nhà binh” nhƣ tên gọi của tác phẩm. Điều đó cho thấy sáng tác của Chu Lai đã đi vào đời sống một cách t nhiên và có sức sống l u bền trong lòng ngƣời đọc.

Phẩm chất sáng tạo, theo Chu Lai, có mối quan hệ mật thiết với trái tim, lƣơng t m của nhà văn. “Chính s yếu đuối sẽ tạo nên năng l c sáng tạo. Khi nào trái tim hết run rẩy với cuộc đời, với cái đẹp thì cũng là lúc bỏ bút luôn”[77]. Cái “yếu đuối” mà nhà văn nói tới không phải là s hèn nhát, buông xuôi, chán nản mà th c chất là một trái tim nhạy cảm, giàu tình yêu thƣơng nh n hậu, biết run rẩy với nỗi đau của nh n tình thế thái, biết xúc động trƣớc cái đẹp và cuộc đời. Và quả th c nhƣ vậy, trong các sáng tác của Chu Lai từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, dù viết về vấn đề gì cuối cùng vẫn lấp lánh ánh lên niềm tin yêu hi vọng vào những điều tốt đẹp ở cuộc đời và những giá trị nh n văn đích th c.

Văn chƣơng ch n chính theo Chu Lai là “làm cho con ngƣời thức tỉnh để lao vào cuộc sống” [77]. Ở đ y, Chu Lai đã kế thừa quan điểm của các nhà văn tiền bối nhƣ Thạch Lam, hay quan điểm của nhà văn thuộc thế hệ đàn anh Nguyễn Minh Ch u cho rằng: nhà văn phải làm “công việc n ng giấc cho những kẻ cùng đƣờng tuyệt lộ”. Trong thời kì đổi mới, những đề tài khai thác của Chu Lai còn đƣợc mở rộng hơn không chỉ bó hẹp trong đề tài chiến tranh và ngƣời lính. Ông từng nói: “Khi cảm hứng chủ đạo bị bế tắc thì ngƣời ta phải đi vào khai thác những tủn mủn, vặt vãnh”. Nhƣng ông cũng tuyệt đối phủ định “không có chuyện văn học chiến trận hay văn học phòng the”, tức là không có thứ văn chƣơng ch n chính nào lại chỉ đáp ứng những thị hiếu tầm thƣờng của ngƣời đọc, nó phải th c hiện đƣợc những thiên chức cao cả của nó là làm con ngƣời sống đẹp hơn, tốt hơn.

1.3.2.2. Quan niệm về sự nghiệm sinh trong sáng tác

Đối với một nhà văn để có đƣợc những tác phẩm văn học ch n th c, có giá trị để đời không chỉ cần đến tài năng, t m huyết mà còn cần cả vốn sống phong phú, nói cách khác chính là s trải nghiệm. S nghiệp văn chƣơng của Chu Lai đƣợc bắt đầu tạo d ng chính là nhờ một phần từ s nghiệm sinh s u sắc của đời lính trong chiến tranh.

Ông từng t m s “Cuộc đời trận mạc chỉ cho tôi cái cớ, tức là cảm xúc và vốn sống” [78]. Quả đúng nhƣ vậy. Những năm tháng ác liệt gian khổ nơi chiến trƣờng của ngƣời lính trinh sát đặc công đã trở thành nỗi ám ảnh suốt đời và suốt cả nghiệp văn của Chu Lai. Những kí ức buồn vui, những hoài niệm về một thời trận mạc đã in đậm dấu ấn trong sáng tác của Chu Lai. Chiến tranh mang đến đau thƣơng mất mát, trần trụi khốc liệt nhƣng cũng rất hào sảng lãng mạn. Hầu hết các nh n vật trong truyện ngắn Chu Lai đều là ngƣời lính hoặc thấp thoáng bóng dáng ngƣời lính. Họ là những ngƣời lính phố phƣờng ra đi kháng chiến, bặm trợn mà hào hoa, gan lì mà đa cảm (Hai Đởm, Mƣời, Tu n... . Đọc truyện

