Trong gia đình, trẻ con cần được quan tâm nhiều nhất nhưng lại ít nhận được sự chú ý

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON VÀ TIỂU HỌC. (Trang 64 - 72)

nhiều nhất nhưng lại ít nhận được sự chú ý nhất. Chúng tôi sẽ tư vấn vài mẹo để con bạn trở thành cái rốn của vũ trụ.

Giúp bé khẳng định mình

Khi có con trai đầu lòng, chúng tôi làm mọi thứ theo chỉ dẫn từ sách vở. Bé được ngồi trên ghế cao khi dùng những bữa ăn cân bằng đủ chất dinh dưỡng, rồi ngủ nghỉ đúng giờ đúng giấc và hầu như không bao giờ xem ti vi. Ngoài ra, bé còn cùng chúng tôi đọc kinh thánh và có một lịch dày đặc các hoạt động như đến chơi nhà bạn, khám phá công viên và đến thư viện đọc sách.

Thời gian trôi qua, dù các bạn có thể bảo là mọi chuyện sẽ xấu đi nhưng gia đình tôi vẫn có thêm một thành viên nữa tên là Oliver. Bé thường ăn tối vội vã, không nghỉ ngơi đúng giờ giấc và xem ti vi còn nhiều hơn là đọc sách cùng chúng tôi. Khi cho bé đi ngủ mỗi tối, chúng tôi nhất định không nhượng bộ khi bé khóc mà chỉ cố gắng vỗ về bé ngủ. Đó là một việc cấm kỵ trong nuôi dạy con cái mà chúng tôi đã hết sức cố gắng để không phạm phải trong những lần đầu.

Cuối cùng chúng tôi nhận ra Oliver không hứng thú với vật thể rắn trước khi phát hiện anh trai của bé không thích ngồi yên đọc sách. Chắc chắn là mỗi trẻ có nhịp độ phát triển riêng nhưng có phải chúng tôi đã kìm hãm chúng khi cư xử quá thoải mái hay phân tán sự chú ý đối chúng? Sau khi tham khảo một vài người bạn cũng có 2 cháu, tôi đi đến kết luận rằng vợ chồng tôi sẽ thay đổi cách cư xử với Oliver và mọi người sẽ luôn ủng hộ giúp đỡ chúng tôi.

Tiến sĩ Laurie Kramer, giáo sư của Đại học Illinois tại Urbana Champaign cho rằng: “Khi đứa con thứ hai ra đời, bố mẹ tự tin hơn nhiều vào khả năng nuôi dạy của mình nhưng họ cũng có thể chán nản vì bận rộn hơn rất nhiều.”

Một nghiên cứu mới đăng trên tờ Human Resources chứng minh con đầu lòng từ 4-13 tuổi có khoảng thời gian gần gũi với bố mẹ nhiều hơn 3000 giờ (khoảng 1h/ngày) so với em chúng. Tiến sĩ Joseph Price, giáo sư kinh tế học của Đại học Brigham Young ở Provo, Utah cho rằng sự khác biệt đáng kể này giải thích vì sao mà anh/chị trong gia đình có khuynh hướng thông minh hơn và thành đạt hơn.

Tuy nhiên, đã là trẻ con thì bé nào cũng cần sự quan tâm và nhất là sự quan tâm đồng đều của bố mẹ. Tiến sĩ Price gợi ý: “Bạn hãy tự vấn bản thân mình đã đối xử công bằng với trẻ chưa?”. Nếu đứa con nhỏ của bạn đang “đóng vai phụ” thì hãy đừng cảm thấy tội lỗi vì bạn không thể phân thân thành hai bà mẹ để chăm sóc trẻ chu toàn. Thay vào đó, hãy tập trung thực hiện những cách sau để bé hiểu được tầm quan trọng của mình.

