Phương pháp hệ số phương án

Một phần của tài liệu Chương 3: Lựa chọn phương án cung cấp điện doc (Trang 31 - 32)

Mục đích của phương pháp này là sử dụng hệ số phương án Kij để xác định sơ đồ nối điện tối ưu.

Hệ số phương án được xác định như sau:

Kij = (1 + λ) lij + 0,5 λ2 L0i ⇒ min (3.99) Trong đó:

λ - hệ số có giá trị 0 ÷∞

lij - khoảng cách từ nguồn nối i đến điểm tải j L0i - khoảng cách từ trạm biến áp đến nguồn nối i

Theo phương pháp này ta chọn giá trị λ bất kỳ và xác định Kij ứng với tất cả các điểm cần có điện. Bước đầu tiên cho i = 0 (nguồn là trạm biến áp) trong bước này ta chọn giá trị Kij nhỏ nhất. Lúc đó sẽ nối điện từ nguồn (trạm biến áp) đến điểm tải j có Kij nhỏ nhất.

Ví dụ : Xác định Kij i 1 2 3 . . . n

Cho λ = 0 ta được các giá trị : Kij K01 K02 . . . .K0n

Sau đó so sánh các giá trị Kij . Giả sử K01 min ta nối nguồn 0 với điểm 1, lúc này điểm 1 trở thành nguồn. Tức là ta có 2 nguồn 0 và 1 có thể cấp điện cho các điểm tải khác. Ta tiến hành xác định tiếp K1j và so sánh các giá trị vừa tìm được cùng với các giá trị còn lại để tìm ra giá trị nhỏ nhất, giả sử K12 nhỏ nhất ta nối 1 với 2. Cứ làm tương tự như vậy ta được sơ đồ nối điện.

Sau khi xác định sơ đồ nối điện ứng với λ = 0 ta dựa vào đường cong tính toán xác định dòng điện chạy trên các đường dây và xác định ra Z của từng đoạn dây.

Xác định tổng chi phí : ZΣ1 = ΣZij;

Tiếp đó cho λ nhận một giá trị bất kỳ khác, ta lặp lại toàn bộ các bước tính như trên.

Chẳng hạn cho λ =1 tiến hành các quá trình tính toán hoàn toàn như trên cho đến khi ta xác định được Z2. Sau đó ta so sánh giá trị Z1 với Z2.

Nếu Z1 > Z2 thì chứng tỏ nghiệm nằm đâu đấy ở ngoài khoảng giới hạn của

λ mà ta đã chọn. Ta lấy giá trị λ tăng lên bằng 2, 3 . . . và tính toán tương tự. Cứ như vậy khi tính đến Zk > Zk-1 thì ta được sơ đồ nối điện tối ưu với Zk-1 = min.

* Ưu điểm : Kết quả tìm được khá tin cậy * Nhược điểm : Tính toán khá phức tạp.

Một phần của tài liệu Chương 3: Lựa chọn phương án cung cấp điện doc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w