ngắn Chu Lai, ngƣời đọc luôn thấy phảng phất bóng dáng nhà văn từ con ngƣời, suy nghĩ, t m tƣ tình cảm đến tính cách và thậm chí cả những bí mật riêng tƣ. Nhà văn t m s , có lúc “thèm chết hơn thèm sống” nhƣng nhờ vào s lãng mạn của t m hồn, s hào sảng của nghìn năm d n tộc mà nhà văn “vừa cầm súng chiến đấu, vừa b ng khu ng nghĩ đến ngày bƣớc đi giữa phố phƣờng chớm

lạnh” [77]. S lãng mạn trong t m hồn nhà văn mang theo trong hành trang

ngƣời lính là mối tình đầu với cô nữ sinh trƣờng Trƣng Vƣơng II, Hà Nội. Khi sắp đi chiến đấu hai ngƣời sống với nhau trong một gian nhà hoang ba ngày ba đêm, cả Hà Nội sơ tán. Vậy mà một điều kì lạ xảy ra, cô gái vẫn còn nguyên là con gái. C u nói của nàng n ng bƣớc Chu Lai đi suốt các cánh rừng : “Sau này anh có què quặt ch n tay, em sẽ làm lụng nuôi anh suốt đời”. Mƣời năm sau trở lại, ch n tay còn nguyên vẹn mà nàng lại mang con ngƣời khác đến thăm. C u chuyện về tình đầu dang dở đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà văn viết truyện ngắn Phố vắng. Đó là c u chuyện buồn về mối tình của An và Thái. Dù không thành nhƣng An vẫn giữ mãi trong tim kỉ niệm đẹp bởi nó đã n ng đỡ t m hồn anh suốt chặng đƣờng chiến đấu gian khổ. “Chính trong những ngày tháng gian nan tƣởng không chịu đ ng nổi ấy, c u nói thoang thoảng mùi hoa s n thƣợng đã n ng dìu anh đi, v c anh dậy...”[44,258].

Cuộc sống vất vả không bóp nghẹt t m hồn lãng mạn, cảm xúc của ông. Văn chƣơng trong ông là một đời sống say mê, có thật. Ông viết văn nhƣ một chuyện t nhiên, viết về những đồng đội, những cô gái giao liên, những ngày chiến đấu oanh liệt. Chu Lai là ngƣời lính đã từng kinh qua trận mạc nên ông có những trang viết sống động, tƣơi rói nhƣ cuộc chiến đang hiện diện có khói lửa, có tiếng bom đạn, có mùi thuốc súng và đặc biệt mùi “tử sĩ”[11]. Vì nhƣ ông từng nói “Nh n vật ông càng yêu thì càng dễ chết”. Những ngƣời can trƣờng, quả cảm; những cô giao liên, y tá nhanh nhẹn hoạt bát thƣờng phải đón nhận cái chết đau đớn, tức tƣởi khi chƣa một lần đƣợc yêu, khi còn đang tràn đầy nhiệt huyết chiến đấu, lý tƣởng sống cao cả (Tùng- Người không đi qua hoàng cung,

Ba Liên- Kỉ niệm vùng ven, Thƣơng –Mắt sau vách lá... . Chiến tranh đối với Chu Lai là những kỉ niệm đẹp và buồn. Bởi nó liên quan đến máu và nƣớc mắt nên đầy ám ảnh. “Nếu đã đi qua dù chỉ một ngày trong chiến tranh, t tay chôn chỉ một đồng đội thôi nó cũng hằn dấu vết đến suốt đời” [73]. Nhƣng Chu Lai cũng nhận thấy, chiến tranh không phải chỉ có hoảng loạn, đau đớn, khổ ải. Nó bao giờ cũng có hai gam: dữ dội đến tận cùng và lãng mạn đến tận cùng. “Tất cả những cuốn sách của tôi đều chứa đ ng cả hai gam này và tất cả d a trên nền tảng tình yêu”. Nhà văn t đề ra nguyên lý sáng tạo nhƣ sau: “Viết về đề tài nào cũng đƣợc nhƣng nếu không có một nền tình yêu vững chắc thì cuốn sách ấy đổ”. “Trong chiến tranh, tình yêu mạnh hơn bình thƣờng gấp nghìn lần, bởi đó là yêu một lần cho mãi mãi, yêu để chết, thậm chí chƣa kịp yêu đã chết”[73].

