Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp tại thành phố thái nguyên (Trang 54)

5. Bố cục của đề tài

3.1.3. Đánh giá chung

Năm 2016, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ; điều hành của chính quyền các cấp; giám sát của HĐND; sự nỗ lực, cố gắng của các tầng lớp nhân dân. Thành phố đã thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế giữ được nhịp độ tăng trưởng; công nghiệp, thương mại dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, nông nghiệp phát triển ổn định; đã hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra, đặc biệt là chỉ tiêu thu ngân sách (đạt 1.299 tỷ đồng); nhiều dự án mới được triển khai mang lại ý nghĩa thiết thực cho sự phát triển của thành phố, nhiều dự án tồn tại nhiều năm đến nay đã hoàn thành; công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường, bồi thường hỗ trợ và tái định cư, cải cách hành chính tiếp tục được triển khai quyết liệt, tích cực và có hiệu quả; các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản

được đảm bảo, qua đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn thành phố. Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020. Ngày 02/8/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về xây dựng và phát triển thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 đã tạo thế và lực mới cho sự phát triển của Thành phố. Những thuận lợi như:

- Quy hoạch đất đai dồi dào, đặc biệt là đất chưa sử dụng còn nhiều. Đây là điều kiện cho phép phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và đáp ứng nhu cầu đất cho phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp.

- Tài nguyên thiên nhiên nhất là rừng khá phong phú, cho phép khai thác các sản phẩm từ rừng và trồng rừng; cho phép phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển nông, lâm nghiệp và phát triển công nghiệp khai thác đá, sắt… qui mô nhỏ.

- Môi trường không khí trong lành cùng với một số phong cảnh thiên nhiên khá đẹp và bản sắc đa văn hoá các dân tộc là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái - văn hoá - nông nghiệp trong tương lai.

- Nguồn lao động dồi dào, người dân hiền hoà, cần cù chịu khó, cho phép đáp ứng nhu cầu phát triển về mặt số lượng.

- Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các đoàn thể quần chúng, thành phố Thái Nguyên đã được rất nhiều thành công trong tăng trưởng kinh tế - xã hội, góp phần tăng thu nhập bình quân cho người dân.

- Bộ máy hành chính được tổ chức khoa học, gọn nhẹ hơn theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có sự phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố và các địa phương trong thành phố. Hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà

nước trong các mặt kinh tế xã hội được nâng cao; chế độ công khai, minh bạch được cải thiện rõ rệt.

- Công tác ban hành văn bản được tiếp tục đổi mới về chất lượng và nội dung. Nhiều quy trình, thủ tục hành chính đã được đơn giản, công khai hoá, thời gian giải quyết được rút ngắn, qua đó tạo thuận lợi cho tổ chức và công dân trong thực hiện giao dịch hành chính với cơ quan nhà nước. Từ đó thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh trên địa bàn thành phố, góp phần tăng thu ngân sách, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố.

- Thực hiện tốt việc tuyển dụng công chức, viên chức đi đôi với tiếp tục đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố. Nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên, thái độ và ý thức thực thi công vụ của nhiều cán bộ, công chức có chuyển biến tốt hơn, hiệu quả công việc được nâng cao.

- Trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước từ thành phố đến cơ sở được đầu tư cơ bản và tập trung; thiết bị làm việc đã được đầu tư tương đối đầy đủ và hiện đại. Việc áp dụng Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO và tin học hoá trong các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở đã có những bước đi vững chắc và hiệu quả rõ rệt trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước và khai thác thông tin của tổ chức, doanh nghiệp, công dân.

- Phân cấp thẩm quyền ở nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước đi đôi với thực hiện tốt chính sách quản lý tài chính công theo cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đã góp phần thay đổi phương thức quản lý, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các đơn vị, địa phương; nâng cao hiệu quả

hoạt động chuyên môn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, từ đó nâng cao thu nhập của cán bộ, công chức, nhất là trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

* Những khó khăn của thành phố Thái Nguyên.