Hãy trân trọng những chiến công của bé

Bố mẹ thường phớt lờ đứa con nhỏ hơn của mình vì đứa lớn đã chiếm hết sự chú ý và hứng thú của bố mẹ. Khi người anh/chị đang tập ngồi bô là cả gia đình cùng trải nghiệm bài tập ấy. Tương tự, quá trình này sẽ lập lại khi trẻ bắt đầu đi mẫu giáo. Tiến sĩ Dana Dorfman, chuyên gia trị liệu tâm lý cho trẻ

ở New York, cho rằng: “Bố mẹ có thể không chú ý vào những thành tựu phát triển của đứa con thứ hai bởi vì họ đã trải qua tất cả những điều đó rồi.”

Nếu bạn không ngạc nhiên gì vào ngày trẻ bỏ bú bình sang uống ly thì đừng quên ngợi khen trẻ. (Chao ôi, con gái mẹ lớn rồi ha, biết uống bằng ly cơ đấy!). Nghiền ngẫm những cuốn sách thiếu nhi mà bạn đã từng mải mê nghiên cứu cũng là một ý hay để xem mình phải làm gì trong mỗi giai đoạn phát triển của bé. Và cố gắng chụp thật nhiều hình để cuốn sổ lưu lại khoảnh khắc của bé cũng hoàn hảo giống như của anh/chị.

Chia rẽ và chiến thắng

Để có thời gian chơi riêng với trẻ, bạn hãy nhờ chồng, mẹ hay bạn đến chăm sóc đứa con lớn. Nếu bé lớn rồi thì hãy để bé chơi một mình trong phòng riêng. Đừng lo lắng rằng bạn đang phớt lờ trẻ vì bản thân trẻ cũng cần học cách tiêu khiển một mình.

Đọc sách cho “bé em” nghe cũng rất quan trọng vì nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hoạt động này giúp trẻ nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và đem đến cơ hội tốt nhất giúp trẻ học giỏi. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Pricre, “bé lớn” có thời gian đọc sách cùng bố nhiều hơn 65% và cùng mẹ hơn 41% so với

“bé nhỏ”. Nhưng những hoạt động khác như hát, vẽ, chơi điện tử và cưỡi ngựa cùng nhau cũng có thể khuyến khích trẻ phát triển và thông thạo nhiều kỹ năng.

Hãy tìm cơ hội dạo chơi cùng “bé nhỏ”. Julie Schuele đã dắt con gái 4 tuổi cùng đến chọn áo cưới cho bạn vì con bé rất thích quần áo. Grafton, một bà mẹ ở Wiscosin cho rằng: “Thật là vui vì con tôi có cơ hội chia sẽ cảm nhận về thời trang. Và đây lại là một hoạt động mà chị bé, Kaya, không thích.”

Lên kế hoạch hoạt động cho cả gia đình

Cũng quan trọng như việc bạn sắp xếp thời gian chơi riêng cùng trẻ, bản thân các bé cũng cần có những lúc chơi đùa bên nhau để trở nên thân thiết hơn. Khi thời khóa biều của cả gia đình bị lấp đầy bởi hoạt động của “bé lớn”, “bé nhỏ” thường giận dữ và muốn đi cùng anh/chị mình. Điều này không hoàn toàn xấu. Theo anh/chị đến lớp học bơi dạy trẻ tính kiên nhẫn và việc làm quen với những trẻ lớn hơn sẽ khơi cảm hứng học hỏi điều mới của trẻ.

Bạn nên tạo cơ hội vui chơi cho “bé nhỏ” như là trình diễn múa rối, đến sân chơi. Nếu “bé lớn” phản đối và cho rằng những hoạt động này quá trẻ con thì bạn hãy nói rằng: “Sao con không chỉ em cách đánh đu khi con bằng tuổi em nhỉ.”

Hiển nhiên, bạn cũng nên tìm một dịp để cả nhà bên nhau. Bác sĩ Kramer cho rằng: “Một ngày ở biển hay cùng nhau đi hội chợ giúp các thành viên gắn kết với nhau hơn.”