Chu Lai có khả năng khai thác những chi tiết rất nhỏ, có khi chỉ thoáng qua ngắn ngủi trong hiện th c chiến trƣờng để viết nên những tác phẩm có tình huống vừa gay cấn hồi hộp vừa hết sức lãng mạn. Đó là những khoảng khắc nhà văn đƣợc nằm hầm mật với những ngƣời phụ nữ cấp ủy, với cô bí thƣ chi bộ, với chị tỉnh ủy viên. Trong tình huống này, có hai trƣờng hợp xảy ra: “Một là, lúc nào cũng có thể chết vì Mỹ xông vào tiêu diệt nên kính trọng nhau quá mà không nỡ làm gì tổn thƣơng đến nhau mặc dù da thịt luôn áp sát. Hai là, lúc nào cũng sẵn sàng hi sinh thì tiếc gì mà không... cho nhau”. Và nhà văn t thú nhận: “ Nằm hầm mật là dấu ấn mà sau này viết mãi những trang sách không cạn”[80]. Có thể bắt gặp cảnh huống này trong cả tiểu thuyết (VD: Trong Ăn mày dĩ vãng cảnh Hai Hùng và Ba Sƣơng cùng ở chung căn hầm bí mật và truyện ngắn của Chu Lai (VD: Trong Kỉ niệm vùng ven có cảnh Mƣời và Ba Liên cùng ẩn nấp dƣới một cái hầm cũ trong vƣờn trầu... . Chu Lai đã không n tránh những điều mà trƣớc 1975, văn học thƣờng cho là nhạy cảm. Đó là vấn đề sex. “Tôi viết về tính dục bằng s trải nghiệm và suy tƣởng. Thƣờng ở đời những ngƣời càng ít trải nghiệm cái gì càng muốn miêu tả về cái đó. Nhƣng cuối cùng chính s suy tƣởng, vốn sống, quan niệm mới biến thành bút pháp”, nhà văn chia sẻ [79]. Tuy

nhiên, để không rơi vào chủ nghĩa t nhiên khi viết về đề tài “nóng” này phải là một c y bút già dặn có kinh nghiệm. Chu Lai đã viết về nó không phải với mục đích gợi dục mà với ông, “những cảnh dục tình ghê gớm nhƣng miêu tả bằng cái nhìn trầm tĩnh, xuyên suốt thì chuyện đó sẽ mềm đi, đẹp lên, s u hơn”, nếu không anh sẽ t “bôi nhọ ngòi bút của chính mình” [79].

S trải nghiệm cũng góp phần tạo nên giọng điệu riêng cho văn Chu Lai. Trong truyện của ông, “cái gì cũng đƣợc đẩy đến tận cùng của mọi buồn vui”. Ông không thích chơi những gam màu nhợt nhạt. “Một tuổi thơ nhọc nhằn đói khổ, một thời trai trẻ đi qua chiến tranh cộng thêm tính c c đoan nên văn khốc liệt, thế thôi. Nhƣng chính s khốc liệt tạo ra một thứ mùi rất Chu Lai ” [73]. Vì tính cách con ngƣời Chu Lai không thích cái gì bàng bạc nên “cuộc đời trong văn chƣơng của ông cũng thƣờng khốc liệt. Nh n vật của ông bao giờ cũng đi tới tận cùng mọi nghĩ suy, khát vọng” [82]. Có thể nói s trải nghiệm đã đem đến cho Chu Lai những cái nhìn mới mẻ về cuộc sống, con ngƣời, chi phối cách x y d ng nh n vật, l a chọn đề tài, cảm hứng sáng tác và cả giọng điệu riêng độc đáo.

Nhƣ vậy, theo Chu Lai, để trở thành một nhà văn ch n chính, ngƣời cầm bút phải lao động một cách nghiêm túc, khắt khe trong từng con chữ, viết bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn chu lai sau năm 1975 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)