Tiểu thuyết của Vi Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết vi hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 28 - 30)

6. Bố cục của đề tài

1.3.4. Tiểu thuyết của Vi Hồng

Vi Hồng đến với văn chương từ rất sớm và thử qua nhiều thể loại: thơ, kịch, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, nghiên cứu phê bình và cả tiểu luận. Nhưng Vi Hồng chỉ thực sự phát huy được hết tiềm năng của mình khi ông đến với thể loại tiểu thuyết. Ông thuộc thế hệ thứ nhất và cũng là người viết nhiều tiểu thuyết nhất. Từ năm 1980 đến năm 1997, Vi Hồng đã cho ra mắt bạn đọc 16 cuốn tiểu thuyết. Những năm cuối đời, dù bị bạo bệnh, sức khỏe yếu (ông bị bệnh tâm phế mãn) nhưng cũng là lúc ông viết hết mình. Trong 5 năm (1990 - 1995) ông cho ra đời 9 cuốn tiểu thuyết. Đó là kỉ lục chưa từng có trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Đó là tài năng, là sự làm việc phi thường của một ý thức lao động nghệ thuật nghiêm túc. Trong quá trình sáng tác, ông đạt được

nhiều giải thưởng quan trọng. Chưa dừng ở đó giá trị tác phẩm của ông còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia (tác phẩm Vãi Đàng của Vi Hồng được dịch ra tiếng

Nga in trong Tuyển tập chọn lọc 6 nhà vănchâu Á được ấn hành tại Liên Xô cũ). Khi nghiên cứu về cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tác giả Lâm Tiến trong “Cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng” đã nhận xét: “Theo tôi cách viết của Vi Hồng vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa dân gian vừa bác học, vừa truyền thống vừa hiện đại. Nhưng thường là cái lãng mạn lấn át cái hiện thực, cái dân gian lấn át cái bác học và cái truyền thống lấn át cái hiện đại. Với cách viết đó, Vi Hồng có một khả năng tưởng tượng, sáng tạo, hư cấu…ít người có được” [63].Với ngòi bút hiện thực, Vi Hồng đã tái hiện một loạt chân dung những kẻ xấu xa, bỉ ổi và phơi bày tất cả sự đen tối, tội ác của chúng. Còn với hình tượng nhân vật có phẩm chất cao đẹp ông viết để yêu thương, để ca ngợi. Chính thế giới nhân vật phong phú ấy đã làm cho bức tranh về con người miền núi trong tiểu thuyết của ông trở nên chân thực và sống động hơn. Tuy nhiên dù viết về đề tài nào thì cảm hứng xuyên suốt những trang tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng là cảm hứng yêu thương, ngợi ca trân trọng đầy tính nhân văn, nhân đạo chủ nghĩa.

Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng chúng ta nhận thấy rất rõ ở tác giả một tình yêu, sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà tính dân tộc. Yêu quê hương, yêu bản làng nên Vi Hồng đặc biệt có ý thức đưa những hình ảnh của quê hương, dân tộc vào trong những sáng tác của mình. Nghiên cứu về vấn đề này Nhà giáo Cao Xuân Thử đã nhận xét thật xác đáng: “Vi Hồng là người am hiểu văn hoá Tày, anh say đắm Si lượn. Anh hiểu cặn kẽ phong tục, tập quán, lề thói, tập tục đến lễ hội, đến cái ăn, cái uống, sự mặc, việc dựng nhà cửa.... [47].

Ở tiểu thuyết Vi Hồng nổi bật lên một số phương diện nghệ thuật cụ thể: nghệ thuật miêu tả nhân vật, thiên nhiên; ngôn ngữ vừa giàu hình ảnh, giàu chất thơ vừa thể hiện lối phô diễn của người dân tộc; sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ….

Với 16 cuốn tiểu thuyết, cho đến nay chưa có một nhà văn dân tộc thiểu số nào vượt được số lượng tiểu thuyết của Vi Hồng. Vi Hồng đã tìm được chỗ đứng cho riêng mình mà không phải một nhà văn dân tộc thiểu số nào cũng có thể có được. Ông có thể ngẩng cao đầu tư hào mình vừa là một nhà văn có tài, vừa là một nhà văn có tâm. Ông là niềm tự hào của các nhà văn dân tộc Tày nói riêng và của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết vi hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)