Giao thức định tuyến có rất nhiều loại, mỗi loại lại có những đặc điểm, cách thức hoạt động khác nhau, có ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Vì thế, có nhiều tiêu chỉ để phân loại các giao thức định tuyến khác nhau. Định tuyến được phân chia thành 2 loại cơ bản như chỉ ra như hình dưới đây:
Hình 2.6: Phân loại các giao thức định tuyến
Định tuyến tĩnh (Static route):
Gói tin thường đi theo một đường cố định và được khai báo thủ công bởi người quản trị, cho phép kiểm soát hướng đi của gói tin
Được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống mạng nhỏ, đơn giản và đặc biệt thường sử dụng cho các hệ thống mạng chỉ có kết nối đơn hướng.
Định tuyến tĩnh dù có 1 số hạn chế nhưng trong thực tế vẫn được dùng trong một số trường hợp như dự phòng cho định tuyến động, cấu hình default route đi ra mạng ngoài trong khi dùng định tuyến động cho mạng nội bộ …
Khi số lượng node mạng tăng lên thì phải khai báo thủ công rất khó khăn. Khi thêm hoặc bớt 1 node mạng hay 1 sub-net thì phải khai trên toàn bộ
các node mạng.
Khi có sự cố đối với một node hay một link nào đó thì thông tin này không được cập nhật nên có thể gây gián đoạn dịch vụ phải can thiệp thủ công.
Phát sinh nhu cầu sử dụng giao thức để các bộ định tuyến tự xây dựng định tuyến và tự động cập nhật khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong mạng. Các giao thức này được gọi là giao thức định tuyến động hay còn gọi là Dynamic Routing Protocol.
Định tuyến động:
Việc xây dựng và duy trì trạng thái của bảng định tuyến được thực hiện tự động bởi bộ định tuyến.
Việc chọn đường đi được tuân thủ theo 2 thuật toán cơ bản:
Distance-vector: là kỹ thuật xây dựng bảng định tuyến dựa vào số lượng hop đi đến mỗi đích là ít nhất. Số hop chính là distance để đi một Bộ định tuyến đến một mạng nào đó. Giao thức thuộc loại Distance-vector là: RIP & IGRP
Link-State: Chọn đường đi ngắn nhất dựa vào cấu trúc của toàn bộ mạng theo trạng thái của các đường liên kết mạng. Các bộ định tuyến chỉ gửi thông tin của các kết nối trực tiếp của mình mà không gửi bất kỳ thông tin về bảng định tuyến nào.
Trong định tuyến động, các giao thức định tuyến lại chia thành 2 loại chính bao gồm giao thức định tuyến nội miền hay còn gọi là Interior Gateway Protocol (IGP) và định tuyến liên miền hay còn gọi là Exterior Gateway Protocol (EGP).
Giao thức định tuyến nội miền IGP bao gồm các giao thức sau: Router Information Protocol (RIP)
Intermediate System to Intermediate System (IS-IS) Enhanced IGRP (EIGRP)
Giao thức định tuyến ngoại miền EGP hiện nay chỉ còn tồn tại giao thức Border Gateway Protocol (BGP).