- Địa hình tương đối phức tạp, cùng với chế độ khí hậu - thuỷ văn khắc nghiệt gây không ít khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

- Nguồn lao động chất lượng không đồng đều, số lao động có trình độ chuyên môn cao còn hạn chế, mặt bằng dân trí nói chung còn thấp, trình độ canh tác chưa cao.

- Cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Tài nguyên khoáng sản ít nên tiềm năng phát triển công nghiệp hạn chế. - Trình độ quản trị doanh nghiệp và trình độ quản lý nhà nước nói chung trên đại bàn thành phố còn hạn chế do chưa có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin, khoa học công nghệ và các thị trường lớn.

- Công nghệ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhìn chung còn ở trình độ thấp, sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng giá trị sản xuất nhỏ nên vẫn dựa vào nguồn vốn ngân sách là chính.

- Các thiết chế văn hoá - xã hội còn nghèo nàn, trình độ của đội ngũ cán bộ văn hoá - thông tin còn hạn chế.

- Theo kết quả công bố của Bộ Nội vụ, năm 2016, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), tỉnh Thái Nguyên đạt 39,98 điểm, tăng 2,25 điểm so với năm 2015, xếp thứ 3/9 tỉnh vùng Đông Bắc và 19/63 tỉnh, thành trong cả nước. Điều này cho thấy các quy trình thủ tục hành chính của thành phố Thái Nguyên còn đòi hỏi những cải cách mạnh mẽ hơn.

- Xây dựng, quản lý đô thị có bước tiến bộ nhưng trật tự xây dựng còn tồn tại cần khắc phục, tình trạng quảng cáo rao vặt còn xảy ra trên địa bàn; một số ít dự án đầu tư xây dựng cơ bản tiến độ triển khai còn chậm.

- Cán bộ lãnh đạo chủ chốt một số xã, phường, đơn vị có biểu hiện suy thoái về đạo đức, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, mắc sai phạm nghiêm trọng (phường Tân Long, phường Quan Triều).

- Công tác giải quyết đơn thư có vụ việc còn chưa kịp thời.

- Tính chủ động tích cực trong công việc, chất lượng tham mưu và thực thi nhiệm vụ của một số phòng ban chuyên môn còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, vận động về kế hoạch hoá gia đình tại cơ sở còn hạn chế.

3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Thực trạng môi trường pháp lý trong thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên

3.2.1.1. Chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích đầu tư vào phát triển nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên

Môi trường pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư, cải thiện môi trường pháp lý là công việc cấp thiết phải triển khai trên cơ sở có sự tham gia đồng bộ của mọi ngành, mọi cấp trong thành phố Thái Nguyên.

Mục tiêu của giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tạo được môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên. Thành phố đã tổ chức kêu gọi, thu hút đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp. Các nhà đầu tư nông nghiệp đến với thành phố Thái Nguyên sẽ

được hưởng những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư theo quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2016 về quy định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể như sau:

Thứ 1: Hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án

Doanh nghiệp thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm sản và thực phẩm tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 được quy định trong Quy định này, thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo đơn giá bồi thường, giải phóng mặt bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại thời điểm triển khai dự án, nhưng tối đa không quá 02 tỷ đồng/dự án.

Thứ 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

1. Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được ngân sách hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ 30% chi phí nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị trong hàng rào dự án.

b) Hỗ trợ 50% chi phí giết mổ nhưng không quá 0,8 tỷ đồng/dự án, không vượt định mức: 35.000 đồng/con đối với lợn, dê; 100.000 đồng/con đối với trâu, bò; 1.500 đồng/con đối với gia cầm. Thời gian hỗ trợ cho doanh nghiệp trong 02 năm đầu, kể từ khi nhà máy hoạt động có sản phẩm.

c) Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1, Điều này, dự án còn được hỗ trợ thêm 70% chi phí và không quá 01 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục ngoài hàng rào dự án.

2. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Điều này, ngoài các điều kiện quy định tại Điều 3, phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Công suất giết mổ mỗi dự án phải đạt tối thiểu:

- 35 con trâu, bò, ngựa/ngày đêm; hoặc 140 con lợn, dê/ngày đêm; hoặc 1.400 con gia cầm/ngày đêm;

- Đối với dự án giết mổ gia súc, gia cầm hỗn hợp thì quy đổi 01 con trâu, bò, ngựa tương đương 04 con lợn, dê hoặc tương đương 40 con gia cầm; 01 con lợn tương đương 10 con gia cầm.

b) Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Thứ 3: Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

1. Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê, ngựa; lợn thịt, lợn nái sinh sản); chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan) có quy mô chăn nuôi tập trung được ngân sách hỗ trợ 30% chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng rào (giao thông, hệ thống điện, cấp, thoát nước, chuồng trại, xử lý chất thải, đồng cỏ, mua thiết bị); nếu dự án nhập khẩu giống vật nuôi cao sản (chi tiết tại Phụ lục kèm theo) được hỗ trợ 30% chi phí nhập khẩu, nhưng tổng kinh phí hỗ trợ một dự án không quá:

a) 1,5 tỷ đồng/dự án đối với dự án thực hiện tại địa bàn. b) 1,25 tỷ đồng/dự án đối với dự án thực hiện tại địa bàn.

c) 1,0 tỷ đồng/dự án đối với dự án thực hiện tại địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2. Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1, Điều này, dự án còn được hỗ trợ thêm 70% chi phí và không quá 01 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục ngoài hàng rào dự án.

3. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều này, ngoài các điều kiện quy định tại Điều 3, phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có quy mô chăn nuôi theo đầu con gia súc, gia cầm thường xuyên tập trung tối thiểu: 200 con đối với trâu, bò, ngựa thịt (giống nội, giống lai) trở lên; hoặc 100 con đối với bò thịt cao sản nhập ngoại trở lên; hoặc 200 con đối với lợn nái sinh sản cấp bố mẹ trở lên; hoặc 500 con đối với lợn thịt, dê thịt trở lên; hoặc 15.000 con đối với gia cầm sinh sản cấp bố mẹ trở lên; hoặc 20.000 con đối với gia cầm thịt trở lên.

b) Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Thứ 4: Hỗ trợ trồng cây dược liệu, trồng rau an toàn, hoa, nấm

1. Doanh nghiệp có dự án trồng cây dược liệu; trồng rau an toàn, hoa, nấm được ngân sách hỗ trợ như sau:

a) Dự án trồng cây dược liệu được hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng nhà vườn ươm cây, cải tạo vùng sản xuất và hỗ trợ cây giống;

b) Dự án trồng rau an toàn, hoa, nấm: Hỗ trợ 50% chi phí nhưng không quá 0,5 tỷ đồng/dự án để xây dựng hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, kênh mương, thủy lợi nội đồng, xây dựng nhà lưới, hệ thống thu gom và xử lý chất thải, trang thiết bị.

2. Dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Điều này, ngoài các điều kiện quy định tại Điều 3, phải bảo đảm điều kiện sau đây:

a) Cây dược liệu nằm trong danh mục các loài dược liệu tập trung phát triển do Bộ Y tế công bố hiện hành và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh

do Sở Y tế trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục, có quy mô tập trung từ 15 ha trở lên.

b) Đối với dự án trồng rau an toàn, hoa có quy mô liền vùng diện tích từ 15 ha trở lên đối với diện tích trồng ngoài trời; hoặc từ 05 ha trở lên đối với diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; hoặc 01 ha trở lên đối với diện tích trồng trong nhà lưới, nhà kính; hoặc 01 ha trở lên đối với diện tích trồng nấm trong nhà.

c) Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ 5: Hỗ trợ đầu tư nuôi trồng thủy sản

1. Doanh nghiệp có dự án đầu tư nuôi thâm canh thủy sản tập trung liền vùng, dự án nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa nước được hỗ trợ 50% chi phí để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp tại thành phố thái nguyên (Trang 54)