CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp tạ
3.2.1. Thực trạng xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược quản lý rủi ro
3.2.1.1. Mục tiêu quản lý rủi ro.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới cũng như nhìn nhận được xu thế chung tất yếu của các ngân hàng Việt Nam là dần chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế trong tất cả các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý rủi ro nói riêng, quan điểm
của LienVietPostBank trong công tác quản lý RRTD là chủ động tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế, phân tích tình hình cũng như khả năng ứng dụng các chuẩn mực này tại những giai đoạn phát triển nhất định để từng bước ứng dụng các chuẩn mực này vào quy trình quản lý RRTD tại ngân hàng.
Theo bộ phận Quản lý rủi ro ngân hàng LienVietPostBank, mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của LienVietPostBank là hướng tới xây dựng một hệ thống quản lý RRTD chuẩn mực, góp phần quản lý rủi ro ngân hàng một cách hiệu quả hơn, đó là một con đường đầy khó khăn, nhưng cũng là con đường duy nhất đúng, nhằm góp phần tích cực vào tiến trình hội nhập của LienVietPostBank với cộng đồng Tài chính – Ngân hàng quốc tế. Năm 2017 đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý rủi ro của LienVietPostBank với việc thành lập và triển khai Dự án Basel II nhằm hướng đến các tiêu chuẩn về quản lý rủi ro phù hơp với thông lệ quốc tế. Định hướng trong giai đoạn tới đối với công tác quản lý rủi ro, LienVietPostBank sẽ tập trung triển khai các dự án nâng cao năng lực quản lý rủi ro (Dự án Basel II; Dự án xếp hạng tín dụng nội bộ; Dự án mua sắm và triển khai Phần mềm phòng chống rửa tiền).
Hoạt động cấp tín dụng LienVietPostBank không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng mà còn có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng chung của đất nước, phát triển môi trường kinh tế xã hội lành mạnh, đồng thời cam kết tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành trong các hoạt động tín dụng. LienVietPostBank sẽ không để các áp lực kinh doanh, thương mại làm ảnh hưởng đến các nguyên tắc, chuẩn mực, tập quán kinh doanh tốt đẹp, lành mạnh mà Ngân hàng đã lựa chọn làm nền tảng văn hóa doanh nghiệp của mình.
LienVietPostBank thiết lập chính sách tín dụng theo hướng tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được phát triển linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với chiến lược kinh doanh, bảo đảm nắm bắt cơ hội kinh doanh, cạnh tranh mạnh mẽ và kiểm soát rủi ro , tuân thủ pháp luật một cách hiệu quả.
3.2.1.2. Chiến lược quản lý rủi ro tại LienVietPostBank
Cùng với việc tìm hiểu , nghiên cứu các chuẩn mực của hiệp ước Basel II, ngân hàng LienVietPostBank đã xác định một chiến lược rõ ràng trong vấn đề quản
lý RRTD và đã có những sự chuẩn bị, tập hợp các điều kiện cần thiết để từng bước ứng dụng các chuẩn mực này. Một trong những yêu cầu tiên quyết của việc ứng dụng các chuẩn mực Basel II, cụ thể hơn là ứng dụng các phương pháp tính toán đo lường, xếp hạng rủi ro để thực hiện các tiêu chí quản lý đó là yêu cầu ngân hàng phải thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu lịch sử phục vụ cho công tác quản lý rủi ro. Đối với rủi ro tín dụng, hệ thống này đòi hỏi một sự chuẩn hoá, hay còn gọi là sự thống nhất chung về kết cấu dữ liệu, theo đó nó thể hiện trong việc thu thập dữ liệu, tổng hợp, hợp chuẩn và thống nhất dữ liệu về toàn bộ liên quan đến hoạt động tín dụng. Tại ngân hàng LienVietPostBank, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng luôn được ngân hàng thu thập, dự trữ và quản lý một cách đầy đủ và cẩn thận với một hệ thống dữ liệu lịch sử toàn diện trên 5 năm, từ đó LienVietPostBank có một lợi thế trong việc lựa chọn và ứng dụng các phương pháp tính toán, đo lưởng rủi ro theo các đề xuất trong chuẩn mực của Hiệp ước Basel II và công tác quản lý rủi ro tín dụng cuả mình.
Để nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến tích cực trong phong cách làm việc, LienVietPostBank ứng dụng các tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quản lý quốc tế ISO 9001: 2000 để xây dựng “ Văn hoá chất lượng” tại ngân hàng. Việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 tại LienVietPostBank đã tạo cho toàn thể cán bộ, nhân viên nhận thức đầy đủ về chất lượng và yêu cầu quản lý, yêu cầu về việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Đồng thời hình thành nề nếp làm việc khoa học, tiên tiến, thống nhất trong toàn hệ thống, nhờ có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, và yêu cầu tuân thủ triệt để các quy trình và các quy định đã được xây dựng. Mối quan hệ giữa công việc và con người được cải thiện rõ rệt. Quan hệ giữa các thành viên trong mỗi bộ phận, sự hợp tác giữa các phòng ban được tăng cường, hướng tới mục tiêu chung của ngân hàng là năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra, phòng ngừa rủi ro, kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót, nhờ đó giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ
Chính sách đào tạo và phát triển: LienVietPostBank – luôn coi đào tạo Nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản lý Nguồn nhân nhân lực và là một hình thức đầu tư chiến lược. Chính vì vậy, ngay từ đầu LienVietPostBank – đã thực hiện đề án “vườn ươm nhân tài” trong chính sách đào tạo và phát triển của mình.
Thông qua việc đào tạo, Nhân viên sẽ được nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như các kỹ năng khác, từ đó tạo ra giá trị lớn nhất cho bản thân nhân viên và Ngân hàng. Đồng thời, qua quá trình đào tạo, nhân viên cũng xác định được mục tiêu phát triển của bản thân phù hợp với mục tiêu phát triển của Ngân hàng.
Trong năm 2018, công tác đào tạo của LienVietPostBank đã được đẩy mạnh toàn diện cả về chất lương và số lương nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ, đảm bảo năng lực cho CBNV. Ngân hàng đã tổ chức 141 chương trình đào tạo và thi với 381 lớp và 23.836 lượt học viên cho toàn hệ thống, tăng 103% so với 2017. Ngoài ra, công tác đào tạo nội bộ tại đơn vị cũng đươc tăng cường với số lương 4.312 các khóa đào tạo đươc tổ chức. Các khoá đào tạo của LienVietPostBank – bao gồm:
- Các khoá đào tạo về kỹ năng nâng cao: Kỹ năng truyền đạt, thuyết trình; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định,…
- Các khoá đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn: Phân tích báo cáo tài chính; Quản lý các khoản vay và thu hồi nợ;…
- Các khoá đào tạo dành cho cán bộ quản lý: Kỹ năng lãnh đạo và quản lý sự thay đổi; Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc;…