Đừng quá nuông chiều trẻ

Một vài phụ huynh thay đổi cách cư xử với “bé nhỏ” bằng cách khác. Khi biết mình không còn cơ hội để có con nữa, họ sẽ muốn kiềm hãm con mình phát triển. Kết quả là, họ vẫn để con ngủ trong cũi dù trẻ đã có thể leo ra ngoài hoặc cho trẻ ngậm núm vú cho đến khi trẻ 4 tuổi.

Một cách đề không nghĩ về “bé nhỏ” như một em bé là phát triển tính độc lập của trẻ. Hãy cố tạo ra một sân chơi đặc biệt dành riêng cho trẻ và đừng bắt trẻ dùng lại đồ của anh/chị mà hãy mua quấn áo mới, đồ chơi mới cho trẻ. Ngoài ra, bạn hãy tạo ra trình tự mới cho trẻ nhỏ. Để con trai Alex 3 tuổi thoải mái hơn khi phải ở nhà thay vì đến vườn trẻ như anh trai 5 tuổi của mình, Rita Craig đã đặt ra “Ngày Alex”. Hôm đó, cô sẽ dẫn bé ra ngoài chơi, dùng bữa trưa tại Panera Bread, nhà hàng yêu thích của bé. Và bây giờ thì ngày đó thành dịp cả hai anh em đều được ra ngoài vui chơi mỗi tuần.

Kết bạn với những phụ huynh khác

Kết bạn với những ông bố bà mẹ khác trong quá trình nuôi dưỡng đứa con đầu lòng là rất bình thường. Nhưng khi “bé nhỏ” gặp những trẻ khác, mối quan hệ xã hội của bạn mở rộng tối đa và bạn không đủ sức hay mong muốn khởi đầu những mối quan hệ mới khác. Theo tiến sĩ Dorfman thì: “Những mối quan hệ mới mà bố mẹ thiết lập có khuynh hướng bền vững và lâu dài hơn.”

Đó là trường hợp của Meg Renwick ở Austin, Texas. Cô cảm thấy có lỗi với Finn, con trai thứ hai vì đã gửi bé đến vườn trẻ với Oscar anh trai 5 tuổi của mình. Điều tệ hại hơn là cô tránh tiếp xúc với bố mẹ của một bé gái cùng tuổi Finn. Renwick cho biết: “Họ chỉ quan tâm những mối lo của phụ huynh có con đầu lòng. Họ ám ảnh việc dạy trẻ đi và nói. Họ ngắt cuộc trò chuyện để ngắm nhìn một con chim và lặp lại từ liên tục. Mọi thứ quá mới với họ và tôi cảm thấy tôi đã từng giống như vậy.”

Nhưng tìm ra bạn chơi cùng trẻ nhỏ không quá khó khăn. Ban đầu, bạn có thể tìm những phụ huynh khác mà có hơn một cháu (và lý tưởng là người bằng tuổi hay có thân hình giống bạn). Bạn có thể mời người bạn mới đến ăn tối cùng với một

gia đình mà bạn quen thân hơn để giảm sự lúng túng, ngượng ngùng. Đó chính xác là những gì mà Renwick đã ứng xử với người hàng xóm đang lo lắng nhưng sau đó lại phát hiện ra họ có rất nhiều điểm chung. Cô tâm sự: “Khi mà họ bình tĩnh lại, chúng tôi trở nên thân thiết hơn và con cái chúng tôi cũng thế.”

Đặc tính bẩm sinh: Những lợi ích khi làm em Học cách kiên nhẫn

Tiến sĩ Dana Dorfman lưu ý việc đợi bữa sáng thêm vài phút đến khi anh hai đi học dạy bé cách kiềm chế mong muốn và tập tính thong thả.

Có được lợi thế cạnh tranh

Con thứ thường bắt đầu học nhạc cụ hay chơi thể thao sớm hơn anh/chị mình vì chúng được truyền cảm hứng khi nhìn anh/chị tham gia những môn khóa học đó.

Có khiếu hài hước

Trẻ nhỏ tuổi hơn có khiếu pha trò hơn anh/chị chúng. Vui vẻ giúp chúng thu hút sự chú ý tích cực, không gượng ép

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON VÀ TIỂU HỌC. (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w